Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 13/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2024
Ngày có hiệu lực 19/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Minh Luân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Cà Mau, ngày 19 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định số 55/2019/NĐ-CP); Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, góp phần hạn chế rủi ro, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tuân thủ theo quy định.

- Xác định rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực của các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau trong việc tham gia tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật; đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng pháp luật; giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh lành mạnh theo quy định.

- Triển khai thực hiện nhân rộng các mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, hiệu quả, thiết thực.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 03/8/2021 và Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 21/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, không chồng chéo, tuân thủ các nguyên tắc, nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định.

- 100% phản ánh, kiến nghị và hồ sơ yêu cầu tư vấn của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền và quy định; kịp thời cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; khắc phục cơ bản tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin pháp luật.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp dịch vụ và tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động, khuyến khích mọi nguồn lực trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ chung

a) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, thiết thực Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

b) Phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác, kịp thời; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đại diện của doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

c) Xây dựng mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kịp thời phát hiện để triển khai nhân rộng các mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả, thiết thực.

d) Tăng cường công tác truyền thông trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (trừ các văn bản thuộc Danh mục bí mật Nhà nước theo quy định), đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và Trang thông tin điện tử các các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau. Giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, thương mại, đất đai, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ....

b) Cập nhật thông tin, dữ liệu các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp hoặc kết nối trên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh các bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và được phép công khai.

c) Tổ chức tập huấn, giới thiệu pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, ...

- Tổ chức Hội nghị trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và đưa ra giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

[...]