Hướng dẫn 56/HD-TLĐ năm 2022 về nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 56/HD-TLĐ
Ngày ban hành 28/04/2022
Ngày có hiệu lực 28/04/2022
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Đình Khang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM, NHIỆM KỲ 2023-2028

Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 17/01/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028; Kế hoạch số 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn) về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, Đoàn Chủ tịch Tng Liên đoàn hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp, như sau:

I. THÀNH LẬP TIỂU BAN NHÂN SỰ VÀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NHÂN SỰ

1. Đối với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi tắt là công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương)

a) Thành lập tiểu ban nhân sự

- Ban thường vụ công đoàn quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 đồng chí (bảo đảm không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm), gm: Chủ tịch, các phó chủ tịch, đồng chí trưởng ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trường hợp đơn vị có cơ cấu bộ máy ghép ban tổ chức - kiểm tra thì thành phần gồm đồng chí phụ trách công tác tổ chức cán bộ và đồng chí phụ trách công tác kiểm tra), ủy viên ban thường vụ khác (nếu cần). Đồng chí chủ tịch làm trưởng tiểu ban, đồng chí lãnh đạo ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ làm ủy viên thường trực tiểu ban. Ban Công đoàn Quốc phòng và Công đoàn Công an nhân dân xem xét, quyết định thành lập tiểu ban nhân sự phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

- Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu ban nhân sự thực hiện theo Điểm III.1.2 Kế hoạch số 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, trong đó chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, cn quan tâm một số nội dung sau:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng đề án nhân sự và kế hoạch triển khai việc giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2023-2028; đề án nhân sự tham gia đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII và kế hoạch phân bổ đại biểu dự đại hội cấp mình nhiệm kỳ 2023-2028.

+ Tham mưu cho ban thường vụ công đoàn cùng cấp quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc, quy chế và kế hoạch làm việc của tiểu ban nhân sự và tổ giúp việc (nếu có).

+ Xây dựng kế hoạch làm việc với các cấp ủy, cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự; chỉ đạo tiến hành khảo sát nhân sự nếu thấy cần thiết (thành phần, nội dung, đối tượng và cách thức khảo sát do tiểu ban nhân sự quyết định phù hợp với tình hình, yêu cầu cụ thể).

+ Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác do ban thường vụ công đoàn cùng cấp giao.

b) Xây dựng đề án nhân sự tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau

- Tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2018-2023, trong đó tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình; kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm và đra biện pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

- Quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2023-2028 và những năm tiếp theo. Xây dựng đề án nhân sự bám sát quy định của Đảng và của Tng Liên đoàn, trên cơ sở nguồn cán bộ (tái cvà quy hoạch); xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng ban chấp hành, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nht thiết tất cả các đơn vị trực thuộc phải có người tham gia ban chấp hành.

- Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể ban chp hành, ban thường vụ. Chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đu tranh; không để tác động, chi phi bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội... liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.

2. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cấp cơ sở

Căn cứ nội dung tại Điểm 1 nêu trên, ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương cụ thể hóa, hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG, YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ

1. Tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028

- Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/BCH ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới”.

- Kiên quyết sàng lọc, không đưa vào ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; quan liêu, cửa quyền; thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân, với đoàn viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp.

Công đoàn các cấp căn cứ nội dung tiêu chuẩn nêu trên, các quy định về công tác cán bộ hiện nay của Đảng và Tổng Liên đoàn để cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cấp mình vào đề án nhân sự cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.

2. Về độ tuổi nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028

a) Độ tuổi tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp nhìn chung thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó: Độ tuổi ln đu tham gia ban chp hành, ủy ban kiểm tra ít nhất trọn một nhiệm k(60 tháng); độ tuổi tái cử ít nhất phải từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên, tại thời điểm tổ chức đại hội công đoàn, theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

a1) [Tuổi cán bộ giới thiệu ứng cử lần đầu] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Kết luận số 08-KL/TW, ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch số 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất đủ một nhiệm kỳ công tác (60 tháng)1.

a2) [Tuổi cán bộ tái cử nhiệm kỳ tới] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Kết luận số 08-KL/TW, ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội công đoàn cùng cấp] theo Kế hoạch s179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phải còn ít nhất 30 tháng.

[...]