Kế hoạch 113/KH-BGDĐT tăng cường thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 113/KH-BGDĐT |
Ngày ban hành | 09/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 09/03/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Thị Nghĩa |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/KH-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 9 tháng 03 năm 2015 |
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH BẮT BUỘC ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI HỌC SINH NĂM 2015
Thực hiện Kế hoạch số 419/KH-UBATGTQG ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015 như sau:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ.
2. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông đối với học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh trong phạm vi cả nước.
1. Triển khai nghiêm túc Kế hoạch hành động thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2015 được tuyên truyền rộng rãi, chuyển tải đến các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật quy định về đội mũ bảo hiểm trong học sinh.
3. Đến ngày 10 tháng 04 năm 2015 có 100% học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông; các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo duy trì và tiếp tục cải thiện tình trạng đội mũ bảo hiểm trong học sinh một cách bền vững.
4. Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành được thói quen đội mũ bảo hiểm, cũng như ý thức tự giác chấp hành quy định định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong học sinh.
III. Hình thức, nội dung các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
1. Hình thức
- Áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu.
- Tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện, tổ chức ngày hội, sự kiện, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội; thông qua hệ thống phát thanh, Website của nhà trường...
- Các giờ giảng dạy trên lớp, tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hội thi; đặc biệt chú trọng mở rộng tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh.
- Tài liệu giáo dục trong nhà trường: Tham khảo Cẩm nang "Các biện pháp thúc đẩy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Nội dung
Tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật từ ngày 10/02/2015 và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đội mũ bảo hiểm đối với học sinh. Đối với các trường hợp vi phạm, nhà trường kịp thời giáo dục, nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện, để đến ngày 10/04/2015 sẽ không còn hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông.
a. Đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở:
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh các nội dung: Khi nào phải đội mũ bảo hiểm; cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn; vì sao phải đội mũ bảo hiểm; quy tắc hai ngón tay vàng.
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh trung học cơ sở phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông.
- Phổ biến và tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện.
b. Đối với các trường trung học phổ thông:
- Phổ biến cho học sinh các nội dung: Khi nào phải đội mũ bảo hiểm; cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn; vì sao phải đội mũ bảo hiểm; quy tắc hai ngón tay vàng.
- Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông.
- Tổ chức cho phụ huynh học sinh ký cam kết không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe để điều khiển tham gia giao thông.
c. Thông điệp truyền thông