Hướng dẫn 92/TANDTC-KHTC năm 2022 về lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 92/TANDTC-KHTC
Ngày ban hành 23/05/2022
Ngày có hiệu lực 23/05/2022
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Lương Văn Việt
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/TANDTC-KHTC
V/v lập dự toán NSNN năm 2023

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính ph quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 221/2003/NQ-UBTVQH ngày 09/01/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với Cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội thm; Giấy chứng minh Thm phán và giấy chứng minh Hội thm;

Căn cứ Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13/6/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thm;

Căn cứ Nghị quyết số 1214/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục của Thm phán, Hội thm nhân dân; Giấy chứng minh Thm phán, giấy chứng minh Hội thm;

Căn cứ Nghị quyết số 419/2017/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/8/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện thống nhất trang phục xét xử của Thm phán Tòa án nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, b sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP; Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005;

Căn cứ Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong t tụng;

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế; Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/1 1/2014 của Chính phủ; Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 215/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động trưng cầu giám định, định giá, triệu tập người làm chứng, người phiên dịch của cơ quan tiến hành t tụng;

Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ i chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;

Căn cứ Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết việc dân sự;

Căn cứ Quyết định số 75/2019/QĐ-TANDTC ngày 23/4/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc duyệt đơn giá dự toán may sắm trang phục của Thẩm phán, cán bộ, công chức và Hội thm nhân dân hệ thống Tòa án nhân dân;

Căn cứ tình hình thc hiện dự toán năm 2022 và nhiệm vụ chuyên môn năm 2023 của các đơn vị, Tòa án nhân dân ti cao hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, cụ thể như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022, DỰ KIẾN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022

1. Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đơn vị dự toán trực thuộc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước theo định mức phân b chi thường xuyên năm 2022 - năm đầu áp dụng định mức của thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước mới. Đánh giá cần tập trung phân tích tình hình triển khai phân bổ dự toán; kết quả thực hiện; những yếu tố mới phát sinh sau khi áp dụng định mức; những khó khăn trong quá trình chấp hành dự toán được giao; những vướng mắc về chế, chính sách, chế độ chi tiêu. Trên cơ sđánh giá thực trạng, các đơn vị đề xuất phương án điều chnh định mức phân b dự toán thường xuyên các năm tiếp theo.

2. Đánh giá bộ tình hình kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 01/2022/CT-CA ngày 10/01/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Tòa án.

3. Báo cáo đánh giá tình hình chi lương và các khoản đóng góp cho lao động hợp đồng như bảo vệ, tạp vụ ... (Không bao gồm hợp đồng của lái xe theo Đề án); những khó khăn, vướng mc trong quá trình thực hiện.

4. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đ đánh giá việc bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ tăng thêm theo quy định mới của pháp luật, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

B. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2023

I. VỀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, đ nghị Thủ trưởng các đơn vị dự toán triển khai toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các công cụ, biện pháp nghiệp vụ nhằm phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận tài chính và bộ phận chuyên môn, nâng cao chất lượng dự toán ngân sách năm 2023, làm cơ sở thực hiện tốt công tác tài chính, ngân sách của hệ thống Tòa án nhân dân. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc sau:

1. Rà soát kỹ và bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống Tòa án nhân dân, gn với các nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên, đột xuất của cơ quan, đơn vị. Tính toán chặt chẽ, bao quát toàn diện, lập d toán ngân sách nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

[...]