Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Hướng dẫn 134/HD-TLĐ năm 2017 công tác nhân sự Ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 134/HD-TLĐ
Ngày ban hành 07/02/2017
Ngày có hiệu lực 07/02/2017
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Trần Thanh Hải
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2018-2023

Căn cứ Kế hoạch số 52/KH-TLĐ ngày 28/11/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023 và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn công tác nhân sự Ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp, như sau:

A. YÊU CẦU XÂY DỰNG BAN CHẤP HÀNH VÀ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, CƠ CẤU BAN CHẤP HÀNH

I. Yêu cầu xây dựng ban chấp hành:

1. Ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra phải đáp ứng yêu cầu có bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

2. Xây dựng ban chấp hành công đoàn phải lấy chất lượng, tiêu chuẩn là chính; có số lượng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện các cấp, các địa bàn và lĩnh vực hoạt động công đoàn.

3. Cấu tạo ban chấp hành cần kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi, cơ cấu phải trên cơ sbảo đảm tiêu chuẩn. Những nơi cần cơ cấu ủy viên ban chấp hành, nhưng không lựa chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì không gò ép giới thiệu người tham gia ban chấp hành.

4. Việc giới thiệu nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

II. Tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành:

1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tchức công đoàn; trưng thành từ thực tin phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có tinh thn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

2. Có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác công đoàn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác; có khả năng tham gia quyết định các chủ trương công tác của ban chấp hành công đoàn.

3. Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4. Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sng lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí; không cục bộ bản vị, cơ hội; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng.

III. Điều kiện tham gia ban chấp hành:

Người tham gia ban chấp hành ngoài đảm bảo theo tiêu chuẩn trên, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Người tham gia ln đầu: Còn đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.

2. Người tái cử: Có đủ thời gian công tác ít nhất phải đủ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định cụ thể.

3. Đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo hướng dẫn số 132/HD-TLĐ ngày 07/02/2017 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về một số nội dung thực hiện Kế hoạch số 52/KH-TLĐ ngày 28/11/2016 về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam.

IV. Cơ cấu ban chấp hành công đoàn các cấp:

1. Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo tính đại diện của đoàn viên theo các lĩnh vực, địa bàn, để đáp ứng việc lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện kịp thời nghị quyết của các cấp công đoàn đến đông đảo đoàn viên, người lao động.

2. Công tác chuẩn bị nhân sự thực hiện theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên Ban chấp hành.

3. Phấn đu ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có 3 độ tuổi: dưới 40 tuổi không dưới 10%, từ 40 đến dưới 50 tuổi (40-50%), còn lại trên 50 tuổi trở lên; bảo đảm tính kế thừa, phát triển; phấn đấu tỉ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt khoảng 30%.

Nơi nào chưa chun bị nhân sự đủ cơ cấu theo quy định thì tiến hành bầu cử ban chấp hành với số lượng ít hơn, scòn lại sẽ bổ sung trong nhiệm kỳ đạt chỉ tiêu cơ cấu theo quy định, nhưng số lượng ít hơn không quá 10% tổng sban chấp hành.

B. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH

I. Rà soát bổ sung quy hoạch:

Các cấp công đoàn tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch để chuẩn bị nguồn nhân sự khóa mới.

II. Thành lập tiểu ban nhân sự:

[...]