Hướng dẫn 361/SXD-HD lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu | 361/SXD-HD |
Ngày ban hành | 19/07/2012 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2012 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Người ký | Hoàng Văn Minh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
UBND
TỈNH ĐIỆN BIÊN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361/SXD-HD |
Điện Biên, ngày 19 tháng 07 năm 2012 |
VỀ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 về Hướng dẫn xác định chi phí lập, công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ văn bản số 1277/BXD-KTQH ngày 01/8/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn cấp Giấy phép quy hoạch thực hiện theo Luật quy hoạch đô thị;
Căn cứ văn bản số 491/UBND-CN ngày 15/4/2012 của UBND tỉnh về việc Hướng dẫn việc thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng Điện Biên;
Sở Xây dựng Điện Biên hướng dẫn việc thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
1. Hướng dẫn này quy định các nội dung về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Luật quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ và Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, ngoài việc tuân theo các nội dung hướng dẫn chi tiết này còn phải tuân theo các quy định của Luật Quy hoạch Đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, các quy định về hồ sơ theo Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
II. THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ.
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị (viết tắt là QHĐT) trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng Điện Biên là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về Quy hoạch đô thị.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) chịu trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và Quy hoạch đô thị theo thẩm quyền và quản lý việc xây dựng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đảm bảo sự quản lý thống nhất của UBND tỉnh và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
a. Đồ án quy hoạch đô thị, gồm: Quy hoạch chung (QHC), Quy hoạch phân khu (QHPK) và quy hoạch chi tiết đô thị (QHCT).
UBND
TỈNH ĐIỆN BIÊN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361/SXD-HD |
Điện Biên, ngày 19 tháng 07 năm 2012 |
VỀ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 về Hướng dẫn xác định chi phí lập, công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ văn bản số 1277/BXD-KTQH ngày 01/8/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn cấp Giấy phép quy hoạch thực hiện theo Luật quy hoạch đô thị;
Căn cứ văn bản số 491/UBND-CN ngày 15/4/2012 của UBND tỉnh về việc Hướng dẫn việc thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng Điện Biên;
Sở Xây dựng Điện Biên hướng dẫn việc thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
1. Hướng dẫn này quy định các nội dung về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Luật quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ và Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, ngoài việc tuân theo các nội dung hướng dẫn chi tiết này còn phải tuân theo các quy định của Luật Quy hoạch Đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, các quy định về hồ sơ theo Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
II. THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ.
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị (viết tắt là QHĐT) trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng Điện Biên là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về Quy hoạch đô thị.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) chịu trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và Quy hoạch đô thị theo thẩm quyền và quản lý việc xây dựng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đảm bảo sự quản lý thống nhất của UBND tỉnh và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
a. Đồ án quy hoạch đô thị, gồm: Quy hoạch chung (QHC), Quy hoạch phân khu (QHPK) và quy hoạch chi tiết đô thị (QHCT).
Đồ án QHĐT phải do các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động và hành nghề lập theo quy định tại các Điều 5, 9, 10, 11, 12, 13 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
b. Người được giao chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án QHĐT phải là các Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên ngành có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c. Các đồ án QHĐT trước khi lập và phê duyệt phải lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
d. Các khu vực trong thành phố, thị xã, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trước khi thực hiện đầu tư xây dựng phải lập QHPK để cụ thể hóa QHC và lập QHCT làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
e. Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
f. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị bằng văn bản theo quy định tại Điều 34, Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
- Hồ sơ đồ án gồm: thuyết minh tổng hợp, thành phần bản vẽ kèm theo Quy định quản lý, Quyết định phê duyệt quy hoạch đô thị, hồ sơ được cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch đô thị đóng dấu thẩm định;
- Cơ quan Tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế - kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh và hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch đô thị được duyệt.
g. Quy cách thể hiện hồ sơ, thành phần hồ sơ, nội dung thuyết minh, các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch đô thị phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 và Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng.
2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.
a. Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa bàn tỉnh Điện Biên, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã, thị trấn, QHC các đô thị mới; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính 2 huyện trở lên; khu vực đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng trình UBND tỉnh phê duyệt.
b. UBND thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
c. UBND các huyện tổ chức lập quy hoạch chi tiết các thị trấn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
d. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập QHCT khu vực được giao đầu tư, trình Sở Xây dựng thẩm định và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
3. Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
a. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
UBND có liên quan, tổ chức Tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
b. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan ở Trung ương; UBND tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến theo quy định.
c. Nhiệm vụ và đồ án QHPK và QHCT thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, trước khi phê duyệt UBND huyện lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường và các sở khác nếu có liên quan đến nội dung về quy hoạch đô thị.
d. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
4. Hình thức và thời gian lấy ý kiến:
Theo quy định tại Điều 21, Luật Quy hoạch Đô thị.
a. Quy hoạch chung đô thị được lập cho các đô thị: Thành phố Điện Biện Phủ, thị xã Mường Lay, các thị trấn huyện lỵ trong phạm vi toàn tỉnh;
b. Thời hạn quy hoạch đối với QHC thành phố, thị xã từ 20 đến 25 năm; Thời hạn quy hoạch đối với QHC thị trấn từ 10 đến 15 năm.
c. Nội dung đồ án QHC thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17, 18, Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Định hướng phát triển không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2000 - 1/5000;
a. Đồ án QHPK được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã, nhằm cụ thể hóa đồ án QHC, làm cơ sở lập QHCT và xác định các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị;
b. Thời hạn quy hoạch đối với QHPK được xác định trên cơ sở thời hạn QHC và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị;
c. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu thực hiện theo quy định tại Điều 19, Nghị định 37/2010/NĐ-CP;
Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2000.
a. Quy hoạch chi tiết được lập cho các khu chức năng đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn di sản văn hóa, khu du lịch, khu nghỉ mát hoặc các khu đô thị cải tạo chỉnh trang và phù hợp với QHC, QHPK đô thị đã được phê duyệt.
b. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và và theo yêu cầu quản lý nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị;
c. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 20, Nghị định 37/2010/NĐ-CP;
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thể hiện trên tỷ lệ 1/500.
Tất cả các đồ án QHC, QHPK và QHCT đô thị đều phải thực hiện nội dung thiết kế đô thị theo quy định tại Điều 32, Luật Quy hoạch đô thị;
Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án QHC bao gồm việc xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; đề xuất tổ chức không gian các khu trung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và điểm nhấn đô thị.
Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án QHPK bao gồm việc xác định chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các đường trục chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế.
Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án QHCT bao gồm việc xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn, tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho toàn khu vực; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố, và ngả phố; xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường.
II. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1. Cơ quan thẩm định và phê duyệt:
a. Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC đối với các đô thị từ loại II đến loại V và các đô thị mới; Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính 2 huyện trở lên; các khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực trong đô thị mới;
b. Phòng Quản lý Đô thị UBND thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý trình Chủ tịch UBND thành phố, thị xã phê duyệt, sau khi lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
Đối với các đồ án QHCT các khu vực có ý nghĩa quan trọng của thành phố Điện Biên Phủ trước khi phê duyệt Ủy ban nhân dân thành phố phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Phòng Công thương UBND các huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án QHCT thị trấn thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
d. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu vực đã được cấp giấy phép quy hoạch sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng; Trường hợp đặc biệt (các khu vực nhạy cảm và quan trọng), Sở Xây dựng báo cáo và xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh trước khi thỏa thuận.
e. UBND thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về QHC đô thị trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm phối hợp với UBND thành phố, thị xã, thị trấn trong việc báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về QHC đô thị của thành phố thị xã, thị trấn.
a. Đối với đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: Sở Xây dựng tổ chức hội đồng thẩm định cùng các ngành chức năng liên quan trước khi trình phê duyệt. Trường hợp, các đồ án quy hoạch đô thị có tính quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế khu vực và của tỉnh, Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh và tổ chức trưng cầu ý kiến Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch trước khi trình duyệt;
b. Đối với đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện: Do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập hội đồng thẩm định, phòng quản lý đô thị hoặc phòng công thương tổ chức Hội đồng thẩm định cùng các phòng ban có liên quan trước khi trình phê duyệt.
3. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 32, Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
a. Thời gian thẩm định, phê duyệt QHC:
Đối với thành phố, thị xã; Các thị trấn và các đô thị mới, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b. Thời gian thẩm định, phê duyệt QHPK, QHCT:
Thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch đô thị:
Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt gồm: thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại các cơ quan sau:
a. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được lưu trữ tại Bộ Xây dựng, Trung tâm lưu trữ - Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng và UBND đô thị có liên quan trực tiếp;
b. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ - Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan trực tiếp;
c. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, được lưu trữ tại Sở Xây dựng, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan.
III. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Thời hạn rà soát định kỳ đối với QHC và QHPK là 5 năm, QHCT là 3 năm kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt.
UBND các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị và báo cáo bằng văn bản về kết quả rà soát với cơ quan thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch đô thị.
2. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch.
a. Tập trung vào nội dung cần điều chỉnh, nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch đô thị đã phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
b. Việc điều chỉnh phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
3. Điều chỉnh đối với một lô đất trong khu vực quy hoạch.
a. Khi thực hiện việc điều chỉnh đối với một lô đất trong khu vực quy hoạch phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính chất, không gian, kiến trúc, cảnh quan môi trường và khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị và khu vực;
b. Trường hợp phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền căn cứ quy chuẩn quy hoạch đô thị, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực, Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch để quyết định việc điều chỉnh thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch.
IV. QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Nội dung của quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được thực hiện theo Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị và Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
a. UBND thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay tổ chức lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc địa giới hành chính quản lý, trình Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
b. UBND các huyện tổ chức lập, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho các thị trấn thuộc địa giới hành chính quản lý; sau khi có ý kiến của Sở Xây dựng và phòng công thương cấp huyện thẩm định.
Chi phí lập, công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thực hiện theo Thông tư số 07/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 về Hướng dẫn xác định chi phí lập, công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
I. CÔNG BỐ CÔNG KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt, đồ án QHĐT phải dược công bố công khai theo các hình thức sau:
a) Tổ chức hội nghị công bố, Trưng bầy bản vẽ, mô hình (nếu có) tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch, tại khu vực lập quy hoạch đô thị;
b) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
2. Nội dung công bố công khai gồm các nội dung cơ bản của đồ án QHĐT, quy định quản lý theo đồ án QHĐT, thiết kế đô thị đã được ban hành.
3. Trách nhiệm công bố công khai đồ án QHĐT:
Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, UBND huyện công bố, công khai đồ án QHC được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý; Đồng thời, có trách nhiệm công bố, công khai đồ án QHPK, QHCT được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
II. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH.
1. Việc cung cấp thông tin về QHĐT được thực hiện theo Điều 55 của Luật Quy hoạch đô thị.
2. Cấp chứng chỉ quy hoạch:
a) Chứng chỉ quy hoạch do Sở Xây dựng và UBND cấp huyện cấp, là văn bản xác định các thông tin và số liệu về QHĐT được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
b) Nội dung của chứng chỉ QHXD bao gồm: các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác.
c) Quy định cấp chứng chỉ quy hoạch:
UBND cấp huyện cấp chứng chỉ quy hoạch cho các dự án đầu tư tại các khu đô thị, khu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền, phù hợp QHC đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Đối với các khu vực chưa có QHCT được duyệt, Sở Xây dựng hoặc UBND huyện, trên cơ sở quy chuẩn quy hoạch xây dựng và định hướng QHC đô thị để có văn bản cung cấp thông tin quy hoạch khi các dự án có yêu cầu.
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, các ngành có liên quan có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu theo quy định tại điều 70, Luật Quy hoạch Đô thị.
2. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng đảm bảo tuân thủ theo đúng quy hoạch đô thị, phù hợp với quy mô, tính chất đầu tư, sử dụng đất tiết kiệm; không ảnh hưởng môi trường và sự phát triển của đô thị.
3. Hồ sơ xin thỏa thuận vị trí địa điểm gồm có:
- Đơn xin thỏa thuận vị trí địa điểm.
- Phương án đầu tư (hoặc dự án đầu tư).
- Hồ sơ bản vẽ sơ bộ mặt bằng sử dụng đất cho công trình.
- Văn bản chủ trương đầu tư của UBND tỉnh hoặc nằm trong danh mục giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và vốn đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; văn bản của UBND tỉnh về việc chủ trương hoặc văn bản đồng ý cho việc nghiên cứu khảo sát lập dự án đầu tư đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
- Biên bản liên ngành họp về thống nhất vị trí địa điểm và Tờ trình của UBND cấp huyện trong trường hợp thẩm quyền phê duyệt là UBND tỉnh.
4. Thẩm quyền phê duyệt vị trí địa điểm:
- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vị trí địa điểm cho các trường hợp sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có QHPK và QHCT, có quy mô trên 30ha trong phạm vi toàn tỉnh; các dự án xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh;
Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ tại các khu vực chưa có QHCT hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở;
Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vị trí địa điểm cho các trường hợp còn lại trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng và các ngành có liên quan.
a) Giấy phép quy hoạch được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án;
b) Là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng;
c) Chủ đầu tư phải tuân theo Giấy phép quy hoạch trong quá trình tổ chức lập quy hoạch đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện dự án;
d) Thời hạn của Giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp đến khi phê duyệt QHCT;
Thời hạn của Giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình riêng lẻ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp đến khi phê duyệt dự án đầu tư;
e) Trong trường hợp cần thay đổi nội dung trong giấy phép quy hoạch về các chỉ tiêu quy hoạch, thời hạn..., cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp lại giấy phép quy hoạch, không gia hạn và điều chỉnh giấy phép quy hoạch.
f) Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 36 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Thời gian lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư không quá 15 ngày.
g) Màu quy định mẫu Giấy phép quy hoạch là màu xanh lá cây nhạt.
h) Chủ đầu tư dự án phải nộp lệ phí cấp giấy phép quy hoạch theo quy định tại văn bản số 491/UBND-CN ngày 15/4/2012 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn việc thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch (mức thu 01 giấy phép quy hoạch là 2 triệu đồng).
2. Trường hợp cấp Giấy phép quy hoạch:
a) Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có QHPK và QHCT;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có QHPK nhưng chưa có căn cứ lập QHCT;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có QHCT hoặc Thiết kế đô thị, trừ nhà ở riêng lẻ;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
3. Trình tự cấp Giấy phép quy hoạch:
a) Căn cứ thông tin quy hoạch, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch đầu tư xây dựng công trình tập trung theo quy định tại khoản 2 nêu trên, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch;
b) Căn cứ yêu cầu quản lý, quy hoạch đô thị được duyệt và đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phép quy hoạch xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến của cơ quan liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch.
c) Đối với dự án đầu tư quy định tại tiết c) tiết d) khoản 2 nêu trên, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải tổ chức lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch và Nội dung giấy phép quy hoạch:
Thực hiện theo quy định tại Điều 38 và Điều 39, Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với các dự án thuộc một tổ chức chính trị xã hội, một doanh nghiệp nhà nước được giao vốn ngân sách đầu tư thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch không cần phải có báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
5. Thẩm quyền cấp Giấy phép quy hoạch:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có QHPK và QHCT, có quy mô trên 30ha trong phạm vi toàn tỉnh; các dự án xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh;
Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại các khu vực chưa có QHCT hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp không thuộc quy định tại tiết a) nêu tại khoản này, trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Sở chuyên ngành.
V. THỎA THUẬN QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
Thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng là căn cứ về quy hoạch để thực hiện công tác thu hồi, giao, cho thuê đất và được áp dụng với các công trình riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn 5 ha sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.
1. Điều kiện thực hiện: Nội dung Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình nêu rõ các căn cứ pháp lý, các chỉ tiêu kỹ thuật và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chủ yếu đề xuất được thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, quy mô, tính chất, kích thước, điều kiện định vị các hạng mục công trình, các điều kiện hạn chế xây dựng, vị trí xin đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, giải trình các nội dung quan trọng.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng công trình.
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và vị trí địa điểm của cấp có thẩm quyền.
- Giấy phép quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500, 1/200 giấy (kèm theo file Autocad) do đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân lập và kết quả thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình của cấp có thẩm quyền.
- Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng 1/500, 1/200: Bản đồ phạm vi, ranh giới khu đất và các chỉ tiêu sử dụng đất, quy mô các công trình dự kiến đầu tư xây dựng do đơn vị có đủ tư cách pháp nhân lập.
- Thuyết minh dự án
- Văn bản thỏa thuận của UBND huyện (nếu có)
2. Nội dung thỏa thuận tổng mặt bằng xây dựng công trình bao gồm:
Vị trí, quy mô; tính chất, mục tiêu; các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc; hệ thống hạ tầng kỹ thuật...vv.
3. Thẩm quyền cơ quan thỏa thuận tổng mặt bằng:
- Sở Xây dựng: Thỏa thuận tổng mặt bằng xây dựng các dự án xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh;
Các Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại các khu vực chưa có QHCT hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
- UBND cấp huyện: Thỏa thuận tổng mặt bằng các công trình cho các trường hợp còn lại trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Sở xây dựng.
1. UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban ngành chức năng liên quan, thực hiện các công việc:
a) Lập, phê duyệt quy hoạch đô thị theo thẩm quyền và tổ chức quản lý xây dựng đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Kiện toàn bộ máy quản lý tại địa phương để có đủ năng lực giúp chính quyền tổ chức lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện pháp luật về Quy hoạch đô thị;
d) Tổ chức công bố công khai và lưu trữ hồ sơ các đồ án quy hoạch đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
e) Tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm với Sở Xây dựng về tình hình lập, thẩm định và phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn do mình quản lý.
2. Sở Xây dựng Điện Biên là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố, thực hiện các công việc:
a) Rà soát các Quy hoạch đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, hướng dẫn lập, điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
b) Hướng dẫn kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch đô thị để các ngành, địa phương biết và tổ chức triển khai thực hiện;
c) Tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh về tình hình lập Quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để xem xét giải quyết cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Mẫu 1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng
công trình tập trung)
Kính gửi: ………………………………….
1. Chủ đầu tư:............................................................................................................
- Người đại diện: …………………………………………..Chức vụ:.............................
- Địa chỉ liên hệ:.........................................................................................................
- Số nhà: …………Đường ………………………………Phường (xã).........................
- Tỉnh, thành phố:.......................................................................................................
- Số điện thoại:...........................................................................................................
2. Vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư:...................................................................
- Phường (xã) ………………………………………Quận (huyện)................................
- Tỉnh, thành phố:.......................................................................................................
- Phạm vi dự kiến đầu tư:..........................................................................................
- Quy mô, diện tích:............................................................................................. (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................................
3. Nội dung đầu tư:.....................................................................................................
- Chức năng dự kiến:..................................................................................................
- Cơ cấu sử dụng đất dự kiến:....................................................................................
4. Tổng mức đầu tư dự kiến:......................................................................................
5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
………. ngày …
tháng … năm … |
Mẫu 02
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)
Kính gửi: ………………………………….
1. Chủ đầu tư:............................................................................................................
- Người đại diện: …………………………………………..Chức vụ:.............................
- Địa chỉ liên hệ:.........................................................................................................
- Số nhà: …………Đường ………………………………Phường (xã).........................
- Tỉnh, thành phố:.......................................................................................................
- Số điện thoại:...........................................................................................................
2. Vị trí, quy mô xây dựng công trình:........................................................................
- Phường (xã) ………………………………………Quận (huyện)...............................
- Tỉnh, thành phố:......................................................................................................
- Phạm vi ranh giới:...................................................................................................
- Quy mô, diện tích:............................................................................................. (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................................
3. Nội dung đầu tư:.....................................................................................................
- Chức năng công trình:..............................................................................................
- Mật độ xây dựng: …………….%
- Chiều cao công trình:............................................................................................ m
- Số tầng:.....................................................................................................................
- Hệ số sử dụng đất:....................................................................................................
- Dự kiến tổng diện tích sàn:................................................................................... m2
4. Tổng mức đầu tư dự kiến:........................................................................................
5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
………. ngày …
tháng … năm … |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
THỎA THUẬN QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: Sở Xây dựng Điện Biên (hoặc UBND cấp huyện)
1. Tổ chức / Cá nhân:
- Họ tên người làm đơn (trường hợp cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thì thủ trưởng cơ quan là đại diện, ghi rõ tên cơ quan):
- Địa chỉ liên hệ: số nhà …………. Đường (phố) ......................................................
(hoặc xóm ………………………… thôn .................................................................... )
Phường (xã) ……………………… Quận (huyện)......................................................
- Điện thoại: ………………………. Fax: ....................................................................
- Email:......................................................................................................................
2. Địa điểm đề xuất:
Số nhà: ……………………………. Đường (phố) .....................................................
(hoặc xóm ………………………… thôn ................................................................... )
Phường (xã) ……………………… Quận (huyện).....................................................
3. Ý định đầu tư xây dựng:
- Chức năng công trình: ...........................................................................................
- Diện tích ô đất (m2): ……………………. Mật độ xây dựng (%):.............................
- Tổng diện tích sàn xây dựng (m2):…………... Tầng cao công trình:................. tầng.
- Chiều cao công trình (m): ……………………. Tầng hầm:................................. tầng.
- Tổng diện tích sàn tầng hầm (m2): ………….. Nhu cầu chỗ đỗ xe.................... chỗ.
4. Để có cơ sở triển khai nghiên cứu các bước tiếp theo của dự án đầu tư theo đúng quy định, kính đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ công trình tại khu đất nêu trên. Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
|
Hà Nội,
ngày…….tháng……..năm………. |