Kế hoạch 10012/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 10012/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10012/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 306/TTr-SNN ngày 16/12/2022; UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kế hoạch), với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 thông qua các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh hàng hóa nông sản; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Ứng dụng công nghệ mới, các giải pháp khoa học đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; ít nhất 70% mô hình được triển khai trên địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và nhân rộng.

b) Có ít nhất 80% mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được triển khai có sự liên kết đa ngành, liên kết theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư.

c) Có ít nhất 25% mô hình được thực hiện tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt được các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

a) Nghiên cứu giải pháp xã hội hóa, hợp tác công tư trong đầu tư, phát triển, quản lý và khai thác công trình bảo vệ môi trường, hạ tầng nông thôn, hạ tầng thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững.

b) Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực thực hành, kiến thức để người nông dân trở thành chủ thể sản xuất hàng hóa thực sự, áp dụng công nghệ để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng quy mô sản xuất và tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị; giải pháp phát triển và thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới, phát huy bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững kết hợp tăng trưởng xanh.

2. Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn bền vững:

a) Nghiên cứu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn:

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hỗ trợ quản trị nông thôn; xã hội hóa công nghệ thông tin trong quản lý cộng đồng, kết nối thôn, bản, hợp tác xã, đáp ứng tốt hơn dịch vụ công trong cộng đồng cư dân nông thôn.

- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải; sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất; thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế trang trại, các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, thông minh, tăng trưởng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp xây dựng các xã đáp ứng an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững:

- Nghiên cứu và đề ra giải pháp nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khắc phục tình trạng sạt lở đất; nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai bằng áp dụng các công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai.

- Áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính.

c) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa kiến trúc cảnh quan trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của từng địa phương và gắn với quá trình đô thị hóa.

d) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển hạ tầng nông thôn bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và đặc điểm văn hóa truyền thống của vùng Tây nguyên để tạo lập môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành “nơi đáng sống”.

đ) Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; chú trọng đến thu gom và xử lý rác thải rắn, chất thải nhựa, nước thải sinh hoạt và làng nghề.

e) Nghiên cứu các giải pháp phát triển hạ tầng thương mại, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giải pháp tăng cường áp dụng các chứng nhận chất lượng trong sản xuất và thương mại nông sản.

3. Xây dựng các mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ