Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 123/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 123/KH-UBND
Ngày ban hành 20/07/2018
Ngày có hiệu lực 20/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP, NGÀY 15/5/2018, CỦA CHÍNH PHỦ, VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2018 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

Qua một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, ngày 06/02/2017, của Chính phủ, về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Năm 2017, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế Kiên Giang tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 tăng 7,39% so cùng kỳ năm 2016; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.865 USD/năm, tăng 6,89% so kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 470 triệu USD, tăng 17,59% so kế hoạch; về số lượng doanh nghiệp, năm 2017 có 1.449 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15% so với năm 2016; với vn đăng ký là 14.643 tỷ đng. Tng sdoanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có 7.475 doanh nghiệp, với vốn đăng ký là 61.288 tỷ đồng; tăng cường triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, trong năm có 150 lượt hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tăng 30 lần so với năm 2016. Cấp mới 43 dự án đầu tư, vốn đầu tư 50.563,80 tỷ đồng, diện tích 1.206,55 ha. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cấp mới 17 dự án đầu tư mới (giảm 5,5 % so với năm 2016), vốn đầu tư 36.243 tỷ đồng (tăng 1.354 % so với năm 2016), diện tích đất 645ha (tăng 360% so với năm 2016).

Kết quả PCI năm 2017, tỉnh Kiên Giang đạt tổng điểm 63,65 điểm, nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đạt chất lượng điều hành kinh tế “Khá”. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh, công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền của tỉnh đã được doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận và đánh giá khá. Các sở, ban, ngành và địa phương tập trung hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Trung ương và địa phương; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong đó quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất phát triển khu vực kinh tế dân doanh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có sự chủ động tích cực hơn, cơ chế chính sách pháp luật có sự thay đổi để phù hợp với hội nhập và thực tiễn, đây cũng là yếu tố khách quan gây khó khăn hơn trong việc thực hiện quy định mới của pháp luật. Một số thủ tục theo quy định liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành nên thời gian giải quyết kéo dài, một số quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, đất đai có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn làm tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2018 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch với những nội dung cụ thể sau:

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Quán triệt trong các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh về nội dung Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP;

- Nâng cao chất lượng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phấn đấu tăng điểm từng chỉ số và tổng số điểm PCI năm 2018 và những năm tiếp theo.

- Phấn đấu đến hết năm 2018, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh tiếp tục đạt và vượt so với các chỉ tiêu đã đạt trong năm 2017; bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của ngân hàng thế giới, về năng lực cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới; về năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới; về chính phủ điện tử liên hp quốc, góp phần tích cực cùng cả nước đưa chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với các nước ASEAN 4.

- Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; cải thiện mạnh mẽ các chỉ số về khởi sự kinh doanh, tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo động lực, sự đột phá và thu hút nhanh nguồn lực đầu tư xã hội vào tỉnh.

- Chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan.

- Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; xem xét thúc đẩy năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế.

- Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; chỉ đạo cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc thay đổi thái độ làm việc phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hoặc có hành vi lạm dụng thẩm quyền, vị trí làm việc để tư lợi riêng.

2. Mục tiêu cụ thể

Năm 2018 và những năm tiếp theo, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, như: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

- Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp.

- Kết hợp thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, với cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

2.1. Năm 2018 - 2019, phn đấu chỉ smôi trường kinh doanh của tỉnh Kiên Giang nằm trong tốp đầu của cả nước cụ thể là:

- Đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

- Về số giờ giải quyết thủ tục hành chính thuế còn 110 giờ/năm (giảm 7 giờ so với năm 2017).

- Về nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là 45 giờ/năm (giảm 2 giờ so với năm 2017).

- Về thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trung bình là 17 ngày.

[...]