Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2018 về tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 10/01/2018
Ngày có hiệu lực 10/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Đỗ Đức Duy
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Yên Bái, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về "Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020", Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (viết tắt là Kế hoạch tổ chức triển khai Chương trình hành động), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/4/2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận s10-KL ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X. Củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh.

- Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện công tác PCTN đến năm 2020 của tỉnh là căn cứ để các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (viết tắt là các sở, ban, ngành, địa phương) xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình tổ chức trin khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ về PCTN; tiếp tục triển khai có hiệu quả Công văn số 17-CV/BCSĐ ngày 15/03/2017 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phổ biến, quán triệt Kết luận số 10-KL/TW.

2. Yêu cầu:

- Kế hoạch tổ chức triển khai Chương trình hành động phải bảo đảm quán triệt quán điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong PCTN và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Công tác PCTN phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

- Các nhiệm vụ cụ thể nêu trong Kế hoạch triển khai Chương trình hành động phải khả thi, tránh hình thức, đảm bảo tính đồng bộ.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chc, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

- Các sở, ban, ngành, địa phương phải xác định công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN; Chương trình hành động số 90-Ctr/TU ngày 15/11/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành và người đứng đầu chính quyền các cấp phải gương mẫu, quyết liệt, chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng.

- Hàng năm, việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phải đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác PCTN trong tổ chức, cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN với phương châm: Cán bộ phải gương mu hơn nhân viên, cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải gương mu.

2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm quy định về công tác tổ chức, cán bộ:

- Khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nht là việc thực hiện quy tắc ứng xử; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ.

- Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây bức xúc trong dư luận. Khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tặng quà và nhận quà trái quy định theo hướng tăng cường tính tự giác và có chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

- Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ:

- Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đổi mới phương thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai trong hoạt động thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường công khai, minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai, kiểm soát việc hợp lý hóa việc công khai bản kê khai.

- Tiếp tục triển khai, phổ biến sâu rộng, hiệu quả các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin, về bảo vệ bí mật nhà nước; về việc kiểm soát việc thực thi quyền lực trong các hoạt động quản lý nhà nước.

4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng:

- Thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các quy định về PCTN; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý thị trường tài chính, ngân hàng; cấp phép đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế..., đđảm bảo phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các Luật có hiu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 như: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017; Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

[...]