Kế hoạch 1198/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 174-KH/TU về thực hiện Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 1198/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2020
Ngày có hiệu lực 31/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Ngọc Hai
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1198/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 174-KH/TU NGÀY 06/02/2020 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 54-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA XII) VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA X) VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Thực hiện Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 06/02/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận, Chương trình hành động của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 06/02/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Yêu cầu:

- Xác định cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức quán triệt sâu kỹ và triển khai đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 06/02/2020 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên hệ với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra.

- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải được tiến hành nghiêm túc, có hiệu quả; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, tổ chức có liên quan; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Kế hoạch số 174- KH/TU ngày 06/02/2020 của Tỉnh ủy:

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nghiên cứu, quán triệt sâu kỹ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã xác định trong Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị (Khóa XII), Chương trình hành động số 20-NQ/TU của Tỉnh ủy (Khóa XI), Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/01/2017 của Tỉnh ủy (Khóa XIII), Thông báo số 469-TB/VPTU ngày 11/7/2018 của Thường trực Tỉnh ủy (Khóa XIII), Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 06/02/2020 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò chiến lược của nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng, phát triển tỉnh nhà.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền và sử dụng đa dạng các kênh thông tin, các phương tiện truyền thông để thông tin kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đến mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường các hình thức tập huấn, hội thảo cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ở các cấp, các ngành, nhất là bộ phận liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn theo hướng hiện đại, giá trị giá tăng cao và bền vững:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở, ngành liên quan: Tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại sản xuất và sản phẩm nông nghiệp theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013, Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 11/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Chương trình, Kế hoạch tái cơ cấu chuyên đề đã được phê duyệt gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế theo 3 nhóm sản phẩm: Sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản của địa phương.

3. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quy định, chính sách về đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn:

3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tập trung cụ thể hóa, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được phê duyệt; đồng thời, tham mưu rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển các ngành và các sản phẩm chủ lực gắn với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cơ cấu lại quỹ đất, phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có lợi thế của tỉnh.

- Đẩy mạnh thực hiện việc tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao.

- Sử dụng có hiệu quả và linh hoạt đất trồng lúa theo quy hoạch; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng cây hàng năm và đất lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn.

- Thực hiện nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất lúa kém hiệu quả sang “đất công nghiệp và dịch vụ nông thôn” đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, quyền lợi của Nhà nước và của nhà đầu tư, không để xảy ra tiêu cực, khiếu kiện.

- Xử lý kiên quyết, triệt để các vi phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bức xúc của người dân về đất đai, chấm dứt tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài, đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.

- Cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp để thực hiện các công trình, dự án cụ thể phải thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Luật Lâm nghiệp 2017, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) và các quy định của pháp luật có liên quan.

3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh: Thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh; triển khai lập hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính đối với diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ để đưa vào sử dụng đúng mục đích, phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng.

4. Tiếp tục rà soát, triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn:

4.1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tập trung cụ thể hóa, triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, trước hết là các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, điện năng, môi trường, thị trường, lao động, đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; đồng thời, nghiên cứu tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.

4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tham mưu ban hành và triển khai thực hiện tốt chính sách và danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công văn số 3479/UBND-KT ngày 17/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ. Chú ý thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh học đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh.

[...]