Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2022 về tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 116/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2022
Ngày có hiệu lực 10/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 116/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 10 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 20 NĂM TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2002/NĐ-CP NGÀY 04/10/2002 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Kế hoạch số 18/KH-HĐQT ngày 21/4/2022 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc tổ chức tổng kết 20 năm triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ (Nghị định số 78/2002/NĐ-CP). Xác định vị trí và vai trò của tín dụng chính sách xã hội để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Tập trung tổng kết, đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế về cơ chế chính sách, nguồn lực, về thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tổ chức chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong triển khai hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách xã hội phù hợp.

II. NỘI DUNG TỔNG KẾT

Nội dung tổng kết thực hiện theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 18/KH-HĐQT ngày 21/4/2022 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội; trong đó tập trung một số nội dung sau:

1. Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP

- Đánh giá vai trò hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; vai trò của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã từ khi được bổ sung làm thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện; đặc biệt tính hiệu quả từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong điều hành tác nghiệp, quản lý.

- Đánh giá vai trò và kết quả tổ chức thực hiện công tác ủy thác vốn tín dụng chính sách xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội; khả năng phát huy thế mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của người vay...; trong việc tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động, góp phần củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở.

- Đánh giá hoạt động tại các Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội; vai trò của mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

- Đánh giá, phân tích các nguồn vốn huy động từ các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nêu bật kết quả tăng trưởng nguồn vốn, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác .

- Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong việc góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; đánh giá tác động, sự phù hợp của số lượng các chương trình tín dụng chính sách hiện nay đối với khả năng nguồn lực vốn, bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội;...).

- Đánh giá việc thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác của người lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đánh giá kết quả phân loại nợ, xử lý nợ bị rủi ro; vai trò và kết quả tổ chức thực hiện công tác phân loại nợ và công tác xử lý nợ bị rủi ro của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn.

2. Khó khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP

Đánh giá những hạn chế, tồn tại phát sinh, nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai tín dụng chính sách, về tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính tiền lương, về triển khai thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cơ chế tạo lập nguồn vốn, phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro…

3. Tổng kết, đánh giá chung và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai thực hiện

Đánh giá và khẳng định sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP, tín dụng chính sách đã thu được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

4. Mục tiêu và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới (đến năm 2030)

- Mục tiêu: Đưa ra các mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể cho hoạt động tín dụng chính sách.

- Giải pháp thực hiện trong thời gian tới (đến năm 2030): Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

5. Kiến nghị, đề xuất để hoạt động tín dụng chính sách xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả trong giai đoạn tới.

- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.

III. PHẠM VI TỔNG KẾT

[...]