Kế hoạch 1143/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022

Số hiệu 1143/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2022
Ngày có hiệu lực 02/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1143/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 02 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 4215/KH-UBND ngày 09/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội tích cực tham gia vào công tác này; đảm bảo sự bình đẳng và tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán được tiếp cận các dịch vụ xã hội.

- Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo đúng quy định; tăng cường nguồn lực hỗ trợ, theo đó đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân; công tác hỗ trợ dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm.

- Tăng cường công tác phòng, ngừa bị mua bán trên địa bàn, qua đó giảm thiểu phát sinh các trường hợp mới và tái bị mua bán trở lại.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- 100% các trường hợp sau khi được xác định là nạn nhân bị mua bán được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu và hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của nạn nhân.

- 100% các địa phương có nguy cơ cao, có nạn nhân bị mua bán tổ chức tuyên truyền phòng, chống mua bán người.

- Trên 80% cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Rà soát, thống kê số liệu, lập hồ sơ quản lý đối với các nạn nhân bị mua bán trên địa bàn; phân chia rõ độ tuổi, giới tính, nguyên nhân bị mua bán, đánh giá nhu cầu, theo dõi các chế độ, chính sách đã được hỗ trợ,…; đảm bảo cho công tác quản lý và hỗ trợ nạn nhân.

2. Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp ở cộng đồng, đa dạng về hình thức, nội dung thu hút được nhiều người tham gia, phù hợp với tình hình thực tế, chú trọng đối với các địa phương có vùng biên giới, ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống và đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các Chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác như chương trình giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm...; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người năm 2022 (30/7) theo chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp tình hình ở các địa phương.

3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán; rà soát, đầu tư nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất cho Trung tâm công tác xã hội Quảng Nam đảm bảo cho việc tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu, thực hiện quy trình chuyển tuyến cho nạn nhân bị mua bán; các địa phương tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán vay vốn từ các chương trình của ngân hàng Chính sách xã hội, các chương trình vay vốn khác để phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở cộng đồng.

4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn; tổ chức các khoá tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ làm công tác quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân bị mua bán ở các cơ sở cung cấp dịch vụ và ở các xã, phường, thị trấn; tập trung phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng tiếp cận, tư vấn tâm lý đảm bảo cho công tác quản lý và hỗ trợ nạn nhân; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

5. Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị, Mặt trận, Hội, đoàn thể của tỉnh có liên quan và địa phương trong việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định tại Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả phòng, ngừa và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nước.

6. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện các quy định về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường giám sát các hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài; kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót trên lĩnh vực này.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách các cấp được bố trí trong dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức chi công tác hỗ trợ nạn nhân theo Luật phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Kế hoạch.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan thực hiện các quy định hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán; xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về ở cộng đồng.

- Tổ chức đào tạo giảng viên nguồn cho cán bộ làm công tác quản lý ở cấp tỉnh, huyện; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở cung cấp các dịch vụ và ở các xã, phường, thị trấn làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trên địa bàn.

- Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, hỗ trợ, chuyển tuyến đối với nạn nhân bị mua bán; thực hiện nâng cấp, cải tạo các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho công tác này.

- Tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị và địa phương về việc thực hiện chính sách pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường giám sát các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ