ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/KH-UBND
|
Thái
Bình, ngày 09 tháng 1
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI
ĐOẠN 2019-2020
Để chủ động thực
hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường phát sinh do chất thải
của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi là cơ sở) trên địa
bàn tỉnh, đồng thời nâng cao tính chủ động trong việc phối hợp phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường của các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở; Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2019- 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các quy định của pháp luật
về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra trên địa
bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là sự cố môi trường).
- Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp
của các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện Kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; chủ động chuẩn bị các nguồn lực,
phương án, phương tiện, thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường.
2. Yêu cầu
- Phổ biến, tuyên truyền và triển
khai thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường
công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do xả chất thải trên địa bàn tỉnh;
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cá nhân về công tác phối hợp thực hiện phòng ngừa và
chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trước, trong và sau khi sự cố môi trường xảy ra, giảm
đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần
phát triển bền vững;
- Tăng cường sự phối hợp của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai thực hiện tốt công tác phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
Phát huy sự tham gia, giám sát của
người dân và cơ quan truyền thông trong công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa ứng
phó sự cố môi trường.
3. Phạm vi
Kế hoạch này áp dụng đối với sự cố
phát sinh do chất thải gây ra của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
không áp dụng đối với sự cố khác như sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ
phóng xạ, hạt nhân...
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày
21/03/2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày
24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày
14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ;
- Công văn số 5183/BTNMT-TCMT ngày
02/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai, đôn đốc công tác
phòng ngừa, ứng phó và khắc phục vụ việc, sự cố môi trường;
- Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 05/3/2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể
lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
- Công văn số 4570/UBND-NNTNMT ngày
23/11/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc
phục sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.
III. KẾ HOẠCH
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Phòng ngừa sự cố môi trường
1.1. Chủ cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các nội dung sau:
- Có đầy đủ hồ sơ pháp lý về môi trường
theo quy định (có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
xác nhận hoàn thành sau ĐTM, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường...);
- Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường riêng theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 hoặc lồng ghép vào phương án bảo
vệ môi trường; đối với chủ cơ sở kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung có ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường phải lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường riêng. Kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải được gửi cho chính quyền địa phương cấp
huyện nơi thực hiện dự án, Ban Quản lý Khu kinh tế và Các khu công nghiệp, (đối
với cơ sở nằm trong khu công nghiệp), Ban quản lý hạ tầng cụm công nghiệp (đối
với cụm công nghiệp) và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Phải bảo đảm đầy đủ nguồn nhân lực,
trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phòng ngừa, ứng
phó và khắc phục sự cố phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở mình và tiến hành
bảo dưỡng định kỳ, bổ sung và thay thế các thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng
để bảo đảm khả năng sử dụng tốt trong mọi tình huống;
- Định ký 01 năm/lần tổ chức đào tạo,
tập huấn và diễn tập về các nội dung trong kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường tới cán bộ, người lao động trong cơ sở;
- Công khai thông tin về rủi ro gây sự
cố trong quá trình hoạt động tới cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất khác trong khu vực để phối hợp trong quá trình
phòng ngừa và ứng phó sự cố;
- Thực hiện chế độ kiểm tra thường
xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;
- Có biện pháp loại trừ nguyên nhân
gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
1.2. Các sở, ngành, đơn vị địa
phương liên quan:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn
phụ trách, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục 2;
- Chủ động lồng ghép công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư về nguy
cơ và hậu quả của các sự cố môi trường và biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục sự cố môi trường;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng
dẫn các cơ sở có nguy cơ cao gây sự cố môi trường thuộc quyền quản lý thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Các lực lượng ứng phó sự cố môi trường,
cơ quan phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh phải chủ động, bảo đảm cho cán
bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng khả
năng sẵn sàng triển khai các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố môi
trường.
2. Ứng
phó sự cố môi trường do chất thải
2.1.
Trách nhiệm ứng phó
- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi
trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và
tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa
phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
- Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa
phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn
cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;
- Sự cố môi trường xảy ra trong phạm
vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có
trách nhiệm phối hợp ứng phó;
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng
phó sự cố của cơ sở, địa phương thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cáo cơ
quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham
gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu
huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả
năng của mình;
- Cơ quan quản lý môi trường các cấp
khi tiếp nhận và xác nhận thông tin về sự cố môi trường phải thành lập Ban Chỉ
huy ứng phó sự cố môi trường; Ban Chỉ huy phải tổ chức xuống ngay hiện trường,
làm công tác tham mưu, tư vấn về chuyên môn để giảm thiểu các thiệt hại về môi
trường do sự cố gây ra;
- Trong mọi trường hợp sự cố thì người
chỉ huy cao nhất là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn,
cứu hộ và xử lý sự cố tại hiện trường và điều động lực lượng, phương tiện, trang
thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu;
- Các tổ chức, cá nhân tham gia ứng
phó sự cố cần phải chấp thuận sự điều động của tổ chức ứng phó cấp trên hoặc tổ
chức ứng phó khác được ủy quyền theo quy định để bảo đảm hiệu quả của hoạt động
phòng ngừa, ứng phó sự cố;
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã có
trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch phù hợp với
tình hình thực tế tại hiện trường; phân công, giao trách
nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy; chỉ
huy, điều động các lực lượng tham gia ứng phó sự cố; bổ nhiệm người chỉ huy tại
hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ thể; tổng hợp,
đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Người chỉ huy ứng phó sự cố môi trường cần lưu ý phát huy sức mạnh tổng
hợp của các ban, ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng
cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản, bảo vệ môi trường;
- Trưởng Ban Chỉ huy ứng phó sự cố
môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các lực lượng tham gia ứng phó sự
cố tại hiện trường; trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo lực lượng ứng phó thực hiện
các hành động ứng phó sự cố; can thiệp, giữ vai trò đầu mối tiếp nhận, xử lý và
cung cấp thông tin tại hiện trường.
Nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng
để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của
pháp luật.
2.2. Ứng
phó các tình huống sự cố môi trường cơ bản
a, Trường hợp 1: Sự cố môi trường nằm
trong khả năng ứng phó của cơ sở:
Bước 1: Người phát hiện sự cố ngay lập
tức báo cáo cho chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền;
Bước 2: Chủ cơ sở phải bố trí nhân lực,
vật lực, phương tiện và chỉ đạo lực lượng ứng phó tại chỗ thực hiện ngay các biện
pháp khắc phục sự cố, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại về người và môi trường;
tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
b, Trường hợp 2: Sự cố môi trường vượt
quá khả năng ứng phó của cơ sở:
Bước 1: Chủ cơ sở
phải thông báo ngay đồng thời cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến sự
cố cho chính quyền địa phương (nơi xảy ra sự cố), Ban Quản lý Khu kinh tế và
các Khu công nghiệp (đối với cơ sở nằm
trong khu công nghiệp) Ban Quản lý cụm công nghiệp (đối với
cơ sở nằm trong cụm công nghiệp) và Sở Tài nguyên và Môi
trường;
Bước 2: Cơ quan quản lý môi trường các
cấp khi tiếp nhận và xác nhận thông tin về sự cố môi trường, cử đoàn công tác
xuống ngay hiện trường, làm công tác tham mưu, tư vấn về chuyên môn để giảm thiểu
các thiệt hại về môi trường do sự cố gây ra;
Bước 3: Trưởng Ban Chỉ huy ứng phó sự
cố môi trường có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch phù hợp với tình
hình thực tế tại hiện trường; phân công, giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy; chỉ huy, điều động các lực lượng
tham gia ứng phó sự cố; bổ nhiệm người chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng
tình huống cụ thể; tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c, Trường hợp 3: Sự cố môi trường vượt
quá khả năng ứng phó của huyện, thành phố:
Bước 1: Chủ tịch UBND huyện, thành phố
phải báo cáo khẩn cấp UBND tỉnh để đề nghị hỗ trợ.
Bước 2: Trưởng Ban Chỉ huy ứng phó sự
cố của tỉnh tổ chức chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế
tại hiện trường; phân công, giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên Ban chỉ huy; chỉ huy, điều động các lực lượng tham gia ứng
phó sự cố; bổ nhiệm người Chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ
thể; tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
d, Trường hợp 4: Sự cố môi trường vượt
quá khả năng ứng phó của tỉnh:
Trong trường hợp sự cố vượt quá khả
năng ứng phó của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo khẩn cấp tới cấp cao hơn
theo quy định của Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ về
quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2.3. Khắc phục sự cố môi trường
Là giai đoạn sự cố đã hoàn toàn được
kiểm soát và không có khả năng tái phát trở lại. Trong giai đoạn này, các tổ chức,
cá nhân tham gia ứng phó sự cố có vai trò, trách nhiệm như sau:
- Sau khi thực hiện quá trình chuyển
từ giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn khắc phục hậu quả, Cơ quan quản lý
môi trường kiểm tra đánh giá lại hiện trạng và mức độ ô nhiễm để tham mưu cho
Ban chỉ huy ứng phó sự cố các cấp về việc thực hiện các hành động can thiệp cần
thiết để can thiệp nhanh hoặc bỏ các biện pháp can thiệp, hoặc phục hồi môi trường
trên cơ sở thực tế;
- Chỉ huy hiện trường các cấp căn cứ
vào tình hình cụ thể và tham mưu của cơ quan quản lý môi trường quyết định việc
hủy bỏ các biện pháp hạn chế, can thiệp, phục hồi môi trường;
- Cơ sở xảy ra sự cố môi trường phải
thực hiện tổng hợp các thông tin thiệt hại liên quan đến con người, tài sản và
hỗ trợ trong quá trình khắc phục và điều tra sự cố;
- Trưởng Ban ứng phó, khắc phục sự cố
môi trường là người có thẩm quyền công bố các thông tin về việc tiếp tục đưa hoạt
động kinh tế xã hội trở lại trạng thái bình thường khi việc
khắc phục sự cố môi trường hoàn tất.
2.4. Xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường
- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết
bị phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
đơn vị để đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó với các sự cố có thể
xảy ra trong quá trình hoạt động. Trong đó cần quan tâm đến ứng phó với những
tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (trong và ngoài) cơ sở.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:
Chủ động xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường và hệ thống thiết bị cảnh
báo theo ngành, lĩnh vực phụ trách và địa bàn quản lý.
Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích xã
hội hóa đầu tư công trình bảo vệ môi trường, tham gia dịch vụ công ích để thực
hiện ứng phó sự cố môi trường, khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường.
3. Xác định nguyên nhân, quan trắc,
đánh giá sự cố môi trường
- Khi sự cố môi trường xảy ra, bên cạnh
việc tổ chức các hoạt động ứng phó cần triển khai việc điều tra, xác định
nguyên nhân sự cố môi trường, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường
gây ra. Trường hợp thiệt hại do sự cố môi trường gây ra liên quan đến nhiều tỉnh
lân cận hoặc trường hợp xảy ra sự cố môi trường trên 01 (một) địa bàn nhưng phạm
vi ảnh hưởng lớn, rủi ro, ô nhiễm, thiệt hại cao, Sở Tài nguyên và Môi trường cần
kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham gia
tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường theo
Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Công an tỉnh chủ trì tiến hành điều
tra nguyên nhân gây ra sự cố, nếu có dấu hiệu hình sự thì tiến hành xử lý theo
quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- Tổ chức, cá nhân tham gia khắc phục
sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện quá trình chuyển từ
giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn phục hồi môi trường, quan trắc, giám
sát môi trường sau sự cố, phương án bồi thường thiệt hại, chi phí cho việc ứng
phó sự cố và khắc phục hậu quả tại cơ sở và đưa hoạt động kinh tế trở lại trạng
thái bình thường.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Ngoài các quy định tại Nghị định số
30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ, Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày
05/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành
và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây trong công
tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
1. Trách nhiệm của của các Sở, ngành, địa phương
1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh hướng dẫn, giám sát việc triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố
môi trường;
- Tổ chức điều tra, quản lý các nguồn
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải để quản
lý, giám sát theo quy định;
- Tổ chức quan trắc đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh theo đúng hướng dẫn tại
Phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 5183/BTNMT-TCMT ngày
12/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Nâng cao năng lực quan trắc, dự
báo, cảnh báo, hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường, sự cố môi trường; ;
- Thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
có nguy cơ gây sự cố môi trường, không xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố thông báo cho các Chủ cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, thực hiện
chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch này.
1.2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường đối với lĩnh vực quản lý, đặc biệt lưu ý đối với sự cố môi trường
do vận chuyển, sử dụng các loại hóa chất dùng trong nuôi trồng và bảo vệ thực vật;
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn
cơ sở trong lĩnh vực quản lý xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo an toàn, vệ
sinh, môi trường;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
quản lý không lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
1.3. Sở Công thương
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn
các cơ sở trong lĩnh vực quản lý xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo an toàn,
vệ sinh, môi trường;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân không lập kế hoạch
theo lĩnh vực ngành quản lý.
1.4. Sở Y tế
- Lập, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự
cố môi trường đối với ngành y tế trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thực hiện.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế có nguy cơ xảy ra sự cố phải
xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân không lập Kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo lĩnh vực ngành quản lý.
1.5. Sở Giao thông Vận tải
- Lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường riêng trong lĩnh vực ngành quản lý hoặc lồng ghép kế hoạch ứng
phó sự cố môi trường trong các kế hoạch của ngành; đặc biệt lưu ý đối với lĩnh
vực vận tải hàng hóa nguy hiểm...;
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn
các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành quản lý thực hiện xây dựng kế hoạch
phù hợp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra xử lý
vi phạm của tổ chức, cá nhân không lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường theo lĩnh vực ngành quản lý.
1.6. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực
hiện các công trình xây dựng cao tầng, công trình ngầm và cơ sở xử lý chất thải
theo thẩm quyền được giao quản lý phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ
chức, cá nhân không lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố theo lĩnh vực ngành
quản lý.
1.7. Ban Quản lý Khu kinh tế và Các
khu công nghiệp:
- Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức,
cá nhân trong khu kinh tế, khu công nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân không xây dựng Kế
hoạch ứng phó sự cố môi trường.
1.8. Công an tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng phòng cháy chữa
cháy tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ để hạn chế sự cố cháy nổ gây ra sự cố môi trường ảnh hưởng
đến tính mạng, tài sản nhân dân;
- Chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát Phòng chống
về tội phạm môi trường đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây xảy ra sự cố môi trường;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý
chuyên ngành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, vận tải có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nhưng không lập
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
1.9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn cơ quan báo chí của tỉnh,
Cổng thông tin điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình
tuyên truyền, phổ biến các quy định về đăng ký sản xuất kinh doanh, thuộc đối
tượng phải lập kế hoạch, nâng cao nhận thức, tạo sự thống
nhất, đồng thuận trong nhân dân;
- Tăng cường công tác quản lý đối với
sự cố môi trường có thể xảy ra đối với công trình thuộc trách nhiệm quản lý;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
được giao.
1.10. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch ứng
phó sự cố môi trường đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Lập, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố
môi trường trên địa bàn địa phương để làm căn cứ chỉ đạo thực hiện;
- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân không xây dựng Kế hoạch ứng
phó sự cố môi trường trên địa bàn;
- Phối hợp các cơ quan có liên quan rà
soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
công trình công ích có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn.
1.11. Các sở, ngành, đơn vị
liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
có trách nhiệm chủ động phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan
theo nội dung của Kế hoạch này.
2. Nguồn lực ứng phó sự cố môi trường
2.1. Kinh
phí
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách
nhà nước để triển khai Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa
bàn tỉnh, bảo đảm sẵn sàng phòng ngừa và ứng phó các sự cố do tự nhiên và con
người gây ra; đồng thời kêu gọi các hình thức xã hội hóa để tăng cường nguồn lực
cho công tác bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; khuyến
khích các tổ chức, cá nhân triển khai sản xuất xanh, sạch, thân thiện môi trường,
hướng tới phát triển bền vững để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
2.2. Nhân lực;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải bố trí nhân lực sẵn sàng phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các
cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, bộ phận tham mưu bố trí nguồn nhân lực để
phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có nguy cơ xảy ra trên địa bàn.
3. Chế độ thông tin và báo cáo
3.1. Chế
độ thông tin:
Khi xảy ra sự cố môi trường, chủ các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải phải ngừng ngay mọi hoạt
động gây ô nhiễm môi trường, thực hiện các biện pháp để hạn chế mức độ thiệt hại
và báo cáo cho chính quyền địa phương (nơi xảy ra sự cố) để kịp thời hỗ trợ ứng
phó; đồng thời báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm
quyền để hướng dẫn ứng phó, khắc phục và giải quyết các vấn đề phát sinh theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
3.2. Chế độ báo cáo:
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ báo cáo lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường vào báo cáo giám sát môi trường
định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất (nếu có).
- Các sở, ngành có liên quan, Ủy ban
nhân dân cấp huyện báo cáo lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường trong lĩnh vực quản lý và địa phương vào báo cáo công tác
bảo vệ môi trường năm (hoặc đột xuất) theo Thông tư số
19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp
việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hàng năm trên địa
bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, lồng
ghép vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo Thông tư số
19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016.
Trên đây là Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, trong quá trình
thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc các sở, ngành, UBND huyện, thành phố báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường)./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các sở, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NNTMT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Xuyên
|