Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 21-CT/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (khóa XI) đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2013
Ngày có hiệu lực 17/06/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Hồng Khanh
Lĩnh vực Bất động sản,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 21-CT/TU NGÀY 25/4/2013 CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BCH TRUNG ƯƠNG (KHÓA XI) VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, TẠO NỀN TẢNG ĐỂ ĐẾN NĂM 2020 NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI.

Căn cứ Chương trình hành động số 21-CT/TU ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, UBND Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu rộng những chủ trương, giải pháp của Nghị quyết, Chương trình hành động, nhất là đối với cán bộ, đảng viên, cơ quan đang tham gia thực hiện chức năng quản lý đất đai, từ đó tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân sử dụng đất, góp phần nâng cao nhận thức, thống nhất về tư tưởng và hành động nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của Thành ủy.

Xác định các nhiệm vụ nhm cụ thể hóa phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của Chương trình hành động của Thành ủy. Trên cơ sở đó, phân công các S, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

2. Các Sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình hành động, đng thời gắn với việc tổ chức thực hiện tt 9 Chương trình công tác lớn của Thành ủy giai đoạn 2011-2015; định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình tchức thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện Nghị quyết và chính sách pháp luật về đất đai.

a. Căn cứ Kế hoạch số 75-KH/TU ngày 24/12/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) và Chương trình hành động s 21-CT/TU của Thành ủy, tổ chức tuyên truyền cho các cán bộ, đảng viên tại cơ quan, đơn vị về chủ trương tiếp tục đổi mi chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các cấp, ngành chủ động báo cáo cấp ủy Đảng để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố tại cơ quan, đơn vị; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và nhận thức, trách nhiệm công tác của mỗi cán bộ, đảng viên.

b. Xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và tổ chức thực hiện tuyên truyền rộng rãi; mở chuyên mục, đăng các tin, bài trên các báo, trang thông tin điện tử của Thành phố để phổ biến về chính sách pháp luật về đất đai, kịp thời phản ánh trung thực, khách quan tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố để cán bộ, đảng viên, nhân dân biết, cùng tham gia giám sát.

c. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, tiếp nhận ý kiến của các tchức, cá nhân về những quy định quản lý đất đai còn bất cập, kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất Trung ương điều chnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

2. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế của Thủ đô nhằm tạo nguồn lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Rà soát, chnh sa, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về đất đai trong giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể như sau:

- Quy định, hướng dẫn về cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, cơ chế tạo quỹ đt sạch, cơ chế lựa chọn chủ đầu tư dự án có sdụng đất;

- Quy định về chế độ tài chính về đất đai (giá đất, thu tiền s dng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất), tạo nguồn lực phát triển từ đất đai, đảm bảo vừa khuyến khích đầu tư vừa tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời đảm bảo công bằng về quyền lợi của người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước trong quan hệ về đất đai;

- Quy định, chế tài đồng bộ, cụ thể để xlý nghiêm, dứt điểm các vi phạm về Luật đất đai; các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng.

- Quy định về thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chính sách về đào tạo nghcho các đối tượng bị thu hồi đất. Chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sdụng đất hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách kích cầu, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếp cận được quỹ nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp, góp phần giải quyết được quỹ nhà tồn đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản.

- Tiếp tục thực hiện các chỉ thị, chương trình, kế hoạch của UBND Thành phố trong lĩnh vực quản lý đất đai. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại các trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế; công tác giao đất dịch vụ; quản lý sử dụng đất đi với các công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa và các nông, lâm trường, trạm, trại trên địa bàn Thành phố...

3. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.

3.1. Về bộ máy, cán bộ:

- Xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng lực ngành quản lý đt đai theo Quyết định số 1382/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiện toàn hệ thống bộ máy qun lý đất đai từ Thành phố đến phường, xã, thị trấn theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Nâng cao năng lực, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức quản lý đất đai. Chú trọng xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quản lý đất đai.

- Xây dựng và triển khai mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình dịch vụ công, tập trung một cấp tại Thành ph và có các chi nhánh đặt tại các quận, huyện, thị xã, các khu vực đông dân cư để đm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Nghiên cứu đề xuất kiện toàn mô hình hoạt động đnâng cao năng lực Ban chỉ đạo GPMB Thành phố, các Ban bồi thường GPMB các quận, huyện, thị xã và các Trung tâm phát triển quỹ đất.

- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất, để công khai, minh bạch về sử dụng đất, tạo thuận lợi cho Nhà nước, tổ chức và nhân dân trong việc quản lý, sử dụng đất.

3.2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đt:

- Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013, triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm (2011-2020) cp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.

[...]