BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1383/HD-BYT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 12 năm 2017
|
HƯỚNG DẪN
TRIỂN
KHAI MÔ HÌNH ĐIỂM TẠI 26 TRẠM Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Để thực hiện quan điểm, giải pháp về tăng cường y tế
cơ sở theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6
Khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới; thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở
trong tình hình mới (sau đây gọi là Đề án 2348) và Chương trình Hành động số
1379/CTr-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế thực hiện Đề án 2348; Bộ Y tế
xây dựng và hướng dẫn triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã thuộc 8 tỉnh
nhằm xây dựng mô hình điểm về cơ sở hạ tầng, nhân lực, hoạt động và tài chính của
các trạm y tế xã, trên cơ sở đó nhân rộng trong toàn quốc; các nội dung chủ yếu
như sau:
A. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN TRẠM Y
TẾ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ĐIỂM
I. Tiêu chí lựa chọn
1. Trạm y tế xã thuộc trung tâm y tế huyện 2 chức
năng và có quản lý trạm y tế xã để trung tâm y tế huyện tập trung chỉ đạo. Quy
mô dân số khoảng 5.000-6.000 dân/xã; địa bàn thuận lợi để Trung tâm y tế huyện
chỉ đạo trực tiếp, cử bác sỹ của trung tâm y tế huyện xuống tăng cường tại trạm
định kỳ 2-3 ngày/tuần và ngược lại cử bác sỹ, viên chức y tế trạm làm việc định
kỳ tại trung tâm y tế huyện để nâng cao năng lực chuyên môn;
2. Trạm đã có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cơ bản
đáp ứng yêu cầu của từng vùng quy định tại Quyết định 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế;
3. Trạm có đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu của từng
vùng (có bác sỹ tại trạm hoặc bác sỹ tăng cường từ trung tâm y tế huyện, có y sỹ
đa khoa, điều dưỡng, y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh, dược trung cấp, y học cổ
truyền... và đội ngũ nhân viên y tế thôn bản). Ưu tiên các trạm có điều kiện mời
các bác sỹ về hưu, kết hợp với lương y tại địa phương để làm việc tại trạm;
4. Tiêu chí hoạt động theo vùng: Cả 3 vùng chọn trạm
thực hiện được các nguyên lý của y học gia đình, chăm sóc sức khỏe lồng ghép, đặc
biệt là có thể thực hiện ngay việc theo dõi, quản lý sức khỏe đến từng người
dân, đã và đang thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên
(người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em...); có điều kiện triển khai được
ngay việc quản lý, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp,
tiểu đường, tim mạch, chăm sóc giảm nhẹ,... và một số bệnh mạn tính tại trạm.
a) Vùng 1: mỗi tỉnh, Thành phố chọn 01 trạm y tế xã
đồng bằng hoặc phường, thị trấn có khả năng làm tốt công tác CSSK ban đầu.
b) Vùng 2: mỗi tỉnh, Thành phố chọn 01 trạm có khả
năng làm tốt công tác CSSK ban đầu, ngoài ra còn thường xuyên khám, chữa bệnh
cho 30-40 người/ngày.
c) Vùng 3: mỗi tỉnh, Thành phố chọn 01 trạm vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn có khả năng làm tốt công tác CSSK ban đầu, ngoài ra
thường xuyên khám, chữa bệnh cho 30-40 người/ngày trở lên, có đỡ đẻ thường cho
người dân trên địa bàn,...
II. Số lượng
1. Chọn 26 trạm y tế xã, phường tại 08 tỉnh, thành
phố sau: (1) TP. Hà Nội, (2) TP. Hồ Chí Minh, (3) Lào Cai, (4) Yên Bái, (5) Hà
Tĩnh, (6) Khánh Hòa, (7) Lâm Đồng, (8) Long An.
Mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn một huyện, mỗi huyện
chọn 03 trạm y tế tuyến xã đại diện cho 3 vùng theo phân loại tại Quyết định
4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chọn
thêm 01 trạm y tế phường để thực hiện mô hình điểm.
2. Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên: mỗi tỉnh, TP
chọn và gửi về Bộ Y tế danh sách trạm y tế xã, phường, ghi rõ trạm nào đại diện
cho 3 vùng nào trong tháng 12/2017.
B. HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN, TRIỂN
KHAI
I. Tổ chức các hội nghị, tập huấn
1. Hội nghị tập huấn chung để triển khai cho
cả 8 tỉnh, các trung tâm y tế huyện có xã làm điểm, các trạm y tế xã làm điểm.
2. Một số lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực quản lý: theo 2 khu vực:
2.1. Khu vực phía Bắc: gồm 4 tỉnh, Thành phố: (1)
TP. Hà Nội, (2) Lào Cai, (3) Yên Bái, (4) Hà Tĩnh.
2.2. Khu vực phía Nam: gồm 4 tỉnh, Thành phố: (1)
TP. Hồ Chí Minh, (2) Khánh Hòa, (3) Lâm Đồng, (4) Long An.
II. Thành phần tập huấn, giảng viên
1. Thành phần hội nghị tập huấn chung để triển
khai
a) Sở Y tế: Giám đốc Sở Y tế, Trưởng phòng Nghiệp vụ
y, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính;
b) Đại diện: Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh,
Thành phố;
c) Huyện có trạm y tế xã làm điểm:
- Phó Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài chính, Bảo hiểm
xã hội huyện,
- Giám đốc Trung tâm y tế huyện và cán bộ theo dõi,
chỉ đạo (mỗi Trung tâm y tế huyện làm điểm cử 2-3 cán bộ trực tiếp giúp Giám đốc
TTYT huyện chỉ đạo triển khai tại huyện); Giám đốc Trung tâm dân số - KHHGĐ huyện.
d) Trạm Y tế xã: Trạm trưởng và viên chức y tế xã
(tùy điều kiện).
2. Thành phần các lớp tập huấn tại 2 khu vực:
toàn thể viên chức tại các trạm làm điểm, tùy điều kiện có thể mời thêm các trạm
y tế xã khác thuộc các huyện làm điểm (Dự án HPET lập kế hoạch tập huấn cho phù
hợp).
3. Giảng viên lớp tập huấn: Các Vụ, Cục, Tổng
cục, đơn vị thuộc Bộ theo phân công tại hướng dẫn này. Tài liệu giảng phải in đầy
đủ, đồng thời phải có bài trình bày bằng PowerPoint.
C. CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN
Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị được giao nhiệm vụ có
trách nhiệm biên soạn bài giảng, nội dung cụ thể như sau:
I. Về bố trí cán bộ, nhân lực
1. Hướng dẫn các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện
rà soát nhân lực, đối chiếu với thực tế để đề xuất, báo cáo trung tâm y tế huyện.
Giám đốc Trung tâm y tế huyện tự chủ, chủ động điều tiết nhân lực theo nhu cầu
và thực tế: Nếu thiếu bác sỹ, trung tâm y tế tăng cường bác sỹ; nếu thiếu hoặc
thừa nhân lực loại nào thì trung tâm y tế huyện tăng cường, điều chuyển giữa
trung tâm với trạm hoặc với các trạm y tế xã khác;
2. Số lượng, cơ cấu nhân lực
a) Trạm y tế xã
Số TT
|
Nhân lực
|
Trạm vùng 1
(DP, CSSK)
|
Trạm vùng 2
(DP, CSSK và có KCB)
|
Trạm vùng 3 (Có
KCB, có đỡ đẻ thường)
|
1
|
Bác sỹ (có thể từ TTYT huyện tăng cường)
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Y sỹ trung học
|
X
|
X
|
X
|
3
|
Điều dưỡng
|
X
|
X
|
X
|
4
|
Nữ hộ sinh
|
|
X
|
X
|
5
|
Dược sỹ trung học
|
X
|
X
|
X
|
6
|
Y học cổ truyền
|
X
|
X
|
X
|
7
|
Y tế công cộng (kiêm nhiệm tổng hợp, thống kê,
báo cáo)
|
X
|
X
|
X
|
Đối với các trạm y tế xã thuộc vùng 1 và vùng 2: Vụ
Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng và các Vụ, Cục liên quan... hướng dẫn cho phù hợp.
b) Nhân viên y tế thôn, bản.
c) Cô đỡ thôn, bản ở những vùng khó
khăn.
Các nội dung này giao Vụ Tổ chức
Cán bộ chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
II. Các nội dung về chuyên môn
1. Về truyền thông giáo dục sức khỏe
a) Truyền thông, tư vấn, vận động
nhân dân tích cực tham gia các hoạt động để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe,
các hoạt động về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Truyền thông, tư vấn, phổ biến các
kiến thức về bảo vệ sức khỏe, chú trọng việc rèn luyện thể lực, tăng cường các
hoạt động thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống văn minh; vệ sinh môi trường,
an toàn thực phẩm, các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng, chống dịch bệnh
tại cộng đồng... để nâng cao nhận thức của người dân về các nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe và các biện pháp phòng, chống đối với từng nguy cơ;
c) Các phương pháp, kỹ năng để viên
chức y tế xã, nhân viên y tế thôn bản có khả năng thực hiện cung cấp các thông
tin liên quan đến bệnh, dịch, tiêm chủng;
d) Chuẩn bị các tài liệu truyền thông
tại góc truyền thông (phòng truyền thông) của trạm y tế xã.
Các nội dung này giao Vụ Truyền
thông, thi đua và khen thưởng chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
2. Về bảo vệ, nâng cao sức khỏe
nhân dân gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu
a) Các nội dung chuyên môn, kỹ thuật
để trạm y tế triển khai thực hiện các hoạt động về vệ sinh môi trường, vận động
nhân dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh môi
trường sống; dinh dưỡng cân đối, hợp lý; phòng chống các bệnh không lây nhiễm;
về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng (không sử dụng các
chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng);
về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, xây dựng cộng đồng an toàn; về y
tế học đường...;
Các nội dung này giao Cục Quản lý
môi trường y tế chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
b) Các nội dung, hoạt động để trạm y
tế tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm
trên địa bàn xã theo quy định.
Các nội dung này giao Cục An toàn
thực phẩm chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
3. Về nguyên lý y học gia đình, lập
hồ sơ sức khỏe cá nhân
- Các nội dung, hoạt động cụ thể để trạm
y tế xã triển khai hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.
- Các nội để trạm y tế xã triển khai
thực hiện việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/BYT-QĐ
ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá
nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nội dung này giao Cục quản lý
Khám, chữa bệnh chủ trì chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
4. Về phòng, chống bệnh, dịch
a) Phòng, chống một số bệnh truyền
nhiễm, nguy hiểm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; giám sát và báo cáo dịch; về tiêm
chủng mở rộng; về triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Lao,... tại
trạm y tế xã.
Các nội dung này giao Cục Y tế dự
phòng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các Viện liên quan chịu trách nhiệm biên soạn
tài liệu và tập huấn.
b) Các hoạt động phòng, chống, quản
lý các bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã; sàng lọc một số bệnh không lây nhiễm,
hướng dẫn chuyên môn để trạm y tế xã quản lý, theo dõi, điều trị một số bệnh tại
trạm y tế xã, phường không phải lên tuyến trên.
Các nội dung này giao Cục Y tế dự
phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Bệnh viện, Viện liên quan chịu trách
nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
5. Về dân số và chăm sóc sức khỏe
bà mẹ, trẻ em
a) Các hoạt động về dân số - kế hoạch
hóa gia đình: vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - KHHGĐ,
cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai; tuyên
truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám
thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ...
b) Các hoạt động để chăm sóc sức khỏe,
bà mẹ trẻ em
- Triển khai các hoạt động chuyên
môn, kỹ thuật để theo dõi, quản lý các bà mẹ mang thai, thực hiện khám thai định
kỳ và vận động phụ nữ có thai đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ, xử trí
các trường hợp đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
để sinh đẻ; triển khai đỡ đẻ thường (áp dụng đối với trạm y tế xã vùng 2 trong
trường hợp có nhu cầu và các trạm y tế xã vùng 3).
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động
chuyên môn theo quy định của pháp luật; theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ.
- Các nội dung về theo dõi, chăm sóc
sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi; phòng, chống
các bệnh về dinh dưỡng cho các nhóm tuổi, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ cao.
Các nội dung này giao Tổng cục Dân
số-KHHGĐ, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em và các Bệnh viện, Viện liên quan chịu trách
nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
6. Về khám, chữa bệnh
- Các hoạt động chuyên môn về khám,
chữa bệnh tại trạm y tế xã như sơ cứu, cấp cứu ban đầu; tổ chức khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên
môn tại tuyến xã theo quy định của pháp luật.
- Triển khai thực hiện các dịch vụ
theo gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày
18/10/2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ cho tuyến y tế cơ sở phù hợp với
nhu cầu của người dân và điều kiện thực tế của từng trạm y tế xã.
- Thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám,
điều trị các bệnh thường gặp cho người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh
xã hội. Tổ chức ngay việc theo dõi, quản lý, điều trị người mắc bệnh không lây
nhiễm (tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, chăm sóc giảm nhẹ...) tại trạm y tế
xã, tại cộng đồng.
Các nội dung này giao Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
7. Về y, dược học cổ truyền
Các hoạt động về y học cổ truyền, kết
hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các
phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa
kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả. Khuyến khích các trạm y
tế xã, phường ký hợp đồng với các lương y để triển khai các hoạt động về y học
cổ truyền.
Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng
và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường,
bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển
vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Các nội dung này giao Cục Y dược cổ
truyền chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
8. Về quản lý dược, vắc xin
Các nội dung về hoạt động của nhà thuốc
và cung cấp thuốc BHYT, thuốc trong danh mục dùng cho tuyến xã, gồm:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được
giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý và hiệu quả;
- Hướng dẫn các trạm y tế xã mở nhà
thuốc để bán thuốc theo quy định.
Các nội dung này giao Cục Quản lý
Dược và Cục quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập
huấn.
III. Về tài chính cho y tế xã
1. Về triển khai các dịch vụ thuộc
“Gói dịch vụ y tế cơ bản” do quỹ BHYT thanh toán; “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe” quy định tại Thông
tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế.
2. Về quản lý tài chính, thu, chi
ngân sách nhà nước, giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế; cơ chế tài chính cho các
nhóm trạm y tế xã.
Các nội dung này giao Vụ Kế hoạch
- Tài chính chủ trì phối hợp với Vụ BHYT chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và
tập huấn.
IV. Về cơ sở vật chất, trang thiết
bị theo các quy định của Quyết định số 4667/QĐ-BYT
1. Mô hình các trạm y tế theo từng
nhóm; hướng dẫn việc sửa chữa, nâng cấp, sơn, sửa để các trạm y tế xã khang
trang, sạch sẽ; hướng dẫn bố trí các khu vực, các phòng cho hợp lý, bảo đảm thuận
lợi về công năng sử dụng; thống nhất các biển tên phòng, các biển chỉ dẫn...
2. Hướng dẫn về danh mục vật tư,
trang thiết bị của từng trạm phải được trang bị phù hợp để thực hiện các dịch vụ
y tế theo từng nhóm trạm.
Các nội dung này giao Vụ Trang thiết
bị và công trình y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y
tế dự phòng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Vụ Truyền
thông thi đua khen thưởng, Vụ Kế hoạch - Tài chính, ban Quản lý Dự án HPET để
hướng dẫn cụ thể số phòng, bố trí các phòng cụ thể cho từng nhóm trạm, có các
biển tên phòng, các chỉ dẫn thống nhất cho các trạm; hướng dẫn danh mục trang
thiết bị cho từng nhóm trạm.
V. Về công nghệ thông tin và sổ
sách báo cáo
Hướng dẫn sử dụng phần mềm để các trạm
y tế xã có thể báo cáo trực tuyến về các hoạt động chuyên môn, các chỉ số mà trạm
phải báo cáo hàng tháng, quý, năm.
Cục Công nghệ thông tin chủ trì xây dựng
phần mềm quản lý trạm y tế để bảo đảm kết nối được với phần mềm quản lý Bảo hiểm
y tế và phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân và hướng dẫn để các trạm y tế
xã thực hiện.
VI. Tập huấn về quản lý trạm y tế
xã
1. Các nội dung về quản lý trạm y tế
xã để trạm trưởng và viên chức trạm y tế xã nắm được và triển khai thực hiện.
2. Các nội dung về mô hình tổ chức bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ, các quy định về luân chuyển, luân phiên cán bộ huyện
xuống xã và ngược lại.
3. Các nội dung về nhân lực cho trạm
y tế xã, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí nhân lực để viên chức trạm y tế xã
hiểu được và thực hiện. Hướng dẫn việc các trạm y tế xã có điều kiện có thể mời
lương y, các bác sỹ đã về hưu làm việc tại trạm; trạm có số người đến KCB lớn,
có nguồn thu lớn có thể hợp đồng thêm để bảo đảm nhân lực làm việc.
4. Các văn bản, quy định về y tế cơ sở,
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trạm y tế xã, y tế thôn bản đã được quy định
tại:
- Nghị định 117/2014/NĐ-CP ngày
08/12/2014 của Chính phủ;
- Thông tư 33/2015/TT-BYT ngày
27/10/2015 của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã;
- Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày
08/3/2013 của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản;
Các nội dung này giao Vụ Tổ chức Cán
bộ chủ trì chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và tập huấn.
VII. Về cận lâm sàng, xét nghiệm tập
trung, lấy mẫu và vận chuyển mẫu về Trung tâm y tế huyện
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn
để các trạm y tế xã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, bảo quản, gửi về trung tâm y
tế huyện hoặc phòng khám đa khu vực hoặc các trạm y tế khu vực để thực hiện xét
nghiệm, trả kết quả qua mạng.
C. BIÊN SOẠN
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Tài liệu giảng dạy, tập huấn được sử
dụng bằng các tài liệu, hướng dẫn có sẵn, đã được Bộ Y tế chính thức ban hành
và các tài liệu đã được các Chương trình, Dự án của Bộ Y tế xây dựng, phát triển
và đã được Bộ Y tế ban hành chính thức (Dự án HPET).
Các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị được
giao nhiệm vụ tập huấn có trách nhiệm nghiên cứu các tài liệu có sẵn, biên soạn
bài giảng, nội dung tập huấn về các hoạt động, nhiệm vụ theo chuyên đề, phù hợp
với thực tiễn của công tác y tế cơ sở trong tình hình hiện nay. Cụ thể như sau:
1. Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị có
trách nhiệm biên soạn tài liệu tập huấn đầy đủ và in, đóng thành một bộ tài liệu.
2. Các bài giảng ngoài bản Text phải
có bài trình bày bằng Powerpoint để in, phát cho các đại biểu tham dự tập huấn.
D. TRIỂN KHAI
CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC TẬP HUẤN
I. Các trạm y tế xã xây dựng và
triển khai ngay thực hiện ngay các nội dung sau
1. Sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các
trạm y tế xã
1.1. Bảo đảm được cung cấp điện và
chiếu sáng (nên được trang bị nguồn điện dự phòng sự cố - máy phát điện nhỏ),
có nước sạch theo tiêu chuẩn; được xử lý nước thải, chất thải rắn; bảo đảm các
quy định về phòng cháy, chữa cháy (nên có bể trữ nước để cứu hỏa, nếu có điều
kiện, nên có hố cát dự trữ để cứu hỏa gần công trình).
1.2. Bảo đảm vệ sinh các phòng thủ
thuật, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, phòng đẻ (nếu có):
- Cải tạo, nâng cấp cả nội thất, ngoại
thất và sân vườn, bố trí lại các phòng làm việc cho phù hợp, có biển gắn trước
cửa phòng, góc truyền thông, công trình phụ (vệ sinh, khu bếp, giếng nước, khu
xử lý chất thải...), chỉ dẫn vườn thuốc nam... theo tiêu chuẩn: Kích thước: 30cm
x 60 cm; màu xanh, chữ in trắng. Bố trí khu vực sảnh đón tiếp, các phòng như
sau:
TT
|
Khu vực/phòng
|
Vùng 1
|
Vùng 2
|
Vùng 3
|
1
|
Sảnh đón tiếp: ngay lối cửa chính, có hành lang liên
hệ trực tiếp với các phòng, khu vực chức năng. Phải có ghế ngồi đợi khám bệnh
và bàn làm thủ tục tiếp đón
|
8-12m2
|
8-12m2
|
8-12m2
|
2
|
Quầy thuốc
|
4-6m2
|
4-6m2
|
4-6m2
|
3
|
Phòng tuyên truyền, tư vấn, truyền thông: có băng,
ghế ngồi để nghe tuyên truyền, tư vấn, hội họp...
|
14-16m2
|
14-16m2
|
14-16m2
|
4
|
Phòng khám, chữa bệnh, kết hợp chức năng thủ thuật,
tiêm tại chỗ (tùy theo nhu cầu mà có thể bố trí 2 - 3 phòng).
|
12-14m2
|
12-14m2
|
12-14m2
|
5
|
Phòng khám, chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ
truyền: có giường xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu; nơi có lương y kê đơn, bốc
thuốc phải có tủ thuốc và bàn bốc thuốc, bắt mạch.
|
12-14m2
|
12-14m2
|
12-14m2
|
6
|
Phòng đẻ/KHHGĐ: có bàn đẻ, bàn thủ thuật KHHGĐ,
bàn đón trẻ sơ sinh, chậu rửa (vùng 1 làm dịch vụ KHHGĐ).
|
13-15m2
|
13-15m2
|
13-15m2
|
7
|
Phòng chờ đẻ, lưu sau đẻ (nên có vệ sinh riêng).
|
|
12-14m2
|
12-14m2
|
8
|
Phòng lưu bệnh nhân (12-14m2 đối với phòng 2 giường;
18-20m2 đối với phòng 3 giường).
|
|
x
|
x
|
9
|
Phòng vệ sinh chung.
|
x
|
x
|
x
|
10
|
Kho chứa dụng cụ, thiết bị.
|
x
|
x
|
x
|
11
|
Phòng bếp nấu (đối với khu vực nông thôn, miền
núi).
|
|
|
x
|
2. Triển khai công tác giáo dục, truyền thông,
nâng cao sức khỏe; các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu;
|
3. Triển khai thực hiện các hoạt động y tế dự
phòng, y tế công cộng, các hoạt động, dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế -
dân số tại trạm y tế xã, tại thôn, bản;...
4. Triển khai công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, đỡ đẻ thường.
5. Triển khai quản lý, theo dõi các bệnh không lây
nhiễm;
6. Triển khai khám, chữa bệnh cho cả người có thẻ
BHYT, người không có thẻ BHYT theo 2 gói dịch vụ cơ bản quy định tại Thông tư số
39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế; các hoạt động chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi, học sinh, sinh viên, người khuyết tật trên địa bàn; các hoạt động
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; dân số - kế hoạch gia đình;
7. Triển khai khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
triển khai nhà thuốc trạm y tế xã (trung tâm y tế huyện, sở y tế chỉ đạo cung cấp
đầy đủ thuốc trong danh mục của trạm, các thuốc được bán tại trạm, chỉ đạo việc
bán thuốc theo đơn...);
8. Triển khai phần mềm và lập hồ sơ sức khỏe, từng
bước cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ theo dõi sức khỏe điện tử theo hướng
sau:
8.1. Đối với người đã đi khám bệnh, chữa bệnh trong
năm tại trạm y tế xã: trạm y tế xã thực hiện ngay việc cập nhật thông tin vào sổ.
8.2. Đối với người đi khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến
trên: trạm y tế xã cập nhật các chỉ số sức khỏe của người dân vào hệ thống sổ sức
khỏe điện tử.
8.3. Đổi mới công tác y tế học đường gắn với trạm y
tế xã để trạm y tế thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, cập
nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử của từng học sinh.
8.4. Thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng được
chăm sóc sức khoẻ theo luật định, gồm người cao tuổi, trẻ em, người lao động có
hợp đồng, công chức, viên chức và cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe
điện tử của từng cá nhân.
9. Thiết kế chuẩn bảng hiệu tên các khoa phòng, các
biển chỉ dẫn; tủ thuốc, tủ hồ sơ, bàn khám bệnh, dụng cụ, tủ bảo quản, vận chuyển
mẫu (phục vụ xét nghiệm), máy tính, ghế ngồi chờ, vật tư, trang thiết bị truyền
thông, cân, thước đo, máy đo huyết áp... để cấp cho các trạm y tế xã.
II. Sở Y tế thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
và chỉ đạo trung tâm y tế huyện
1. Rà soát, bổ sung điều chuyển các trang thiết bị
thiết yếu phù hợp với nhu cầu, năng lực của từng trạm y tế xã theo vùng (nơi
nào thừa thì trung tâm y tế điều chuyển cho trạm hoặc trung tâm khác, nơi nào
thiếu sẽ bổ sung).
2. Đáp ứng đầy đủ danh mục, số lượng thuốc theo quy
định tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế để cung cấp cho
các trạm y tế xã theo khả năng, nhu cầu và đề xuất của trạm y tế xã, nhất là
các thuốc phòng, chống các bệnh lây nhiễm.
3. Bố trí nhân lực theo nhu cầu thực tế.
4. Hướng dẫn các trạm y tế xã thành lập nhà thuốc để
bán thuốc cho nhân dân theo quy định.
5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc
của trạm y tế xã.
6. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để bảo đảm thuốc
cho người có thẻ BHYT và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho trạm y tế
xã theo quy định.
E. NGUỒN TÀI CHÍNH
I. Kinh phí để tập huấn (kể cả mở lớp, biên soạn
tài liệu của các Vụ, Cục, Tổng cục) từ dự án HPET (Dự án HPET cùng Vụ KHTC, Viện
Chiến lược và CSYT phối hợp đề xuất trình Bộ trưởng phê duyệt để thực hiện).
II. Kinh phí sửa chữa nhỏ:
1. Các tỉnh, thành phố: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Khánh Hòa: sử dụng ngân sách địa phương. Sở Y tế báo cáo UBND cấp tỉnh để
cấp kinh phí thực hiện hoặc sử dụng trong kinh phí chi sự nghiệp y tế của tỉnh,
thành phố được giao năm 2017 - 2018 để thực hiện;
2. Các tỉnh còn lại, ngoài ngân sách địa phương có
thể sử dụng trong kinh phí EU hỗ trợ địa phương để thực hiện các chỉ số giám
sát (kinh phí cho chỉ số tăng số lượng người sử dụng dịch vụ tại tuyến huyện,
xã);
III. Kinh phí thiết kế, mua bảng hiệu tên các khoa
phòng, các biển chỉ dẫn; tủ thuốc, tủ hồ sơ, bàn khám bệnh, dụng cụ, tủ bảo quản,
vận chuyển mẫu (phục vụ xét nghiệm), máy tính, ghế ngồi chờ, vật tư, trang thiết
bị y tế thiết yếu theo danh mục, trang thiết bị truyền thông, cân, thước đo,
máy đo huyết áp... để cấp cho các trạm y tế xã: từ nguồn Dự án HPET.
IV. Kinh phí cho việc kiểm tra, giám sát: từ nguồn
Dự án HPET, nguồn EU đã giao về Bộ Y tế.
V. Kinh phí xây dựng phần mềm CNTT: từ nguồn Dự án
HPET.
G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai mô hình điểm và
thực hiện Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Đề án 2348: do Bộ trưởng
làm Trưởng Ban Chỉ đạo, các Thứ trưởng Bộ Y tế trực tiếp chỉ đạo triển khai thực
hiện theo phân công phụ trách địa bàn và mảng công việc.
II. Trong Ban Chỉ đạo có chia các Tổ công tác của Bộ
Y tế do từng Thứ trưởng Bộ Y tế được phân công phụ trách cho mỗi Tổ phụ trách một
vùng, Lãnh đạo các Vụ, Cục có liên quan, Viện Chiến lược và Chính sách y tế và
Dự án HPET chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát về chuyên môn, kỹ thuật và quản
lý.
III. Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
1. Tổ chức, nhân lực (Đ/c Nguyễn Tuấn Hưng - PVT Vụ
TCCB).
2. Tài chính (Đ/c Nguyễn Nam Liên - VT Vụ KH-TC, Vụ
BHYT, Cục Quản lý Dược).
3. Hạ tầng (Đ/c Nguyễn Kim Trung - PVT Vụ TTB và
CTYT, Vụ KHTC, Dự án HPET).
4. Trang thiết bị, đào tạo (Đ/c Nguyễn Ngô Quang -
Phó Cục trưởng Cục Khoa học - Đào tạo và Công nghệ);
5. Chuyên môn:
- CSSKBĐ, Dân số /KHHGĐ, Dự phòng, nâng cao sức khỏe,
Truyền thông (đầu mối Đ/c Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng).
- KCB, YHCT, Sức khỏe BMTE...(đầu mối Đ/c Lương Ngọc
Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý KCB).
- CNTT, sổ sách, biểu mẫu... (đầu mối Đ/c Trần Quý
Tường - Cục trưởng Cục CNTT).
6. Nhóm điều phối, theo dõi giám sát (Đ/c Phan Lê
Thu Hằng - PVT Vụ KH-TC, Đ/c Trần Thị Mai Oanh - Viện trưởng Viện Chiến lược và
Chính sách y tế, Đ/c Hà Anh Đức - Phó Văn phòng Bộ Y tế, Vụ HTQT).
IV. Phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện:
TT
|
Nội dung, nhiệm
vụ
|
Mốc thời gian
|
ĐV đầu mối
|
ĐV phối hợp
|
1
|
Xây dựng và hoàn thiện Chương trình hành động để
trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành.
|
22/11-20/12/2017
|
Vụ KHTC
|
VPB: A. Đức
Viện CL và CSYT: C. Oanh
Cục CNTT: A Tường
|
2
|
Lựa chọn 26 xã điểm: lập danh sách 26 xã, lập báo
cáo thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực.
|
Hoàn thành trước 11/12/2017
|
Vụ KHTC, Dự án HPET
|
Viện CL và CSYT; Dự án HPET
|
3
|
Lập kế hoạch tập huấn, phân công biên soạn tài liệu,
chương trình tập huấn.
|
Hoàn thành trước 11/12/2017
|
Các Vụ, Cục, Tổng cục được phân công
|
|
4
|
Tổ chức hội nghị triển khai.
|
20/12/2017
|
Vụ KH-TC, HPET
|
Viện CL và CSYT
|
5
|
Tổ chức tập huấn tổng thể các nội dung.
|
Hoàn thành trong tháng 01/2018
|
Vụ KH-TC
|
Viện CL và CSYT; Dự án HPET
|
6
|
Tập huấn chi tiết:
- Chuẩn bị tài liệu
- Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân
- Ứng dụng CNTT
|
Hoàn thành trong quý I/2018
|
Dự án HPET
|
Các Vụ, Cục, Tổng cục
|
7
|
Tổ chức khảo sát trực tiếp tại các trạm y tế xã làm
mô hình điểm
|
Hoàn thành trong tháng 12/2017
|
|
|
7.1
|
Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát theo từng vùng
|
Hoàn thành trước 15/12/2017
|
Vụ KHTC: C. Hằng
Viện CL&CSYT: C. Oanh
|
Các Vụ, Cục liên quan
|
7.2
|
Chia các nhóm đi khảo sát thực địa: Chia 4 nhóm,
mỗi nhóm gồm 2 người đi khảo sát ở 2 tỉnh * 3 trạm. Cụ thể như sau:
|
Hoàn thành trong tháng 12/2017
|
Vụ KHTC: C. Hằng
Viện CL&CSYT: C. Oanh
|
Các Vụ, Cục liên quan
|
a)
|
Tổ chức, nhân lực
|
|
Vụ TCCB (A. Hưng)
|
Cục Khoa học và Đào tạo, Viện CL &CSYT
|
b)
|
Kế hoạch, Tài chính
|
|
Vụ KHTC
|
Vụ BHYT, Cục QL Dược, Viện CL & CSYT
|
c)
|
Cơ sở vật chất, hệ thống xử lý chất thải, nhà vệ
sinh, bồn rửa tay (phải có sẵn).
Trang thiết bị, hạ tầng CNTT, phương tiện truyền
thông.
|
|
Vụ TTB& CTYT
|
Vụ KHTC, Cục CNTT, Vụ TT-TĐKT, HPET
|
d)
|
Hoạt động chuyên môn:
|
|
|
|
|
- Khám chữa bệnh BHYT, không BHYT, Chăm sóc sức
khỏe BMTE.
|
|
Cục QL KCB
|
Cục YDCT, Vụ sức khỏe BMTE, Vụ KHTC, Viện CL
& CSYT.
|
|
- CSSKBĐ, Dân số /KHHGĐ, Dự phòng, Nâng cao sức
khỏe, Quản lý bệnh không lây nhiễm, Truyền thông, nâng cao sức khỏe, xét nghiệm.
|
|
Cục YTDP
|
Tổng cục Dân số, Vụ TT-TĐKT, Vụ KHTC, Viện CL
& CSYT.
|
|
- Sổ sách, CNTT.
|
|
Cục CNTT
|
Vụ KHTC, Viện CL & CSYT.
|
8
|
Hướng dẫn triển khai (SOP đối với từng cụm trạm
vùng 1, 2, 3).
|
|
Vụ KHTC: C. Hằng
Viện CL&CSYT: C. Oanh
|
|
9
|
Lên lịch, tổ chức đi xuống tận xã cầm tay chỉ việc
từng trạm.
|
Hàng tháng
|
|
|
10
|
Theo dõi, giám sát.
|
Hàng tháng
|
Vụ KHTC: C. Hằng
Viện CL&CSYT: C. Oanh
Văn phòng Bộ: A Đức
|
|
V. Danh sách 26 xã, phường lựa chọn
TT
|
Tỉnh, Thành phố
|
Quận, huyện
|
Xã vùng 1
|
Xã vùng 2
|
Xã vùng 3
|
1
|
Lào Cai
|
Bát Xát
|
Quang Kim
|
Mường Vi
|
Trịnh Tường
|
2
|
Khánh Hòa
|
Ninh Hòa
|
Ninh Hà
|
Ninh Quang
|
Ninh Sơn
|
3
|
Lâm Đồng
|
Đơn Dương
|
Thanh Mỹ
|
Quang Lập
|
Đạ Ròn
|
4
|
Long An
|
Đức Huệ
|
Mỹ Thạnh Đông
|
Bình Thành
|
Mỹ Quý Tây
|
5
|
TP. Hồ Chí Minh
|
Cần Giờ
|
Cần Thành
|
Lý Nhơn
|
Thành An
|
Q. Thủ Đức
|
P. Bình Chiểu
|
-
|
-
|
6
|
TP. Hà Nội
|
Ba Vì
|
Tây Đằng
|
Ba Trại
|
Khánh Thượng
|
Q. Cầu Giấy
|
P. Trung Hòa
|
-
|
-
|
7
|
Yên Bái
|
Trấn Yên
|
TT Cổ Phúc
|
Báo Đáp
|
Hòa Cuông
|
8
|
Hà Tĩnh
|
Hương Sơn
|
TT Phố Châu
|
Sơn Lễ
|
Sơn Kim 1
|
|
Cộng
|
10 quận, huyện
|
10 xã, phường
|
8 xã
|
8 xã
|
Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối thường trực, tổng
hợp báo cáo của các Tổ Công tác về tình hình triển khai thực hiện mô hình điểm,
đề xuất những giải pháp cần tháo gỡ cho những khó khăn, vướng mắc. Lập báo cáo
định kỳ đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình điểm và đề xuất mở rộng địa
bàn triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND, SYT 8 tỉnh tham gia mô hình điểm;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để t/hiện);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục (để t/hiện);
- Viện CL và CSYT, BQL Dự án HPET;
- Lưu: VT, KHTC2.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
|