Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 02/06/2022
Ngày có hiệu lực 02/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 02 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TU NGÀY 15/6/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LẦN THỨ XIX VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung của Nghị quyết, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết).

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết; xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm bằng các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể; phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để tập trung chỉ đạo, điều hành; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, xây dựng nền nông nghiệp Hưng Yên “Hiệu quả cao, phát triển nhanh, an toàn và bền vững”. Tập trung khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, nông nghiệp sạch (đạt các tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, nông nghiệp 4.0, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ); nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

- Đến năm 2025: GTSX nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân từ 2,0% - 2,5%/năm; Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành: Trồng trọt 40% - Chăn nuôi 57% - Dịch vụ nông nghiệp 3% (cơ cấu theo nhóm cây trồng, vật nuôi: Lương thực 14% - Rau quả, cây công nghiệp 26% - Chăn nuôi, thủy sản 60%); Giá trị bình quân thu được trên 1ha canh tác đạt trên 250 triệu đồng; Đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại A, B (đối với cơ sở thuộc cấp tỉnh, huyện quản lý) đạt 100%; cấp mới, mở rộng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho từ 60-70 mô hình;

- Đến năm 2030: GTSX nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2026-2030 tăng bình quân từ 2,0% - 2,5%/năm; Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành: Trồng trọt 35% - Chăn nuôi 60% - Dịch vụ nông nghiệp 5%.

1.2. Xây dựng nông thôn mới “sáng, xanh, sạch đẹp”, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; trình độ dân trí tiếp tục được nâng lên, xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, giàu bản sắc văn hóa. Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đi vào thực chất từng nội dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhằm giải quyết triệt để, căn bản các vấn đề còn tồn tại ở khu vực nông thôn, tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn; xây dựng thành công các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trên cơ sở đặc thù, lợi thế, thế mạnh của từng địa phương

- Đến năm 2025: Phấn đấu có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trong đó, tối thiểu phải đạt 64 xã chuẩn nông thôn mới nâng cao; 44 xã chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); có 195 khu dân cư kiểu mẫu; có 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có ít nhất 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Hỗ trợ thành lập mới 80 HTX, 700 THT nông nghiệp; có trên 50% HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt từ 80 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; 100% các hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch (Chi tiết các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đến năm 2025 theo Phụ lục kèm theo)

- Đến năm 2030: có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 2-3 đơn vị cấp huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; Thành lập mới 150 HTX nông nghiệp; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, an toàn và bền vững; thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt từ 100 triệu đồng/người/năm trở lên.

2. Nhiệm vụ cụ thể

- Năm 2022: Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; rà soát, hoàn thiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực ngành tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU; xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án đã được duyệt; tổ chức xây dựng, trình duyệt một số cơ chế chính sách mới, như: chính sách về nông nghiệp hữu cơ; chính sách về phát triển nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; các chính sách về đất đai,...; Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 2,2% trở lên; thành lập mới 21 hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 940ha; phấn đấu có thêm 44 khu dân cư kiểu mẫu; 10-15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 08-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Năm 2023: Sơ kết, đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong những năm tiếp theo; tiếp tục rà soát, đánh giá triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã được duyệt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 940ha; xây dựng được 53 khu dân cư kiểu mẫu; 23 xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

- Năm 2024: Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết; rà soát, đánh giá, xây dựng mới những cơ chế, chính sách thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 950ha; xây dựng được 43 khu dân cư kiểu mẫu; 10 xã nông thôn mới nâng cao; 09 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Phù Cừ và huyện Văn Giang đạt huyện nông thôn mới nâng cao.

- Năm 2025: Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết; đánh giá toàn diện kết quả triển khai thực hiện, những mặt đạt được, hạn chế; nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn mới, nhất là thực hiện có hiệu quả chính sách đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn nông thôn mới (Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 30/9/2021). Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 970ha; xây dựng được 29 khu dân cư kiểu mẫu; 09 xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Văn Lâm đạt huyện nông thôn mới nâng cao; huyện Văn Giang, Phù Cừ đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

(Chi tiết các nhiệm vụ theo Phụ lục kèm theo)

3. Kinh phí thực hiện

Tổng nguồn vốn cần huy động đầu tư thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 khoảng 29.936 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư cho cơ cấu lại nông nghiệp, thủy sản khoảng 5.500 tỷ đồng (trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp sản xuất 500 tỷ đồng; ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, đê điều, thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp khoảng 5.000 tỷ đồng).

- Vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu khoảng 24.436 tỷ đồng, bao gồm:

+ Nguồn vốn ngân sách trực tiếp 16.236 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 3.800 tỷ đồng, ngân sách cấp xã 10.436 tỷ đồng).

+ Lồng ghép các Chương trình, dự án: 2.000 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: 5.000 tỷ đồng

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ