Quyết định 2241/QĐ-UBND năm 2022 về Quy trình ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 2241/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 24/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Nguyễn Văn Khước |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2241/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 385/TTr-STNMT ngày 10/11/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Công bố “Quy trình Ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
b) Sao Quyết định này gửi đến các Công ty TNHH MTV thủy lợi; các Chủ các đơn vị xử lý nước thải tập chung; các Chủ nguồn xả nước thải lớn (từ 500m3/ngày đêm) để phổ biến việc tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. UBND các huyện, thành phố sao Quyết định này và gửi đến UBND các xã, phường, thị trấn để phổ biến và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc các đơn vị cấp nước; Giám đốc các Công ty TNHH MTV thủy lợi; Chủ các đơn vị xử lý nước thải tập chung; Chủ các nguồn xả nước thải lớn (từ 500m3/ngày đêm) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ TỔ CHỨC DIỄN TẬP NHẰM SẴN SÀNG ỨNG PHÓ KHI
XẢY RA CÁC SỰ CỐ, THẢM HỌA GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ MẤT AN TOÀN CẤP NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2241/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Để đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước . UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy trình Ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
- Phòng ngừa có hiệu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế, xã hội và ô nhiễm nguồn nước do sự cố, thảm họa họa ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước gây ra.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2241/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 385/TTr-STNMT ngày 10/11/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Công bố “Quy trình Ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
b) Sao Quyết định này gửi đến các Công ty TNHH MTV thủy lợi; các Chủ các đơn vị xử lý nước thải tập chung; các Chủ nguồn xả nước thải lớn (từ 500m3/ngày đêm) để phổ biến việc tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. UBND các huyện, thành phố sao Quyết định này và gửi đến UBND các xã, phường, thị trấn để phổ biến và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc các đơn vị cấp nước; Giám đốc các Công ty TNHH MTV thủy lợi; Chủ các đơn vị xử lý nước thải tập chung; Chủ các nguồn xả nước thải lớn (từ 500m3/ngày đêm) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ TỔ CHỨC DIỄN TẬP NHẰM SẴN SÀNG ỨNG PHÓ KHI
XẢY RA CÁC SỰ CỐ, THẢM HỌA GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ MẤT AN TOÀN CẤP NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2241/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Để đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước . UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy trình Ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
- Phòng ngừa có hiệu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế, xã hội và ô nhiễm nguồn nước do sự cố, thảm họa họa ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước gây ra.
- Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương, người dân, các nguồn xả nước thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch trong việc xây dựng và thực hiện Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước sạch; chủ động chuẩn bị các nguồn lực, phương án, phương tiện, thiết bị sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
2. Yêu cầu
- Tất cả các tổ chức, đơn vị ứng phó sự cố quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Tập trung lực lượng, phương tiện hiện có, sẵn sàng ứng phó ô nhiễm nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến mức độ ô nhiễm nguồn nước, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia phối hợp cùng các lực lượng trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do ô nhiễm nguồn nước gây ra.
3. Đối tượng: Các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước sạch; các tổ chức và cá nhân có hoạt động sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và mọi người dân trên địa bàn tỉnh đều có nghĩa vụ tham gia phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
4. Phạm vi: Phương án này triển khai và áp dụng đối với sự cố, thảm họa phát sinh gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc l à địa phương có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, bao gồm: Nguồn nước mặt, nước dưới đất và nước mưa. Hệ thống nước mặt, tỉnh ta có mạng lưới sông suối, hồ đầm, ao khá đa dạng và phong phú, có khoảng hơn 180 hồ chứa nước, tổng dung tích 79,12 triệu m3. Các đầm pha hồ, ao tự nhiên có tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3 và trữ lượng nước tại các sông, suối, khe lạch nhỏ có tổng dung tích khoảng 5,5 triệu m3. Bao gồm hệ thống hồ, đầm tự nhiên như: Đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Riệu (Phúc Yên), đầm Rưng, vực Xanh (Vĩnh Tường); các hồ thủy lợi nhân tạo như: Vân Trục (Lập Thạch), Đại Lải (Phúc Yên), Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Ninh, Đồng Mỏ (Tam Đảo), Bò Lạc, Suối Sải (Sông Lô), Thanh Lanh, Gia Khau, Hương Đà (Bình Xuyên)...
Về nguồn tài nguyên nước dưới đất có trữ lượng tự nhiên qua thăm dò tại các huyện đồng bằng của tỉnh khoảng gần 85,8 triệu m3; trữ lượng tự nhiên tại các huyện miền núi khoảng hơn 238,3 nghìn m3/ngày đêm và trữ lượng tự nhiên ở các huyện đồng bằng khoảng 276,9 nghìn m3/ngày đêm. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của toàn tỉnh khoảng 2,12 triệu m3/ngày đêm. Sự phân bố nguồn nước ngầm không đồng đều, có khu vực rất ít nước và có khu vực khá nhiều nước. Do đó, nguồn nước dưới đất được đánh giá là nguồn tài nguyên quý giá, cần phải được quản lý chặt chẽ và khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm.
Những năm trở lại đây, hầu hết mọi hoạt động trong đời sống sinh hoạt của người dân đã tác động mạnh mẽ đến chu trình thủy văn, gây nên những ảnh hưởng có lợi cũng như bất lợi tới số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên nước nói chung. Bên cạnh đó, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên nước của con người ngày càng tăng cao cùng với sự biến đổi thất thường của khí hậu toàn cầu khiến cho tài nguyên nước ngày càng bị tác động theo chiều hướng suy giảm cả về chất và lượng. Do đó, công tác quản lý tài nguyên nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như phát triển KT - XH của con người đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế - xã hội, dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng. Trong khi tình trạng sử dụng lãng phí, cùng việc ý thức bảo vệ nguồn nước của chủ các nguồn xả nước thải chưa cao, một bộ phận người dân chưa có ý thức trong bảo vệ nguồn nước còn có hiện tượng xả chất thải, rác thải ra nguồn nước, có nhiều nguồn xả nước thải lớn có nguy cơ tiềm ẩn các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước và các động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, khả năng cung cấp nước của các đơn vị cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh còn chưa cao, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ gây ra sự cố mất an ninh nguồn nước.
2. Xác định, đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước:
a) Xác định đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
- Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc tự nhiên: Do các hiện tượng thời tiết mưa, bão, lũ lụt, ngập úng đưa vào môi trường nước sông, suối, ao, hồ, đầm các chất thải bẩn, xác động vật, phát sinh các sinh vật, có hại, phát sinh các loại tảo… làm mất sự trong sạch của nước. Bên cạnh đó còn khuấy động những tạp chất trong hệ thống cống, rãnh, mang theo nhiều chất độc hại, hóa chất lưu giữ lâu ngày trong cống, rãnh xâm thực vào nguồn nước.
- Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc nhân tạo:
+ Các nguy cơ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm trong lưu vực sông suối, ao, hồ đầm; nuôi cá lồng bè trên sông, suối đầu nguồn. Ô nhiễm nước do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; xúc rửa dụng cụ, xả bao bì thuốc bảo vệ thực vật ra nguồn nước.
+ Các nguy cơ từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Ô nhiễm nguồn nước do sự cố rò rỉ nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải tập trung, các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước do chủ nguồn thải thiếu ý thức cố ý xả nước thải chưa qua xử lý nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất ra nguồn nước
+ Các nguy cơ từ hoạt động du lịch, dịch vụ: Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ tại các khu danh thắng trên địa bàn tỉnh, từ các vui trơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng nằm xen kẽ tại các khu dân cư, đô thị.
+ Các nguy cơ từ hoạt động sinh hoạt: Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sinh hoạt tại các khu vực đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
+ Các nguy cơ khác: Hiện tượng một bộ phận dân cư thiếu ý thức xả rác thải, chất thải chưa qua xử lý, xác súc vật chết, động vật chết do dịch bệnh vào nguồn nước. Nguy cơ do ô nhiễm do chìm đắm tàu thuyền, tràn dầu do hoạt động vận tải đường thủy nội địa…
b) Phân loại nguy cơ ô nhiễm:
+ Ô nhiễm nguồn nước cấp độ thấp: Sự cố trong phạm vi của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong khả năng ứng phó của cơ sở.
+ Ô nhiễm nguồn nước cấp độ trung bình: Sự cố trong phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một khu vực huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
+ Ô nhiễm nguồn nước cấp độ cao: Sự cố có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh.
+ Ô nhiễm nguồn nước cấp độ thảm họa: sự cố đặc biệt nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân liên tỉnh (ô nhiễm nguồn nước sông liên tỉnh).
(Danh mục các nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm tại Phụ lục 1)
3. Dự kiến một số tình huống sự cố ô nhiễm nguồn nước
a) Tình huống 1: Lũ lụt gây sạt lở đất tại khu vực đầu nguồn dẫn nước thô về nhà máy xử lý nước gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân
- Nguyên nhân: Diễn biến thời tiết bất thường, lượng mưa tăng đột biến trong một thời gian ngắn gây sạt lở đất tại khu vực đầu nguồn cấp nước thô về nhà máy xử lý nước.
- Hậu quả: Đất đá sạt lở xuống dòng sông làm cho nước sông bị thay đổi tính chất lý, hóa, học: nước có màu đục, nhiều tạp chất, cát, mùn hữu cơ, rác… Mức độ ô nhiễm cao, việc xử lý tại các nhà máy chưa triệt để ảnh hưởng đến việc sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của người dân trong phạm vi cấp nước của nhà máy.
b) Tình huống 2: Xảy ra sự cố vỡ bể chứa chất thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung hoặc hệ thống xử lý nước thải của đơn vị sản xuất ngoài khu công nghiệp
- Nguyên nhân: Vỡ bể chứa chất thải của trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý nước thải do quá tải hoặc do kết cấu bể chứa không đủ dung tích, chất lượng xây dựng kém hoặc do lỗi vận hành.
- Hậu quả: Một lượng lớn chất thải từ bể chứa các chất thải chảy trực tiếp xuống dòng sông, suối hoặc ao, hồ, đầm gây ô nhiễm nguồn nước đe dọa trực tiếp môi trường thủy sinh trên dòng sông, suối, thủy vực ảnh hưởng tưới tiêu cho nông nghiệp, nguồn cấp nước cho các đơn vị sản xuất cung cấp nước sạch sinh hoạt, sản xuất.
c) Tình huống 3: Sự xuất hiện của các vi sinh vật trong nguồn sông nước gây ô nhiễm nguồn nước
- Nguyên nhân: Vi sinh vật phát triển mạnh trong nguồn nước do các chất thải sinh hoạt, y tế, chăn nuôi chưa được xử lý thải ra sông, suối, thủy vực.
- Hậu quả: Nguồn nước sông bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến tưới tiêu cho nông nghiệp, người dân sống gần khu vực ô nhiễm bị mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về đường ruột, đường hô hấp; gây nhiễm nguồn cấp nước cho các đơn vị sản xuất cung cấp nước sạch
d) Tình huống 4: Nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiễm chất thải, chất độc hóa học, xác súc vật chết do dịch bệnh.
- Nguyên nhân: Tổ chức hoặc cá nhân chủ ý hoặc vô ý đưa vào nguồn nước chất thải, chất độc hóa học, xác súc vật chết do dịch bệnh.
- Hậu quả: Nguồn cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các hộ dân khu vực nông thôn. Người dân không có nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt và nông nghiệp. Nguồn nước cấp cho các nhà máy sản xuất, cấp nước sạch bị ô nhiễm. Hệ sinh thái thủy sinh bị đe dọa nghiêm trọng, cá chết hàng loạt, mặt nước nổi bọt, kết váng.
- Bước 1: Thông báo, cung cấp thông tin đến các cơ quan chức năng, các lực lượng liên quan đến ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Bước 2: Kích hoạt các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự cố lan rộng.
- Bước 3: Triển khai các lực lượng thực hành ứng phó, chuẩn bị, huy động lực lượng tham gia ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Bước 4: Khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Bước 5: Đánh giá nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại, phục hồi môi trường; điều tra, xử lý vi phạm, bồi thường thiệt hại (trong trường hợp do chủ ý con người) và tổng hợp báo cáo.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; giám sát, đánh giá hiện trạng, mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại (trong trường hợp do chủ ý của con người).
- Chủ động tiến hành các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; hạn chế, lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý giảm thiểu ô nhiễm.
b) Sở Xây dựng
- Phối hợp ứng phó sự cố, tham gia đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước đảm bảo nguồn nước thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt đô thị và khu công nghiệp.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Huy động lực lượng ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước đối với các hồ chứa thủy lợi, các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Phối hợp xác định nguyên nhân, mức độ suy giảm chất lượng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, đề xuất biện pháp khắc phục sự cố.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước đảm bảo nguồn nước thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt nông thôn.
d) Công an tỉnh: Huy động các lực lượng: Bảo vệ an ninh, cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra, công an môi trường, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng cơ động tham gia xử lý, ứng phó sự cố.
đ) Sở Y tế: Huy động Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, các bệnh viện, trung tâm, trạm y tế nơi xảy ra sự cố tham gia xử lý, ứng phó sự cố.
e) UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị quản lý, huy động các lực lượng trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước
g) UBND xã, phường, thị trấn.
- Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp với các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn ở khu vực xảy ra sự cố đồng thời tổ chức sơ tán người dân ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
- Huy động lực lượng quân sự, công an và các lực lượng khác tham gia ứng cứu sự cố; tổ chức các chốt chặn bảo vệ hiện trường, không cho người và phương tiện vào khu vực xảy ra sự cố.
h) Các đơn vị khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch trong khu vực xảy ra sự cố.
- Dừng ngay các hoạt động khai thác khi nguồn nước khai thác không đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
- Triển khai sử dụng nguồn nước dự phòng để đảm bảo an toàn cấp nước.
- Huy động lực lượng và phương tiện và thiết bị sẵn sàng tham gia ứng phó, xử lý khi có sự cố xảy ra.
i) Các đơn vị khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực xảy ra sự cố..
- Dừng ngay các hoạt động khai thác khi nguồn nước khai thác không đảm bảo an toàn cấp nước sản xuất nông nghiệp.
- Huy động lực lượng và phương tiện và thiết bị sẵn sàng tham gia ứng phó, xử lý khi có sự cố xảy ra.
k) Các đơn vị có hoạt động xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực xảy ra sự cố.
- Dừng các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải, thực hiện mọi biện pháp khống chế nước thải không phát tán ra môi trường.
- Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các cơ quan chức năng, các lực lượng trên địa bàn xử lý sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Triển khai kế hoạch, phương án ứng phó sự cố; Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các cơ quan chức năng, các lực lượng trên địa bàn xử lý sự cố ô nhiễm nguồn nước do đơn vị mình gây ra.
(Danh sách các đầu mối liên hệ và số điện thoại tại Phụ lục số 2)
III. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, tập huấn triển khai thực hiện quy trình biện pháp ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước đối với các đơn vị khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh
- Chỉ đạo và giám sát các đơn vị khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch; các đơn vị khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; đơn vị có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước định kỳ tổ chức diễn tập quy trình biện pháp ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xả thải vào nguồn nước của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nước, phòng ngừa sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Phối hợp với các sở ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tài nguyên nước, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh khác.
2. Sở Xây dựng
- Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước đảm bảo nguồn nước thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị và khu công nghiệp.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ an toàn nguồn nước, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước đối với các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi và các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước các hồ chứa thủy lợi.
4. Công an tỉnh
- Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh các đơn vị, lực lượng có liên quan xây dựng phương án sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn.
- Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm liên quan đến an ninh nguồn nước.
- Chỉ đạo lực lượng phòng cháy chữa cháy tích cực luyện tập thành thục các phương án cơ động phối hợp xử lý sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị sản xuất, cung cấp nước sạch và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân (nhất là khu vực đầu nguồn) trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ an ninh nguồn nước, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại nguồn nước.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn
- Tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn theo thẩm quyền.
6. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố ô nhiễm nguồn nước đến cán bộ, nhân viên để chủ động phòng, tránh, kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra tại cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.
- Chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố ô nhiễm nguồn nước, đề xuất lựa chọn các nguồn nước dự phòng, nguồn khai thác nước lâu dài, công nghệ xử lý theo từng giai đoạn nhằm cung cấp nước chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tác tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước; phối hợp hiệp đồng với các lực lượng sẵn sàng xử lý các sự cố.
- Định kỳ kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, hóa chất để sẵn sàng xử lý khi có sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra.
- Triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn nước thay thế trong trường hợp xả ra sự cố nguồn cấp nước sinh hoạt.
- Hằng năm tổ chức tập huấn, diễn tập về ứng phó sự cố, tình huống, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước khai thác, sử dụng và mất an toàn cấp nước, tổng hợp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Các đơn vị khai thác nước tập chung phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố ô nhiễm nguồn nước đến cán bộ, nhân viên để chủ động phòng, tránh, kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra tại các nguồn nước khai thác, thông báo kịp thời tình hình bất thường về chất lượng nước khai thác đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng, khu vực lấy nước của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm đến công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố ô nhiễm nguồn nước, đề xuất lựa chọn các nguồn nước dự phòng, nguồn khai thác nước lâu dài theo từng giai đoạn nhằm cung cấp nước chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tác động đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước; phối hợp hiệp đồng với các lực lượng sẵn sàng xử lý các sự cố.
- Định kỳ kiểm tra nguồn nước, dụng cụ, thiết bị để sẵn sàng xử lý khi có sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra;
- Phối hợp tổ chức tập huấn, diễn tập về ứng phó sự cố, tình huống, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước khai thác, sử dụng và mất an toàn cấp nước.
8. Chủ đơn vị xử lý nước thải tập chung, chủ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố ô nhiễm nguồn nước đến cán bộ, nhân viên để chủ động phòng, tránh, kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình, bảo đảm các thông số chất lượng nước thải sau xử lý và tại điểm xả luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định. chuẩn bị lực lượng, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời báo cáo kịp thời với cơ quan cấp phép và cơ quan chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố về ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận ở khu vực
1. Kịch bản diễn tập
Căn cứ vào các nguồn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trong từng giai đoạn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, kịch bản khung diễn tập ứng phó sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch, kịch bản khung diễn tập, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và kịch bản khung hằng năm các đơn vị chủ trì triển khai tổ chức diễn tập xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết và triển khai thực hiện.
2. Tổ chức, triển khai diễn tập
a) Đơn vị chủ trì triển khai tổ chức diễn tập
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch;
- Các đơn vị khai thác nước tập chung phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Chủ đơn vị xử lý nước thải tập chung, chủ các nguồn thải lớn (từ 500 m3/ngày đêm)
b) Đơn vị kiểm tra, giám sát: Sở Tài nguyên và Môi trường
c) Yêu cầu:
Hằng năm, đơn vị chủ trì triển khai tổ chức diễn tập xây dựng Kế hoạch diễn tập gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
Các hoạt động của đợt diễn tập phải sát với thực tế, đảm bảo tăng cường được năng lực cho các đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp và kỹ năng ứng cứu sự cố phù hợp với điều kiện trang thiết bị và con người, cụ thể:
- Quá trình liên lạc, trao đổi thông tin, chỉ đạo, thông báo phải thực hiện thông suốt;
- Các đơn vị tham gia tuyệt đối tuân thủ sự điều động, chỉ đạo của Chỉ huy hiện trường, đồng thời chủ động trong việc triển khai các nội dung được phân công của đơn vị mình;
- Đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của các lực lượng tham gia diễn tập;
- Cuộc diễn tập phải được diễn ra theo đúng kế hoạch trừ những trường hợp thiên tai bất khả kháng;
- Các đơn vị cần thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ của đơn vị mình theo kế hoạch và kịch bản, thời gian cho mỗi hành động phải xác định chính xác làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án ứng phó trong thực tế cũng như đề ra giải pháp rút ngắn thời gian cho từng hành động.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO; SƠ, TỔNG KẾT HÀNG NĂM
- Định kỳ hàng năm trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo các đơn vị chủ trì triển khai tổ chức diễn tập báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tiến hành sơ, tổng kết về kết quả thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh,
Trong quá trình thực hiện Quy trình Ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố, thảm họa gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước trên địa bàn tỉnh nếu có vướng mắc, bất cập đề nghị các cơ quan, đơn vị cho ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.
DANH MỤC CÁC SÔNG, SUỐI, HỒ THỦY LỢI CÓ KHẢ NĂNG XẢY RA
SỰ CỐ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2241/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
I |
Danh mục sông, suối có khả năng xảy ra sự cố ô nhiễm |
||||
STT |
Tên sông |
Chảy ra |
Vùng tác động |
Mục đích cấp nước |
Ghi Chú |
1 |
Sông Lô |
Sông Hồng |
Các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
2 |
Suối Sải |
Sông Lô |
Các xã: Quang Yên, Lãng Công, Hải Lựu |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
3 |
Suối Bò lạc |
Sông Lô |
Các xã: Đồng Quế, Nhân Đạo, Phương khoan, TT Tam Sơn |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
4 |
Sông Phó Đáy |
Sông Lô |
Các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa, Đình Chu, Triệu Đề, Sơn Đông. |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
5 |
Ngòi Lanh |
Sông Phó Đáy |
Các xã Đạo Trù, Bồ Lý |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
6 |
Sông Đình Cả |
Sông Phó Đáy |
Xã Đại Đình, khu danh thắng Tây Thiên |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
7 |
Sông Hồng |
Biển |
|
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
8 |
Sông Cà Lồ |
Sông Cầu |
Các xã, phường, thị trấn: Trung Kiên, Nguyệt Đức, Văn Tiến, Phú Xuân, Đạo Đức, Tiền Châu, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Nam Viên, Khả Do, Phúc Thắng; KCN Kim Hoa (Cty Hon Da, Cty Toyota) |
Sinh hoạt, nông nghiệp |
|
9 |
Sông Phan |
Sông Cà Lồ |
Các xã, thị trấn: Tan Cương, Vĩnh Tường, Thượng Trưng, Thổ Tang, Vĩnh Sơn, Vũ Di, Bình Dương, Vân Xuân, Tề Lỗ, Đồng Văn, Yên Lạc, Bình Định, Trung Nguyên Đồng Cương, Đồng Tâm, Thanh Trù, Hương Canh, Sơn Lôi; Nhà máy xử lý nước thải TP Vĩnh Yên, KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, Cụm CN Hương Canh |
Nông nghiệp |
|
10 |
Sông Nông Trường (Sông Xạ Hương) |
Sông Cà Lồ |
Các xã, thị trấn: Minh Quang, Gia Khánh, Bá Thiện, Tam Hợp |
Nông nghiệp |
|
11 |
Phụ lưu số 1 (Sông Cầu Bòn) |
Sông Nông Trường |
Các xã, thị trấn: Hợp Châu, Kim Long, Hương Sơn, Cty TNHH MTV 95 |
Nông nghiệp |
|
12 |
Sông Bá (Mây, Tranh) |
Sông Cà Lồ |
Các xã Trung Mỹ, Bá Hiến, Bá Thiệnl KCN Bá Thiện; KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên 2; KCN Thăng Long; |
Nông nghiệp |
|
13 |
Suối Mo |
Sông Bá |
Xã Ngọc Thanh |
Nông nghiệp |
|
II |
Danh mục hồ thủy lợi có khả năng xảy ra sự cố ô nhiễm |
||||
STT |
Tên Hồ, dung tích |
Địa điểm |
Vùng tác động |
Mục đích cấp nước |
Dung tích (triệu m3) |
1 |
Hồ Vân Trục |
Vân Trục, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
Xã Vân Trục |
Cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt |
7,6 |
2 |
Hồ Bò Lạc |
Đồng Quế, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Xã Đồng Quế |
Cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản |
2,5 |
3 |
Hồ Suối Sải |
Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Xã Lãng Công |
Cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản |
2,6 |
4 |
Hồ Khuân |
Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Xã Hải Lựu |
Cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản |
1,07 |
5 |
Hồ Đa Mang |
Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
Xã Văn Quán |
Cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản |
1,18 |
6 |
Hồ Xạ Hương |
Minh Quang- Tam Đảo |
Xã Minh Quang, Khu du lịch Tam Đảo, |
Nông nghiệp,Công nghiệp, sinh hoạt |
13,43 |
7 |
Hồ Bản Long |
Minh Quang- Tam Đảo |
Khu vực xã Minh Quang, VQG Tam Đảo |
Nông nghiệp |
3,405 |
8 |
Hồ Làng Hà |
Xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo |
Xã Hồ Sơn, Khu du lịch Tam Đảo |
Nông nghiệp, sinh hoạt |
2,560 |
9 |
Hồ Đồng Mỏ |
Xã Đạo trù, Huyện Tam Đảo |
Xã Đạo Trù |
Nông nghiệp |
5,470 |
10 |
Hồ Vĩnh Thành |
Xã Đạo trù, Huyện Tam Đảo |
Xã Đạo Trù |
Nông nghiệp |
2,732 |
11 |
Hồ Gia Khau |
Trung Mỹ- Bình Xuyên |
Xã Trung Mỹ |
Nông nghiệp |
0,782 |
12 |
Hồ Thanh Lanh |
Xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên |
Xã Trung Mỹ, khu du lịch Nam Tam Đảo |
Nông nghiệp, Sinh hoạt |
10,621 |
13 |
Hồ Đại Lải |
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc |
Xã Ngọc Thanh, khu du lịch Đại Lải, khu du lịch Flamigo Đại Lải, khu đô thị Nhật Hằng |
Cấp nước tưới nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt công nghiệp |
33.2 |
14 |
Hồ Lập Đinh |
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc |
Xã Ngọc Thanh |
Nông nghiệp |
2.06 |
15 |
Hồ Thanh Cao |
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc |
Xã Ngọc Thanh, khu du lịch Flamingo Đại Lải |
Nông nghiệp, sinh hoạt |
0.9 |
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA SỰ CỐ Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC SẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2241/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
STT |
Đơn vị |
Địa chỉ |
Bộ phận đầu mối/ Số điện thoại |
Ghi chú |
I |
Các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi trường cấp tỉnh, huyện |
|
||
1 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Đường Hai Bà Trưng, Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên |
Phòng Khoáng sản, tài nguyên nước và KTTV- Ông Đỗ Tiến Thành 0913284008 |
|
2 |
Sở Xây dựng |
Đường Lý Thái Tổ, Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên |
Phòng QLN, PTĐT&HTKT - Ông Kiều Thắng 0970.770.542 |
|
3 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Đường Nguyễn Viết Xuân, Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên |
|
|
4 |
Công an tỉnh |
Phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên |
|
|
5 |
Sở Y tế |
Đường Hai Bà Trưng, Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên |
|
|
6 |
UBND TP Vĩnh Yên |
TP Vĩnh Yên |
|
|
7 |
UBND TP Phúc Yên |
TP Phúc Yên |
|
|
8 |
UBND huyện Vĩnh Tường |
Thị trấn Vĩnh Tường |
|
|
9 |
UBND huyện Yên Lạc |
TT Yên Lạc |
|
|
10 |
UBND huyện Bình Xuyên |
TT Hương Canh |
|
|
11 |
UBND huyện Tam Đảo |
TT Hợp Châu |
|
|
12 |
UBND huyện Tam Dương |
TT Hợp Hòa |
|
|
13 |
UBND huyện Sông Lô |
TT Tam Sơn |
|
|
14 |
UBND huyện Lập Thạch |
TT Lập Thạch |
|
|
II |
Các đơn vị sản xuất, cung cấp nước sạch |
Nguồn nước sử dụng |
||
15 |
Nhà máy nước Hợp Thịnh - Công ty CP cấp thoát nước số 1 |
Phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên |
|
Nước dưới đất |
16 |
Nhà máy nước Ngô Quyền - Công ty CP cấp thoát nước số 1 |
Phường Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên |
|
Nước dưới đất |
17 |
Nhà máy nước Trung Kiên - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Thôn Miêu Cốc, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc |
|
Nước dưới đất |
18 |
Nhà máy nước Liên Châu - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc |
|
Nước dưới đất |
19 |
Nhà máy nước Đại Tự - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Xã Đại Tự, huyện Yên Lạc |
|
Nước dưới đất |
20 |
Nhà máy nước Trung Hà - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Thôn 7, xã Trung Hà, huyện Yên Lạc |
|
Nước dưới đất |
21 |
Nhà máy nước Tân Cương - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường |
|
Nước dưới đất |
22 |
Nhà máy nước Sơn Đông - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Thôn Phú Hậu, xã Sơn Đông, Lập Thạch |
|
MN Sông lô |
23 |
Nhà máy nước Bồ Sao - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Xã Bồ Sao, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc |
|
MN Sông Lô |
24 |
Nhà máy nước Thái Hòa - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Thôn Móng Cầu, xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch |
|
NM Sông Phó Đáy |
25 |
Nhà máy nước liên xã Tứ Trưng, Ngũ Kiên - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Khu 4, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường |
|
Nước dưới đất |
26 |
Nhà máy nước xã Vân Trục - Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn |
Thôn Vân Trục, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch |
|
NM hồ Vân Trục |
27 |
Công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo |
Quốc lộ 2B cũ, xã Hợp Châu, Tam Đảo |
|
NM hồ Xạ Hương |
28 |
Nhà máy nước Thanh Lãng - Cty Cổ phần Cấp nước Vĩnh Phúc |
Tổ dân phố Hồng Bàng, thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên |
|
Nước ngầm |
29 |
Nhà máy nước Sông Lô - Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc |
Thôn Phú Hậu - xã Sơn Đông - huyện Lập Thạch |
|
MN Sông lô |
30 |
Nhà máy nước Tam Sơn - Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc |
TT Tam Sơn - huyện Sông Lô |
|
MN Sông lô |
31 |
Nhà máy nước Lập Thạch - Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc |
TT Lập Thạch, huyện lập Thạch |
|
MN Sông lô |
32 |
Nhà máy nước Đồng Tĩnh - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp nước Vĩnh Phúc |
Thôn Quang Trung, xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương |
|
MN Sông Phó Đáy |
33 |
Nhà máy nước Tam Sơn - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng cấp nước Vĩnh Phúc |
TT Tam Sơn - huyện Sông Lô |
|
MN Sông lô |
34 |
Nhà máy nước TT Phúc Yên thuộc Công ty Cổ phần Nước sạch Vĩnh Phúc |
Số 220, đường Trần Phú, Phúc Thắng, PY |
Ô. Nguyễn Văn Long, đt: 0978379688 |
Nước dưới đất |
35 |
Nhà máy nước Đồi Cấm - Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc |
TDP Tiên Thịnh, P Tiền Châu, TP Phúc Yên |
|
Nước dưới đất |
36 |
Nhà máy nước Đạo Đức - Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc |
TT Đạo Đức, huyện Bình Xuyên |
|
Nước dưới đất |
37 |
Nhà máy nước Bá Hiến - Công ty Cổ phần cấp nước Setfil Vĩnh Phúc |
Xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên |
B. Dương Thị Thu Hiền, đt: 0987763689 |
MN Hồ Đại Lải |
38 |
Nhà máy nước thị trấn Vĩnh Tường - UBND huyện Vĩnh Tường |
TT Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường |
|
Nước dưới đất |
39 |
Nhà máy nước Sông Hồng - Công ty Cổ phần Xây dựng Procons |
Xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường |
|
NM Sông Hồng |
40 |
Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải |
Xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên |
|
NM Hồ Đại Lải |
41 |
Nhà máy nước Yên Lạc - Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc |
TT Yên Lạc, huyện Yên Lạc |
|
Nước dưới đất |
III |
Chủ đơn vị xử lý nước thải tập chung/chủ nguồn thải lớn |
Lưu lượng xả (m3/ngày đêm) |
||
39 |
Công ty Cổ phần Phát triển Hạ Tầng Vĩnh Phúc |
KCN Khai Quang |
|
15.000 |
40 |
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc |
KCN Bình Xuyên |
|
3.000 |
41 |
Công ty TNHH Vina-CPK |
KCN Bá Thiện II |
|
5.000 |
42 |
Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc |
KCN Thăng Long |
|
3.000 |
43 |
Công ty TNHH Fuchuan |
KCN Bình Xuyên II |
|
1.000 |
44 |
Công ty TNHH Interflex Vina |
KCN Bá Thiện |
Ô. Phạm Ngọc Anh, đt: 0969855691 |
2.950 |
45 |
Công ty Cổ phần Đầu tư XD và TM Nhật Hằng |
Xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên |
|
700 |
46 |
Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải |
Xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên |
|
950 |
47 |
Công ty HonDa Việt Nam |
Phường Phúc Thắng, TP Phúc Yên |
|
970 |
48 |
Công ty ô tô Toyota Việt Nam |
Phường Phúc Thắng, TP Phúc Yên |
|
820 |
49 |
Công ty TNHH MTV 95 |
TT Hợp Châu, huyện Tam Đảo |
Ô. Cù Quang Đạt, đt: 0936399366 |
900 |
50 |
Trạm xử lý nước thải Thành phố Vĩnh Yên |
Xã Quất Lưu, Bình Xuyên |
|
5.000 |