Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2017
Ngày có hiệu lực 10/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1 “TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-BTTTT ngày 05/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020 thuộc Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về phòng, chống mua bán người, để mọi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, chủ động tích cực phòng ngừa góp phần giảm nguy cơ mua bán người.

2. Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu 1: Từ năm 2017, thông tin về phòng, chống mua bán người được đăng tải trên các cơ quan báo chí của tỉnh ít nhất một tháng một lần.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2018, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người.

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm (địa bàn có nhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có nhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã trên địa bàn tỉnh có mô hình lồng ghép về phòng, chống mua bán người.

- Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14-60 đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý tình huống liên quan đến mua bán người.

II. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng thụ hưởng

- Công dân Việt Nam; những đối tượng có nguy cơ cao, người dân tộc thiểu số, phụ nữ bị mua bán trở về địa phương, phụ nữ sinh sống ở những địa bàn khó khăn và người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh.

- Người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến hết năm 2020.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Tiểu đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng”, thuộc Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020.

1.1. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

1.2. Cơ quan phối hợp: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

1.3. Nội dung hoạt động

a) Chỉ đạo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại hội nghị giao ban báo chí hàng tháng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống mua bán người đến tng địa bàn dân cư, trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chú trọng tuyên truyền về các dấu hiệu vi phạm, hình thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, các phương thức phòng, chống tội phạm mua bán người, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường phbiến pháp luật về phòng, chống mua bán người; xây dựng và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống mua bán người nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân kỹ năng xử lý tình huống liên quan đến dấu hiệu mua bán người.

- Hằng năm, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” và “Ngày quốc tế phòng, chống mua bán người” trên địa bàn tỉnh.

b) Nội dung thông tin, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng

- Phối hợp xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo nói, báo hình, trang thông tin điện tử...), tập trung các tình huống trong thực tế đã xảy ra để người dân có thể nhận biết các dấu hiệu của các tội phạm thực hiện việc lừa gạt, dụ dỗ để mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó giúp cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình, qua đó đcảnh giác, phòng tránh và thông báo cho cơ quan chức năng.

[...]