Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 105/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2022
Ngày có hiệu lực 20/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát triển hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác, đảm bảo an toàn, bền vững trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030

- 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày.

- 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.

- Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

b) Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới và hải đảo; hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ dân sinh sống tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sạch, dịch vụ vệ sinh phù hợp, đảm bảo an sinh xã hội.

- Rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, trong đó: Nghiên cứu, có cơ chế, chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; có lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn để thu hút doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích người dân sử dụng nước sạch tiết kiệm, đồng thời có chính sách phù hợp tạo điều kiện để hộ nghèo được tiếp cận nước sạch với chi phí hợp lý; công khai, minh bạch mức đóng góp, huy động vốn từ người sử dụng nước.

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, bảo đảm thực sự hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ an sinh xã hội.

2. Về thông tin - giáo dục - truyền thông

- Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân; hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt.

- Đa dạng loại hình truyền thông, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

- Chia sẻ thông tin liên quan đến lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; công bố thông tin chất lượng nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nước đối với các nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn.

- Huy động tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

3. Cấp nước sạch nông thôn

a) Cấp nước sạch tập trung

- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, gắn với giám sát quản lý vận hành công trình.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ