Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình 66/CTr-TU thực hiện Nghị quyết 19/NQ-TW do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 118/KH-UBND
Ngày ban hành 25/06/2013
Ngày có hiệu lực 25/06/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Hà Giang, ngày 25 tháng 06 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 66-CTR/TU NGÀY 23/4/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW NGÀY 31/10/2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Thực hiện Chương trình số 66/CTr-TU ngày 23/4/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình số 66/CTr-TU ngày 23/4/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương theo từng nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ Đảng viên và nhân dân trong thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Thể chế đồng bộ hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về đất đai của tỉnh theo thẩm quyền phù hợp với pháp luật đất đai, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững.

3. Xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại; kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; đến năm 2020 hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh, tin học hóa công tác quản lý đất đai, trao đổi thông tin dữ liệu về đất đai qua mạng điện tử từ cấp xã đến cấp tỉnh.

4. Quản lý chặt chẽ tài nguyên theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Khắc phục tình trạng buông lỏng và lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai; xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vi phạm và ngăn chặn không để phát sinh vụ việc mới trong quản lý sử dụng đất. Từng bước đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ giải pháp

1. Chủ động nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai.

- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 31/10/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng và chương trình s66/CT-TU ngày 23/04/2013 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, trên địa bàn tỉnh đến cán bộ, Đảng viên, công chức viên chức và nhân dân đến hết ngày 30/08/2013 hoàn thành.

Đồng thời triển khai quán triệt thường xuyên chương trình, phổ biến, tuyên truyn giáo dục pháp luật hàng năm theo kế hoạch.

Sở Thông tin truyền thông chủ trì, Đài phát thanh - truyn hình, Báo Hà Giang, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan thông tin có liên quan đóng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyn, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức: Hệ thng hóa các văn bản quy phạm pháp luật, phát hành tài liệu hỏi đáp thông qua cng thông tin điện t; xây dựng các chuyên mục Tài nguyên và Môi trường trên báo viết, báo hình, báo điện tử; phát huy vai trò của hệ thống Đài truyn thanh và tủ sách pháp luật.

2. Tăng cường sự chỉ đạo của các ngành, chính quyền các cấp thực hiện tốt chính sách pháp luật đất đai.

- Lãnh đạo các Sở, ngành, UBND các cấp, các đơn vị có liên quan trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc luật đt đai và các chính sách pháp luật có liên quan; đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai; rà soát đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, xác định rõ những tồn tại và hạn chế yếu kém, nguyên nhân và giải pháp khc phục.

- Kiên quyết lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn chặt chẽ và hiệu quả.

3. Tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ, thể chế hóa kịp thời các chính sách, pháp luật về đất đai.

3.1. Quy hoạch sử dụng đất.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh về việc triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, sử dụng đt giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Tổ chức công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đt cấp tỉnh và công khai bản đquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cp tỉnh tại trụ sở làm việc HĐND-UBND tỉnh và trụ sở làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định; thm định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thành phố đảm bảo đúng các tiêu trí sử dụng đất đai được tỉnh phân bổ đảm bảo tính thống nhất và quản lý chặt chẽ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình để trình cấp thẩm quyền phê duyệt hoàn thành trong tháng 6/2013; hoàn thành và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đt cp xã trong tháng 9/2013 và tổ chức công bố quy hoạch sử dụng đất cấp mình theo quy định.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan phải thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cấp thẩm quyn phê duyệt; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất định hướng cho các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực đphát huy lợi thế nguồn lực đất đai của địa phương sử dụng đt đúng mục đích, tiết kiệm và phát huy được hiệu quả trong nội dung lập quy hoạch phải xác định được nhu cầu sử dụng đất đai để btrí phân bổ kế hoạch sử dụng đt đai hợp lý, phù hợp với chỉ tiêu phân bổ trong kỳ quy hoạch, đ làm căn cứ Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đt. Trong quy hoạch phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hết sức tiết kiệm, đi với đất trồng lúa, nhất là đất lúa 02 vụ, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khi phải chuyn mục đích sử dụng loại đất này. Các dự án có sử dụng đất đai chỉ được xem xét, chp nhận triển khai khi đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

3.2. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan chấp hành hướng dẫn các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành.

- Sở kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Quy định về trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển quỹ đất, hình thành khu dân cư trên địa bàn tỉnh; Quy định điều kiện về nhà đầu tư thực hiện dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyn mục đích sử dụng đất; cơ chế đảm bảo thực hiện dự án đầu tư, đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ trình UBND tỉnh ban hành trong năm 2013 làm cơ sở xem xét thm định chấp thuận chủ trương, thẩm định dự án đu tư, cp giấy chứng nhận đầu tư lựa chọn nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm năng lực; hạn chế thấp nhất tình trạng đầu tư, sử dụng đất lãng phí, không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện phương án rà soát đất lâm nghiệp (đất 3 loại rừng), đất trồng lúa, nhất là trồng lúa 02 vụ đlập phương án giao cho các huyện thành phố, các ban quản lý rừng của tỉnh, các công ty lâm nghiệp Trung ương đóng chân trên địa bàn quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả; đng thời quy định quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, nht là đất trng lúa, đảm bảo duy trì chỉ tiêu được Chính phủ phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất đến 2020; lập phương án đưa quỹ đất nông nghiệp chưa sử dụng vào sử dụng, quan tâm quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để bố trí cho đng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, phát triển kinh tế; có quy định chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Chính phủ không để dẫn đến tự ý chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp.

- Trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết s28-NQ/TW ngày 16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quc doanh đđánh giá việc quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý, kiểm tra xử lý các dự án đầu tư chậm triển khai hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, định kỳ 6 tháng 1 ln (từ khi có quyết định giao đất, cho thuê đất) phối hợp kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện quy định về đất đai của các dự án đầu tư.

[...]