Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 112-KH/TU về tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 05/01/2023
Ngày có hiệu lực 05/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Cà Mau, ngày 05 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 112-KH/TU NGÀY 25/10/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TUYÊN TRUYỀN AN NINH MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Kế hoạch số 112-KH/TU ngày 25/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Tổ chức quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện tốt các nội dung tại Kế hoạch số 112-KH/TU ngày 25/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước, bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả, nhất là các quan điểm, mục tiêu, định hướng an ninh môi trường đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

b) Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước.

c) Thông qua tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện bảo đảm an ninh môi trường, bảo vệ môi trường sống của con người, chủ động ứng phó trước các mối đe dọa về an ninh môi trường, hướng tới phát triển bền vững đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và Kế hoạch này xác định các nội dung, nhiệm vụ công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; tiến hành thường xuyên, cập nhật nội dung, lồng ghép với tuyên truyền các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; hành động cụ thể, thiết thực bảo đảm an ninh môi trường; hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng” về an ninh môi trường, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước

a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước việc không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá để bảo đảm an ninh môi trường. Làm rõ các quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về an ninh môi trường phát triển bền vững đất nước, nhất là bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật để ngăn chặn, xử lý theo pháp luật tình trạng gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, trong đó "Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sng, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường"

b) Tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phục vụ thiết thực đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt về khai thác, sử dụng tài nguyên nước bảo đảm công bằng, hiệu quả, đa mục tiêu, bền vững trên nguyên tắc của kinh tế thị trường; quản lý tổng hợp nguồn nước, bảo đảm nghiêm ngặt an ninh nguồn nước, nhất là nước sạch cho sinh hoạt của Nhân dân.

c) Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đánh giá mi quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người, đặc biệt là mi quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại dịch bệnh mới; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí, nước và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí, nước bị ô nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

d) Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí, nguồn nước trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhất là phương thức truyền thông qua báo chí, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, mạng xã hội, Đài Truyền thanh cấp huyện, trạm truyền thanh cấp xã (hệ thống thông tin cơ sở), qua các hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, tập huấn,...

đ) Tập huấn, phổ biến thường xuyên các kiến thức về quản lý chất lượng môi trường không khí, bảo vệ nguồn nước, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ nguồn nước cho cán bộ quản lý môi trường các ngành, các cấp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

e) Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, nhất là tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí.

2. Tuyên truyền những kết quả công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước

a) Tuyên truyền những kết quả về công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước thời gian qua, nhất là kết quả nổi bật, như: thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo, thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai, đặc biệt hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được hoàn thiện; công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường được tăng cường, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật một số vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng, coi rác thải là tài nguyên, tăng cường tái chế, tái sử dụng; nhân rộng các hoạt động, mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tái tạo, sử dụng năng lượng sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu và ít phát thải khí nhà kính, mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình cộng đồng giảm phát thải khí nhà kính.

b) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường... Đồng thời, chỉ rõ những mối đe dọa về an ninh môi trường nổi cộm hiện nay, như: Biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường biển, ô nhiễm môi trường khu vực trọng điểm, suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây bất ổn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các khu công nghiệp có liên quan đến hoạt động xả thải, ô nhiễm môi trường đất do việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng, ô nhiễm không khí do các nguồn tại chỗ và do các nguồn xuyên biên giới, suy giảm các hệ sinh thái, như suy giảm hệ sinh thái rừng, bao gồm cả rừng phòng hộ và rừng ngập mặn, suy giảm hệ sinh thái bin,... nhất là sự suy giảm về độ che phủ và sự tàn phá rừng làm giảm khả năng bảo tồn và duy trì tài nguyên nước ngầm, mất cân bằng sinh thái, gia tăng hạn hán, thoái hóa đất,..

c) Tuyên truyền chủ trương của Nhà nước là khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, cung cấp thông tin về môi trường; trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị liên quan và của chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh tập trung, cụm công nghiệp trong việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường.

3. Tuyên truyền những khó khăn, thách thức về an ninh môi trường

a) Tuyên truyền những tác động, cản trở của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, nhất là những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay như: về mất cân bằng sinh thái, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, đô thị hóa; ô nhiễm nguồn nước các dòng sông chính, các vùng sinh thái; ô nhiễm không khí (bụi mịn) ở các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị; suy giảm hệ sinh thái rừng ảnh hưởng nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông; biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, ngập lụt, hạn hán, đặc biệt là suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái, suy thoái chất lượng rừng và mất chức năng phòng hộ, gia tăng ô nhiễm môi trường, gia tăng hạn hán, thoái hóa đất và vấn đề an ninh lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên và gia tăng các xung đột môi trường, gây nên các mối đe dọa an ninh sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới; gia tăng tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường.

b) Tập trung tuyên truyền, tạo ý thức của cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường sống; thực hiện lối sống xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về vai trò của môi trường trong phát triển; biến ý thức thành hành động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh truyền thông về môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trên các phương tiện thông tin truyền thông. Thực hiện chương trình truyền thông mạnh mẽ để tạo thành phong trào bảo vệ môi trường, nhất là trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng nhựa, túi nilon dùng một lần khó phân hủy.

c) Tập trung tuyên truyền về chính sách thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, ký quỹ bảo vệ môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, thị trường các-bon và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường; cổ vũ các mô hình đổi mới, sáng tạo, chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ 4.0 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cùng như bảo đảm an ninh môi trường.

d) Phát hiện, biểu dương những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong bảo đảm an ninh môi trường và nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến trong các hoạt động, phong trào quần chúng bo vệ môi trường gắn với việc tuyên truyền, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

4. Đẩy mạnh tuyên truyền hợp tác quốc tế, huy động hiệu quả các nguồn lực bảo vệ môi trường

[...]