Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2019 về phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 123/KH-UBND
Ngày ban hành 16/07/2019
Ngày có hiệu lực 16/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Nguyễn Long Hải
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 123/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 16 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2020

Thực hiện Công văn số 2330/BGDĐT-KHTC ngày 29/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện xây dựng Báo cáo Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020 với các nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018- 2019 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2019 - 2020

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), trong đó, ngành nông lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%), công nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%), dịch vụ tăng 7,6% (mục tiêu 8 - 9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: nông lâm nghiệp 20-30%; công nghiệp - xây dựng 19,68%; dịch vụ 49,78%; GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng).

- Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục được duy trì. Tổ chức thành công Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018, bảo đảm an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,68%. Cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa CSVC các trường học, hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học mầm non (MN), tiểu học (TH) tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020. Công nhận thêm 20 trường học đạt chuẩn quốc gia nâng số trường đạt chuẩn lên 192 trường; sát nhập 27 cặp trường TH và trung học cơ sở (THCS); chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú lên 101 trường; công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ được trên 26 tỷ đồng; tuyên truyền vận động Nhân dân hiến 14.694 m2 đất để xây dựng trường, lớp học; huy động trên 124.000 ngày công lao động...

- Ngân sách chi thường xuyên giáo dục giao trong thời kỳ ổn định là 3.094.801 tỷ/10.029.012 tỷ chiếm 30,86% chi thường xuyên toàn tỉnh; bảo đảm cơ cấu tỷ lệ 82% chi lương và các khoản có tính chất lương, 18% chi phục vụ hoạt động đối với giáo dục các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 85% chi lương và các khoản có tính chất lương, 15% chi phục vụ hoạt động đối với giáo dục các trường MN, THCS, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Hằng năm, tỉnh luôn có cơ chế điều hành ngân sách ưu tiên đối ứng vốn để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; dự án THCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2...

* Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.

* Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh còn cao (năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,83%, hộ cận nghèo chiếm 11,01%) khó khăn trong huy động học sinh đi học và huy động xã hội hóa. Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

* Chỉ tiêu chủ yếu theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2020:

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2020

Ước thực hiện năm 2020

Kết quả

1

Quy mô trường

 

 

 

 

-

MN

Trường

232

235

vượt

-

THPT

Trường

30

27

chưa đạt

2

Tỷ lệ huy động

 

 

 

 

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

40

42,48

vượt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

99

99,76

vượt

-

TH (đúng độ tuổi)

%

99,5

99,52

đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

95

97,81

vượt

3

Phổ cập giáo dục

 

 

 

 

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

226

226

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN cho trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục TH, THCS

226

226

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50

52,5

vượt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Trường

205

225

vượt

Hệ thống trường THPT chưa đạt chỉ tiêu, lý do: Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, theo đó tỷ lệ tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT trên địa bàn tỉnh sẽ giữ ổn định mức 75%. Do vậy, theo quy hoạch trường THPT Chợ Bãi (huyện Văn Quan), trường THPT Mỏ Nhài (huyện Bắc Sơn), trường THPT Hoa Thám (huyện Bình Gia) không tiếp tục đầu tư.

* Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2018-2019:

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH 2018- 2019

TH 2018- 2019

Kết quả

1

Tổng số học sinh

 

 

 

 

-

Nhà trẻ

Trẻ

12.035

12.142

vượt

-

Mẫu giáo

Học sinh

44.750

45.385

vượt

-

TH

Học sinh

68.100

67.952

chưa đạt

-

THCS

Học sinh

44.650

44.386

chưa đạt

-

THPT

Học sinh

23.070

22.627

chưa đạt

2

Tỷ lệ huy động

 

 

 

 

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

40

41,22

vượt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

98,6

99,60

vượt

-

TH (đúng độ tuổi)

%

99,9

99,49

chưa đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

99,9

97,73

chưa đạt

3

Phổ cập giáo dục

 

 

 

 

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

226

226

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục TH, THCS

226

226

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50

50

đạt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch)

Trường

208

208

đạt

Nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt là do học sinh bỏ học (THCS 97; THPT 225); một số học sinh THCS, THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; việc dự báo số học sinh tuyển mới vào đầu cấp, số học sinh chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.

2.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019

2.2.1. Đối với 9 nhiệm vụ trọng tâm:

a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo:

* Kết quả:

- Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 706 đơn vị, trường học (giảm 39 trường so với năm học 2016 - 2017), cụ thể: Có 231 trường MN (tăng 01 trường); 207 trường TH (giảm 38 trường); 55 trường TH và THCS (tăng 30 trường); 173 trường THCS (giảm 31 trường); 27 trường THPT (tăng 01 trường); 02 trung tâm giáo dục thường xuyên; 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 01 trường Cao đẳng Sư phạm.

- Hệ thống trường chuyên biệt được củng cố và mở rộng với 110 trường, trong đó có 98 trường phổ thông dân tộc bán trú; 11 trường phổ thông dân tộc nội trú (01 THPT dân tộc nội trú, 07 dân tộc nội trú THCS; 03 dân tộc nội trú THCS&THPT) và trường THPT chuyên Chu Văn An.

* Đánh giá: Về cơ bản mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh các dân tộc trong tỉnh, bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi, dân cư phân tán nên vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, CSVC còn nhiều hạn chế, đường giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến công tác dạy, học và quản lý của các cơ sở giáo dục. Nhiều điểm trường chưa thể sáp nhập do khoảng cách xa so với trường chính, đặc biệt một số điểm trường sát đường biên giới rất cần thiết duy trì để bà con nhân dân an tâm bám đất bảo vệ biên giới.

b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

Năm học 2018-2019 toàn ngành giáo dục có 19.061 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó: Công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo có 46 người, giảm 08 người so với năm học 2016-2017; công chức, viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố có 86 người, giảm 43 người. Đơn vị sự nghiệp có 1.844 cán bộ quản lý, giảm 08 người; 14.922 giáo viên, giảm 97 người (cụ thể: MN có 4.415 người, tăng 238 người; TH có 5.001 người, giảm 89 người; THCS có 3.614 người, giảm 163 người; THPT có 1.540 người, giảm 31 người; giáo dục thường xuyên có 206 người, giảm 12 người; trường Cao đẳng Sư phạm có 146 người, giảm 30 người; nhân viên có 2.163 người, giảm 53 người). Tổng số đảng viên 9.597/19.172 đạt tỷ lệ 50,06 % (tăng 793 đảng viên).

[...]