Hướng dẫn 3612/HD-SNV năm 2015 về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3612/HD-SNV
Ngày ban hành 23/09/2015
Ngày có hiệu lực 23/09/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoài Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ H CHÍ MINH
SỞ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3612/HD-SNV

Thành ph H Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LƯU TRỮ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ; Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; Quyết định số 744/QĐ-BNV ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ; Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực lưu trữ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ;

Đviệc quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trvà hoạt động dịch vụ lưu trữ đúng quy định, Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố như sau:

I. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TR

1. Nội dung hoạt động dịch vụ lưu trữ

a) Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:

- Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước;

- Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.

b) Tổ chức được hoạt động dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Sở Nội vụ nơi tổ chức đóng trụ sở;

- Có cơ sở vật chất, nhân lực phù hợp đthực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;

- Cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

c) Cá nhân được hành nghề độc lập về dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;

- Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;

- Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Sở Nội vụ nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú.

2. Cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

Cá nhân hành nghề lưu trữ phải được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo quy định pháp luật.

a) Các trường hợp được và không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

- Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có lý lịch rõ ràng;

+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ phù hợp;

+ Đã trực tiếp làm lưu trữ hoặc liên quan đến lưu trữ từ 05 năm trở lên;

+ Đã đạt yêu cầu tại kkiểm tra nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tchức.

- Cá nhân không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

[...]