Kế hoạch 13/KH-UBND quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2024
Ngày có hiệu lực 23/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2024

Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Xem xét, đánh giá thực trạng tình hình thi hành pháp luật, kịp thời kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên các lĩnh vực.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định pháp luật và gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Xác định cụ thể nội dung hoạt động, thời gian, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định khi phát hiện những quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.2. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trọng tâm là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là văn bản pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực trong năm 2023, năm 2024 bằng những hình thức phù hợp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ngành, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

b) Biên soạn, cấp phát tờ gấp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2024.

c) Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

- Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ pháp chế ngành, người có thẩm quyền xử phạt và đội ngũ làm công tác tham mưu về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

[...]