Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2022 về khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2022
Ngày có hiệu lực 31/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên Thế giới, Việt Nam và Hà Nội. Đứng trước tình hình dịch, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các cấp và các Ban, ngành, đoàn thể của Thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bám sát theo các chỉ đạo của Trung ương, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Thành phố và đã đạt được các kết quả theo các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh những thành quả đó, công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm như: Bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan để phát sinh các chuỗi lây nhiễm phức tạp; có thời điểm còn thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là trong thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội tại cơ sở; việc thực hiện các quy định về đi lại của người dân. Năng lực hệ thống y tế, nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch của Thành phố có lúc chưa kịp thời.

Thực hiện Công văn số 62-CV/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2021. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch, hạn chế tới mức thấp nhất các vấn đề tồn tại, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Mục đích, yêu cầu

Bảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân, nhanh chóng đưa Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong do COVID-19 và các nguyên nhân khác.

2. Quan điểm chỉ đạo

- Sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân, gắn trách nhiệm của người đứng đầu.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2022

II. NỘI DUNG, LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN CẦN KHẮC PHỤC

1. Sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.

2. Thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

3. Năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập

4. Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc cho người dân.

5. Công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch của Thành phố có lúc còn chưa kịp thời.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong phòng, chống dịch COVID-19

1.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

1.2. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện đi đôi với bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.

1.3. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả giữa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp cấp Thành phố.

2. Nâng cao năng lực của hệ thống

2.1. Tăng cường đầu tư công cho lĩnh vực y tế

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho lĩnh vực y tế, cụ thể như sau:

- Tăng cường năng lực vận hành, đáp ứng cho tuyến cơ sở.

- Tăng cường năng lực chuyên sâu cho tuyến Thành phố.

2.2. Tăng cường hoạt động xã hội hóa công tác y tế

[...]