Hướng dẫn 1547/HD-BTP năm 2015 về tổ chức thực hiện sơ kết phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012-2015 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1547/HD-BTP
Ngày ban hành 11/05/2015
Ngày có hiệu lực 11/05/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Thúy Hiền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1547/HD-BTP

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SƠ KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA “NGÀNH TƯ PHÁP CHUNG SỨC GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Thực hiện Quyết định số 892/QĐ-BTP ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch Tổ chức sơ kết phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015. Để tổ chức triển khai các hoạt động sơ kết phong trào trên thống nhất và đảm bảo, thiết thực, hiệu quả, Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

I. NỘI DUNG XÂY DỰNG BÁO CÁO

1. Báo cáo tổng kết

Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình tổ chức, triển khai, thực hiện

I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (nêu rõ hình thức phương pháp đã thực hiện, văn bản điều chỉnh trực tiếp phong trào thi đua).

II. Kết quả thực hiện phong trào thi đua (tập trung đánh giá và nêu cụ thể các mô hình mới, các giải pháp đã thực hiện hiệu quả để phấn đấu đạt, vượt các mục nêu và nội dung đã đề ra tại Kế hoạch số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”; đánh giá tác động cụ thể của phong trào thi đua trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Tư pháp góp phần xây dựng nông thôn mới).

III. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm: (nêu cụ thể những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, nêu những bài học kinh nghiệm).

Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2016 - 2020

I. Phương hướng, nhiệm vụ (nêu rõ phương hướng tổ chức và những nhiệm vụ, công việc cụ thể cần triển khai thực hiện trong thời gian tới).

II. Giải pháp tổ chức thực hiện

III. Kiến nghị, đề xuất (về nội dung phong trào thi đua, về hình thức tổ chức...)

Ngoài những nội dung trên, các cơ quan, đơn vị có thể bổ sung những nội dung khác để Báo cáo được đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị.

2. Báo cáo thành tích (theo mẫu báo cáo: Phụ lục 12 kèm theo)

II. BÌNH XÉT, ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

1. Đối tượng

Là các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:

1.1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ

- Tập thể là các đơn vị thuộc Bộ, tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc Bộ;

- Cá nhân là công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ.

1.2. Đối với Sở Tư pháp

- Tập thể là Sở Tư pháp, tập thể nhỏ thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện;

- Cá nhân là công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

1.3. Đối với Cục Thi hành án, dân sự

- Tập thể là Cục Thi hành án dân sự, tập thể nhỏ thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện;

- Cá nhân là công chức, người lao động thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn

[...]