Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 106/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2021
Ngày có hiệu lực 19/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TIÊU THỤ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Công văn s2414/BCT-TTTN ngày 29/4/2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch Trin khai thực hiện Đ án Đi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấp độ của lực lượng sản xuất, gắn với khả năng cung ứng của sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.

- Nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh ra thị trường; khẳng định uy tín, chất lượng, hình thành kênh tiêu thụ bn vững và cải thiện đời sng nhân dân.

- Giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng nông sản trên địa bàn tỉnh phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng cao, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, lợi thế so sánh của tỉnh, áp dụng khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, giá cả hp lý, phương thức kênh kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững, có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Yêu cầu

- Phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm triển khai đồng bộ các chương trình, nhiệm vụ của Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời nhà nước có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nuôi, trồng nông nghiệp và thủy sản; Công tác sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm nông sản phải đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng.

- Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển thị trường trong nước gắn với việc phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng, phát triển môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

- Tiếp tục phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân; Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, bền vững; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Cổng thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi, Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương.

- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

- Kêu gọi đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tổng hợp theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, các chương trình, đề án để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các chợ tại vùng nông thôn, miền núi phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản, giống và vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ của tỉnh, nhằm củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các kênh phân phối thông minh, hiện đại; htrợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa và bảo quản, tiêu thụ nông sản.

3. Phát triển chuỗi phân phối hàng nông sản cố định, bền vững

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp bền vững từ sản xut - phân phi - tiêu dùng gn với quản lý cht lượng và an toàn thực phẩm; từng bước nhân rộng mô hình liên kết, tạo điều kiện đ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mô hình.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác sản xuất, kinh doanh, chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản; xây dng thương hiệu nông sản, từng bước mở rộng thị trường trong nước và tiến đến mục tiêu xuất khẩu. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn các sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap, Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO...

- Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu trong đó ưu tiên tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa nông nghiệp, sản phẩm OCOP nhằm hỗ trợ kết nối các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng nông nghiệp với nhà phân phối, đại lý trong nước để mở rộng kênh tiêu thụ và tăng cường sự liên kết, hàng hóa giữa các địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng nông nghiệp của người dân trên cả nước và quốc tế.

- Phối hợp, lồng ghép Chương trình Xúc tiến thương mại với các Chương trình, Dự án khác như Chương trình sản phẩm chủ lực quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia,....

[...]