Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2016 về kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 102/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2016
Ngày có hiệu lực 31/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016

Trong thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được quan tâm, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành đã đạt được một số kết quả quan trọng: Bước đầu ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi; Tình trạng rau chứa tồn dư chất bảo vệ thực vật; Thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; Thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng,... vẫn còn tồn tại gây bức xúc, ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng cũng như uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới và Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 07/01/2016 của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ công văn số 2026/UBND-TH ngày 07/4/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra chất lượng thực phẩm trên địa bàn Thành phố”.

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

2. Kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, các vụ việc mang tính thời sự, các vụ việc phức tạp, các thông tin phản ánh của nhân dân và các cơ quan truyền thông và theo yêu cầu của UBND Thành phố trên địa bàn Hà Nội.

3. Thông qua việc kiểm tra và xử lý của Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.

4. Việc kim tra phải theo đúng các quy định pháp luật về kiểm tra và thực hiện đúng nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được kim tra.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Đối tượng kiểm tra: Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng; phụ gia và nguyên liệu thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, các vụ việc mang tính thời sự, các vụ việc phức tạp, các phản ánh của nhân dân và các cơ quan truyền thông và theo yêu cầu của UBND Thành phố trên địa bàn Hà Nội.

2. Hình thức kiểm tra: Đột xuất.

3. Thời gian kiểm tra: Từ ngày thành lập các Đoàn kiểm tra đến 31/12/2016.

4. Nội dung kiểm tra: Các thủ tục pháp lý, việc tuân thủ các quy định trong sản xuất, chế biến nhập khẩu, kinh doanh và lưu thông hàng hóa là thực phẩm trên thị trường, nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ và chất lượng sản phẩm.

5. Căn cứ xử lý vi phạm: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đúng quy định của pháp luật, đưa thông tin kịp thời để có tác dụng răn đe với đối tượng vi phạm và khuyến cáo người tiêu dùng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập 05 Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố về ATTP do lãnh đạo các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp phụ trách, chỉ đạo:

a) Giao cho Sở Y tế Hà Nội (Cơ quan thường trực BCĐ ATVSTP Thành phố) làm thường trực phối hợp Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu y ban nhân dân Thành ph quyết định thành lập 05 Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố về ATTP, như sau:

+ Sở Y tế phụ trách Đoàn số 1 và có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động gửi Thành ủy và UBND Thành phố hàng tháng. Đoàn số 1 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

+ Sở Công thương phụ trách Đoàn số 2 và 3. Đoàn số 2 và 3 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc Sở Công thương Hà Nội.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách Đoàn số 4 và 5. Đoàn số 4 và 5 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

b) Địa bàn phụ trách: Mỗi Đoàn chịu trách nhiệm kiểm tra về ATTP 06 quận, huyện trên địa bàn Thành phố, gắn theo tuyến đường:

+ Đoàn 1: Các quận, huyện: Đống Đa, Hà Đông, Thanh Oai, ng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Xuân.

+ Đoàn 2: Các quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ.

+ Đoàn 3: Các quận, huyện: Ba Đình, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ.

+ Đoàn 4: Các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

[...]