ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4347/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG VÀ TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân
hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; số
781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số
Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019;
Căn cứ Quyết định số 1653/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 3814/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thành lập Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội năm 2021;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 355/TTr-SNN ngày 14/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động
của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
cấp thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành. Các thành viên Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội năm 2021, Chánh Văn phòng UBND
Thành phố, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành
phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để báo
cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Văn phòng Điều phối NTM TW; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Đ/c Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các thành viên Ban chỉ đạo OCOP;
- VPUB: CVP, PCVP N M Quân KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT Vân.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG VÀ TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG
SẢN PHẨM OCOP CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4347/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 10 năm
2021 của UBND thành phố Hà Nội)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Quy chế này quy định về hoạt động
của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội (gọi tắt là
Hội đồng OCOP cấp Thành phố); Tổ tư vấn giúp việc và Cơ quan Thường trực giúp
việc Hội đồng (là Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành
phố);
2. Quy chế quy định quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng, Tổ tư vấn
giúp việc và Cơ quan thường trực Hội đồng.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng OCOP cấp
Thành phố:
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố làm việc
theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo mẫu phiếu chấm điểm tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày
21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng
sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Quyết định số
1048/QĐ-TTg) và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Quyết định số 781/QĐ-TTg).
2. Công tác đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP cấp Thành phố thực hiện theo 2 lần đánh giá được quy định tại Quyết định
số 1048/QĐ-TTg, Quyết định số 781/QĐ-TTg, gồm: Đánh giá lần 1 và Đánh giá lần
2.
Điều 3. Điều kiện tổ chức họp Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
Hội đồng OCOP cấp Thành phố được tổ
chức họp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố được tổ
chức họp khi có mặt ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng. Thành viên vắng mặt phải
cử đại diện có kinh nghiệm, chuyên môn, am hiểu về quy trình đánh giá, phân hạng
sản phẩm OCOP để dự thay và thành viên chịu trách nhiệm về
kết quả chấm điểm;
2. Hồ sơ sản phẩm
tiếp nhận từ cấp huyện có đầy đủ thủ tục theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày
08/6/2020;
3. Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ sản
phẩm của Tổ tư vấn;
4. Văn bản đề xuất họp Hội đồng của
Cơ quan Thường trực Hội đồng OCOP cấp Thành phố.
Điều 4. Thành phần tham dự họp Hội đồng OCOP cấp Thành
phố:
Hội đồng OCOP cấp Thành phố do Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch Hội đồng OCOP Thành phố chủ trì, mời các thành phần sau tham dự họp:
- Các thành viên Hội đồng OCOP cấp
Thành phố, thư ký Hội đồng;
- Các thành viên Tổ tư vấn giúp việc
Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
- Đại diện Cơ quan thường trực Hội đồng
OCOP cấp Thành phố;
- Đại diện đơn vị thường trực triển
khai Chương trình OCOP cấp huyện, chủ thể sản phẩm OCOP và đơn vị tư vấn (nếu cần).
Chương II.
QUYỀN HẠN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
OCOP cấp Thành phố (là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố):
1. Chỉ đạo chung, tổ chức thực hiện
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành
viên Hội đồng OCOP cấp Thành phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành
phố;
3. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, quyết
định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
4. Thực hiện trách nhiệm của thành
viên Hội đồng khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trường hợp Chủ tịch
Hội đồng vắng mặt giao cho Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt, điều hành;
5. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại,
các vấn đề có liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố.
Điều 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng
OCOP cấp Thành phố:
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp
Thành phố thực hiện các công việc khi được giao hoặc ủy
quyền.
2. Thực hiện trách nhiệm của thành
viên Hội đồng khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm
OCOP.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố giao.
Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng
OCOP cấp Thành phố:
1. Quyền hạn và trách nhiệm chung:
- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng xem xét,
quyết định loại bỏ các hồ sơ sản phẩm không hợp lệ theo quy định; Chỉ đạo việc
kiểm tra thực tế cơ sở, kiểm nghiệm độc lập sản phẩm (nếu cần thiết).
- Thực hiện đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP Thành phố theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội
đồng OCOP cấp Thành phố; trường hợp vắng mặt, phải cử đại diện họp thay;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội
đồng OCOP cấp Thành phố trong việc thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Thành phố;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố.
2. Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc
ngành thực phẩm, trừ phân nhóm sản phẩm “Đồ ăn nhanh”, “Chế biến từ thịt, trứng,
sữa” trong và sau chế biến.
- Sở Công thương: Chịu trách nhiệm
tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc phân nhóm sản phẩm: Rượu
trắng, đồ uống có cồn khác, đồ uống không cồn; ngành Thủ
công mỹ nghệ, trang trí; ngành vải, may mặc và phân nhóm sản phẩm “Đồ ăn
nhanh”, “Chế biến từ thịt, trứng, sữa” trong và sau chế biến thuộc ngành thực
phẩm.
- Sở Y Tế: Chịu
trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí thuộc ngành Thảo dược;
phân nhóm sản phẩm “Nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết” thuộc ngành
đồ uống.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chịu
trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí về chứng nhận bảo hộ
nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm...
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chịu
trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi
trường, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm...
- Sở Du lịch: Chịu trách nhiệm tham
mưu trong thực hiện đánh giá sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.
- Sở Văn hóa và Thể thao: Chịu trách
nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu chí về “Câu chuyện sản phẩm”,
tờ rơi quảng bá sản phẩm...
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan tổ chức
đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố; tham mưu thực hiện
đánh giá về tiêu chí website, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, chế
biến, kinh doanh sản phẩm, chuyển đổi số...
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại,
Du lịch Thành phố: Chịu trách nhiệm tham mưu trong thực hiện đánh giá các tiêu
chí liên quan đến xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
Chương III.
QUYỀN HẠN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ TƯ VẤN, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ tư vấn giúp việc
Hội đồng OCOP cấp Thành phố:
1. Tư vấn chuyên môn giúp Hội đồng
OCOP cấp Thành phố trong đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP;
2. Được đề nghị Cơ quan thường trực Hội
đồng OCOP cấp Thành phố yêu cầu các địa phương, chủ thể sản
phẩm OCOP cung cấp, bổ sung hồ sơ sản phẩm;
3. Tham gia đoàn công tác của Hội đồng
OCOP cấp Thành phố đi kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất OCOP (nếu có yêu cầu).
4. Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tham
gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố; xây dựng báo cáo gửi Cơ
quan Thường trực đề xuất Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố xem xét tổ chức
phiên họp đánh giá;
5. Phối hợp cùng Cơ quan thường trực
Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị hồ sơ, đi kiểm tra thực tế
cơ sở;
6. Nhận và chuyển đầy đủ hồ sơ, tài
liệu liên quan đến việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Hội đồng cho Cơ
quan thường trực Hội đồng.
Điều 9. Quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan thường trực
Hội đồng OCOP cấp Thành phố
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố từ cấp huyện;
2. Đề nghị các quận, huyện, thị xã,
các chủ thể sản phẩm OCOP có liên quan cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu,
dữ liệu để phục vụ việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố;
3. Đề nghị thành viên Hội đồng, thành
viên Tổ tư vấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
4. Thực hiện công tác tổ chức hậu cần, bảo quản sản phẩm mẫu, tổng hợp phiếu đánh giá,
điểm đánh giá và phân hạng sản phẩm, dự thảo biên bản họp Hội đồng OCOP cấp
Thành phố;
5. Chuẩn bị, chuyển hồ sơ đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP đã tiếp nhận từ các quận, huyện, thị xã để Tổ tư vấn thẩm
định hồ sơ, Hội đồng OCOP cấp Thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm; lưu trữ hồ
sơ theo quy định;
6. Đề xuất Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp
Thành phố tổ chức họp Hội đồng. Tham mưu văn bản trình UBND Thành phố phê duyệt
kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố;
7. Tổ chức công bố quyết định công nhận
sản phẩm OCOP cấp Thành phố kết hợp trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản
phẩm OCOP. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị về kết quả đánh giá, phân hạng
sản phẩm OCOP báo cáo Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành phố;
8. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất,
kinh phí hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành
phố theo quy định.
Chương IV.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC
ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP
Điều 10. Quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, kiểm tra,
tổ chức họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
Thực hiện theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ tiêu
chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số
781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019.
Chương V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Chế độ làm việc, kinh phí hoạt động
1. Hội đồng OCOP cấp Thành phố, Tổ tư
vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
2. Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Thành
phố được sử dụng con dấu của UBND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP
Thành phố được sử dụng con dấu của đơn vị mình để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động
của Hội đồng; Các thành viên của Hội đồng và Cơ quan thường trực Hội đồng được
sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác để giải quyết công việc theo
nhiệm vụ được giao.
3. Kinh phí phục vụ các hoạt động của
Hội đồng OCOP cấp Thành phố và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố
được sử dụng từ nguồn ngân sách Thành phố hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP,
giao cho Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội
thực hiện chi và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Thành viên Hội đồng OCOP cấp Thành
phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp Thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
2. Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh thì các
thành viên của Hội đồng và các tổ chức, cá nhân có liên
quan cần phản ánh kịp thời về Cơ quan thường trực của Hội
đồng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định;
3. Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Hội
đồng OCOP cấp Thành phố, các quận huyện thị xã nghiên cứu để áp dụng đối với Hội
đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện./.