Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 359/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 359/KH-UBND
Ngày ban hành 19/11/2021
Ngày có hiệu lực 19/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 359/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam”; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU

1. Mục đích

a) Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương nhằm quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Góp phần cùng cả nước xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Định hướng xây dựng cơ chế, quy định của địa phương về: Quản lý chất thải nhựa; sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy sử dụng trong sinh hoạt; sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong sinh hoạt, tiêu dùng thông thường (Danh mục đính kèm).

b) Triển khai đẩy mạnh nhằm đạt mục tiêu đã đề ra “từ năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần; đến năm 2025 cùng với cả nước không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;

c) Phấn đấu đến năm 2025: sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn trên địa bàn tỉnh không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;

d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực thực hiện Kế hoạch bao gồm:

- Chuyên gia ở các viện, trường đại học, cơ quan quản lý và các hội nghề nghiệp có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến quản lý, phòng chống rác thải nhựa nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư.

- Lực lượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ngành trên địa bàn tỉnh; Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Lực lượng cán bộ ngành giáo dục, học sinh sinh viên các cấp học cùng tham gia và là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền đến người thân, cộng đồng.

- Toàn thể cộng đồng người dân.

2. Giải pháp về kinh phí

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nguồn hợp pháp khác.

- Tranh thủ các nguồn hợp tác quốc tế.

3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Các sở ban ngành, tổ chức chính trị xã hội các cấp chủ trì triển khai Kế hoạch một cách đồng bộ, đảm bảo thực tế, hiệu quả.

- Công tác truyền thông sâu rộng là giải pháp tối ưu để mọi người thay đổi thói quen. Các sở ban ngành, tổ chức chính trị xã hội các cấp, các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xã cùng nhau phối kết hợp đnâng cao hiệu quả công tác truyền thông của Kế hoạch đến được với cộng đồng người dân.

- Lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với các chương trình, đề án, dự án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác có liên quan để triển khai có hiệu quả Kế hoạch.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động để truyền tải nội dung Kế hoạch nhằm tăng cường sự tiếp cận rộng rãi của mọi đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả Kế hoạch.

III. THỜI GIAN

[...]