ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 103/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 25 tháng 01 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI
ĐỊA ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017
của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày
29/11/2018của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng
chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày
14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao
thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 1304/QĐ-TTTg ngày 03/9/2017
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số
30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó với sự cố
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Căn cứ Thông tư số 23/2018/TT-BGVT ngày
04/5/2018 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao
thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường
sắt;
Căn cứ Thông tư số 58/2009/TT-BCA (C11) ngày
28/10/2009 của Bộ Công an quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ
sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ;
UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch ứng phó với
tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng
trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
Phần I
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
I. MỤC ĐÍCH
1. Chủ động, sẵn sàng ứng phó,
kịp thời triển khai khắc phục hậu quả do sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng và tìm kiếm cứu nạn; hạn chế đến
mức thấp nhất những tổn thất về người và tài sản.
2. Tổ chức, phân công nhiệm vụ
hoạt động của các cơ quan liên quan, bảo đảm chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn đạt hiệu quả, an
toàn.
II. YÊU CẦU
1. Cơ quan chỉ huy thống nhất
điều hành là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
Quảng Bình.
2. Thông tin về sự cố, tai nạn
đặc biệt nghiêm trọng phải được thông báo nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của
các ngành, địa phương và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, tai nạn
giao thông đặc biệt nghiêm trọng; tăng cường và phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ
sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng
tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn
sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu
quả). Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường
khi có tình huống xấu xảy ra.
4. Bảo đảm sự chỉ huy, phối hợp
thống nhất chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; tranh thủ sự
chi viện của Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận khi cần thiết.
5. Bảo đảm an toàn cho người và
phương tiện tham gia giao thông, các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm
vi khu vực được ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt
động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Phần II
TÌNH HUỐNG TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ
I. Các
tình huống triển khai thực hiện Kế hoạch:
Các tình huống tai nạn đặc biệt
nghiêm trọng, cần thiết phải triển khai thực hiện Kế hoạch này gồm:
1. Đối với đường bộ
- Tai nạn do phương tiện tham
gia giao thông trên đường bộ gây ra với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; gây ách
tắc giao thông có nguy cơ kéo dài nhiều giờ.
- Sự cố thiên tai làm trôi cầu,
đứt đường, gây ách tắc giao thông nhiều giờ.
2. Đối với đường thủy nội địa
Tai nạn xảy ra do đâm va hoặc sự
cố dẫn đến:
- Chìm đắm phương tiện chở người;
phương tiện chở dầu hoặc hóa chất độc hại nguy hiểm, nguy cơ cao gây dịch bệnh
cho người hoặc môi trường sống.
- Gây ách tắc, phải cấm luồng.
3. Đối với đường sắt
Tai nạn xảy ra do đâm va giữa
các phương tiện đường sắt; đâm va giữa phương tiện đường sắt với chướng ngại vật
hoặc với các phương tiện giao thông khác dẫn đến:
- Trật bánh, đổ tàu;
- Có từ 03 người chết trở lên
hoặc có từ 11 người bị thương trở lên;
- Ách tắc giao thông đường sắt
nhiều giờ.
II. Trách
nhiệm của các ngành, địa phương, đơn vị
1. Đối với tai nạn giao
thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng
1.1. Cơ quan thường trực: Sở
Giao thông vận tải Quảng Bình
1.2.Chỉ huy hiện trường:
- Đối với Quốc lộ và Đường tỉnh:
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Đối với đường địa phương (từ
Đường huyện đếnĐường giao thông nông thôn, kể cả đường chuyên dùng trên địa
bàn): Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
1.3. Cơ quan phối hợp:
- Đối với Quốc lộ và Đường tỉnh:
Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở
Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ II, các đơn vị quản lý đường bộ, các
ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp.
- Đối với đường địa phương (từ
Đường huyện đếnĐường giao thông nông thôn, kể cả đường chuyên dùng trên địa
bàn): Công an cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, các phòng chức năng cấp huyện,
chính quyền địa phương cấp xã và các đồn Biên phòng (trên địa bàn khu vực biên
giới).
1.4.Trình tự giải quyết:
a. Đối với Quốc lộ và Đường tỉnh:
- Nhận được thông tin xảy ra
tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng trên tuyến được giao quản lý, đơn vị
quản lý bảo trì đường bộ phải báo cáo ngay cho Sở Giao thông vận tải, Văn phòng
Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh về lý trình, tuyến đường, loại phương
tiện, biển kiểm soát, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn. Sở Giao thông vận
tải phối hợp với Công an tỉnh triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm
cứu nạn của ngành;đồng thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh,
Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường,đồng thời
thông báo và chỉ đạo các ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp phối hợp
thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn (nếu cần thiết). Quá trình triển khai công
tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện
tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Lực lượng và các phương tiện,
thiết bị của ngành Giao thông vận tải và của Công an tỉnh là các lực lượng chủ
lực trong công tác cứu hộ, cứu nạn; phương tiện, thiết bị và lực lượng của Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã
phối hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có yêu cầu.
- Sở Giao thông vận tải chỉ đạo
đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ kết hợp với Thanh tra giao thông và Cảnh sát
giao thông Công an tỉnh, trên cơ sở các tuyến đường giao thông hiện có tại khu
vực xảy ra tai nạn để phân luồng đảm bảo giao thông, hạn chế thấp nhất thời
gian ách tắc giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, phong tỏa hiện trường phục
vụ công tác thực thi pháp luật.
- Sở Giao thông vận tải thường
xuyên cập nhật các phương tiện, thiết bị có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu
nạn trên địa bàn tỉnh để có phương án huy động tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời
khi có tình huống tai nạn đặc biệt xảy ra.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa
khoa địa phương phối hợp với Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới triển khai công
tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc cần thiết
và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các cơ quan y tế
thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến
các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng
phó của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
kiến nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai vàtìm kiếm cứu nạn để huy động
lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm
kiếm cứu nạn.
b. Đối với Đường địa phương (từ
Đường huyện đếnĐường GTNT, kể cả đường chuyên dùng trên địa bàn):
- Nhận được thông tin xảy ra
tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng trên địa bàn, Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyệnphải báo cáo ngay choSở Giao
thông vận tải,Ban ATGT tỉnh và Công an tỉnh về lý trình, tuyến đường, địa danh,
loại phương tiện, biển đăng ký kiểm soát, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn.
Song song với việc triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn của địa
phương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện
báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để
chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn kịp thời
khi cần thiết.
- Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp chỉ huy hiện trường đồng
thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm
kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải
đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Lực lượng và các phương tiện,
thiết bị của Công an cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Đồn Biên phòng
(khu vực Biên giới) là các lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
Trường hợp vượt quá khả năng xử lý của các lực lượng của địa phương, Công an tỉnh,
Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
sẵn sàng phối hợp kịp thời khi có yêu cầu.
- Công an huyện phối hợp với Đồn
Biên phòng (khu vực biên giới) và UBND cấp xã, trên cơ sở các tuyến đường giao
thông hiện có tại khu vực xảy ra tai nạn, tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông
thông suốt hạn chế thấp nhất thời gian ách tắc giao thông tại khu vực xảy ra
tai nạn, phong tỏa hiện trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
- Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo bệnh viện đa khoa địa
phương triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế,
cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần
thiết Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện
chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu
ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng
phó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện kiến
nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để huy động
lực lượng, phương tiện của các sở, ngành, địa phương khác phối hợp tìm kiếm cứu
nạn.
2. Đối với tai nạn giao
thông đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng
2.1. Cơ quan thường trực: Sở
Giao thông vận tải Quảng Bình.
2.2.Chỉ huy hiện trường: Ban
Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2.3. Cơ quan phối hợp: Công an
tỉnh, Sở Giao thông vận tải,Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên
phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa
khu vực II tại Quảng Bình, các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp.
2.4.Trình tự giải quyết:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin:
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin xảy ra tai nạn giao
thông đường thủy nội địa nghiêm trọng, có trách nhiệm thông báo ngay cho chính
quyền địa phương, cơ quan công an hoặc cơ quan Quản lý Đường thủy nội địagần nhất
hoặc thông báo Sở Giao thông vận tảiqua số điện thoại đường dây nóng. Cơ quan
tiếp nhận thông tin về tai nạn, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo ngay cho Sở
Giao thông vận tải,Ban ATGT tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh, Công an tỉnh về lý trình, địa danh, tuyến sông, loại phương
tiện, biển đăng ký kiểm soát, tính chất tai nạn, số lượng thuyền viên và người
trên thuyền bị nạn, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn để chỉ đạo công tác
cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn.
- Lực lượng, phương tiện và
trang thiết bị của ngành Giao thông vận tải và của Công an tỉnh là các lực lượng
chủ lực trong công tác cứu hộ và Tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn đặc biệt
nghiêm trọng xảy ra; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,
Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan bố
trí lực lượng và phương tiện phối hợp cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có yêu cầu.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo đơn vị quản lý và bảo trì đường thủy nội địa phối
hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức điều tiết, hướng dẫn giao thông để
đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn tại khu vực xảy ra tai nạn, phong tỏa hiện
trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
- Ngoài các phương tiện cứu hộ
cứu nạn của Ngành, Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật số lượng, loại
tàu thuyền trên các địa bàn, nhất là tàu cá các loại để phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ
chức điều động ứng cứu khi cần thiết nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu
hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Lãnh đạo Công an tỉnh, Sở
Giao thông vận tải duy trì liên lạc thường xuyên với Chỉ huy hiện trường để chỉ
đạo hoạt động, phân chia lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo, tổ chức
điều tiết giao thông, thông báo có tai nạn giao thông đường thủy, phân luồng giao
thông, tạm thời cấm tàu thuyền hành trình qua khu vực đang tiến hành hoạt động
cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn (nếu cần thiết).
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa
khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, cơ số
thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết,
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các
cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu
sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trong trường hợp lực lượng tại
chỗ không đủ khả năng cứu hộ, cứu nạn, kiến nghị Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo, huy động lực lượng, phương
tiện của Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa ứng cứu.
3. Tai nạn giao thông đường
sắt đặc biệt nghiêm trọng
3.1. Cơ quan thường trực: Sở
Giao thông vận tải Quảng Bình.
3.2.Chỉ huy hiện trường: Ban
Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với Hội
đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (Hội đồng giải quyết sự cố,
tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng do Bộ Giao thông Vận tải
thành lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04/5/2018
của Bộ GTVT).
3.3. Cơ quan phối hợp: Công an
tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt nam, Sở Giao thông Vận
tải, Công ty Cổ phần Đường sắt Quảng Bình, Chi nhánh khai thác Đường sắt Thừa
Thiên Huế, Chi nhánh khai thác Đường sắt Nghệ Tĩnh, các ngành chức năng và
chính quyền địa phương.
3.4.Trình tự giải quyết:
- Nhận được thông tin xảy ra
tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, Chi
nhánh khai thác Đường sắt báo cáo ngay cho Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình và
Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Tổng công ty Đường
sắt Việt Nam, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải lý trình, số hiệu đoàn tàu,
sơ bộ tình trạng tai nạn, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn.
- Lực lượng và các phương tiện,
thiết bị của ngành Đường sắt, Sở Giao thông Vận tải và của Công an tỉnh là lực
lượng chủ lực, phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền địa phương triển
khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
- Lực lượng cảnh sát giao thông
đường bộ, đường sắt phong tỏa hiện trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
- Lãnh đạo Công an tỉnh duy trì
liên lạc thường xuyên với chỉ huy hiện trường để chỉ đạo hoạt động, phân chia lực
lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Tùy theo tình hình thực tế, Sở
Giao thông vận tải điều động các phương tiện, thiết bị để phối hợp với ngành Đường
sắt thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn theo yêu cầu của Hội đồng giải quyết sự
cố, tai nạn giao thông đường sắt hoặc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm
kiếm cứu nạn.
- Sở Giao thông vận tải chủ động,
phối hợp với Chi nhánh khai thác đường sắt thực hiện phương án bố trí phương tiện
chuyển tải hành khách đến các ga để tiếp tục hành trình (trong trýờng hợp tuyến
bị ách tắc nhiều giờ).
- Chi nhánh khai thác Đường sắt
chịu trách nhiệm điều phối lịch chạy, dừng tàu trong thời gian xảy ra tai nạn
nhằm tránh trường hợp xảy ra tai nạn liên hoàn trên tuyến đường sắt, điều động
các thiết bị cứu hộ đặc chủng của ngành, đồng thời yêu cầu sự hỗ trợ của các
đơn vị khác trong ngành đường sắt.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa
khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, cơ số
thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết,
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ
quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau
đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Giao thông vận tải theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố,thị
xã, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch
này.
2. Các sở, ban, ngành, địa
phương chủ động phối hợp với cơ quan tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê
duyệt dự toán ngân sách theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực
hiện Kế hoạch.
3. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, người đứng đầu các cơ quan quản lý đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng,
nhiệm vụ được phân công chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển
khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
4. Văn phòng thường trực Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở
Giao thông Vận tảitổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo
theo quy định; đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp đảm bảo triển
khai thực hiện có hiệu quả. Trường hợp vượt quá khả năng của Tỉnh, Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cơ quan thường trực chủ động đề
xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân
khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai khu vực 2 đề nghị hỗ trợ
trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.
Quá trình triển khai, nếu có vướng
mắc, yêu cầu các cơ quan chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp cấp bách, vượt
thẩm quyền, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban QG ứng phó SCTT và TKCN;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Công ty CP Đường sắt Quảng Bình;
- Chi nhánh khai thác Đường sắt TT Huế;
- Chi nhánh khai thác Đường sắt Nghệ Tĩnh;
- Cảng vụ Hàng hảiQuảng Bình;
- VPUBND tỉnh: LĐVP,
XDCB;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, CVNN.
|
CHỦ TỊCH
Trần Công Thuật
|