Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Hướng dẫn 01/HD-SXD năm 2015 về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 01/HD-SXD
Ngày ban hành 30/01/2015
Ngày có hiệu lực 30/01/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Đào Quý Tiêu
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ XÂY DNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/HD-SXD

Bình Định, ngày 30 tháng 01 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUY HOẠCH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Chương I

PHẦN MỞ ĐẦU

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá trình triển khai, UBND các huyện, thị xã và thành phố (gọi tắt cấp huyện) đã chỉ đạo các Phòng chức năng và các cơ quan đại diện chủ đầu tư tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.

Tuy nhiên qua khảo sát, Sở Xây dựng nhận thấy công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền cấp huyện còn một số hạn chế, tồn tại nhất định. Việc thực hiện có sự khác biệt nhau giữa các địa phương.

Để giúp cho công tác Quy hoạch đô thị và Quy hoạch xây dựng tại cấp huyện đạt chất lượng cao theo Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đô thị, nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố, Sở Xây dựng hướng dẫn chi tiết công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện Quy hoạch đô thị và Quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.

I. Phạm vi áp dụng:

1. Phân biệt loại đồ án quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng; đối tượng và văn bản quy phạm pháp luật quy định:

a) Đối với nhiệm vụ quy hoạch-đồ án quy hoạch đô thị: áp dụng cho các đ án quy hoạch các khu vực trong đô thị, là các khu chức năng dân dụng thuộc ranh giới hành chính các phường thuộc thị xã, thành phố; các thị trấn. Các đồ án quy hoạch đô thị bao gồm các quy hoạch chung toàn đô thị, quy hoạch phân khu các khu chức năng đô thị, quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu trung tâm thương mại-dịch vụ,... áp dụng Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện luật này.

b) Đối với nhiệm vụ quy hoạch-đồ án quy hoạch xây dựng: áp dụng lập quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu chức năng đặc thù (là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập-theo Luật Xây dựng 2014). Theo đó vận dụng các loại đồ án sau đây áp dụng Luật Xây dựng 2014 để lập quy hoạch: Cụm công nghiệp, nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, bãi chôn lấp-xử lý chất thải rắn, các dự án công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (trạm điện hạ thế, nhà máy xử lý nước thải, bến xe). Các đồ án áp dụng theo Luật Xây dựng không phân biệt địa điểm trong khu vực đô thị hay nông thôn.

2. Công tác quản lý quy hoạch bao gồm: Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, công bố công khai quy hoạch, đưa mốc giới quy hoạch ra thực địa. Rà soát quy hoạch, báo cáo thống kê công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng.

3. Lấy ý kiến đồ án quy hoạch: UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc lấy ý kiến đồ án quy hoạch, quản lý mốc giới quy hoạch ngoài thực địa, lưu trữ hồ sơ quy hoạch.

4. Lập, kiểm tra, nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ công tác lập quy hoạch và thiết kế xây dựng.

5. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án thiết kế đô thị riêng thực hiện theo Hướng dẫn số 02/HD-SXD ngày 24/6/2014 của Sở Xây dựng.

6. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo Hướng dẫn liên ngành số 01/HD-SXD-SNNPTNT-STNMT ngày 27/3/2012 của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường.

II. Đối tượng áp dụng:

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch bao gồm: Các phòng, ban, đơn vị được UBND cấp huyện giao làm chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch (Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Phát triển quỹ đất,…); UBND cấp xã và các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình khác.

2. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định nhiệm vụ quy hoạch - đồ án quy hoạch: Cơ quan được giao nhiệm vụ giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng (Phòng Kinh tế-Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị là cơ quan có chức năng thẩm định đồ án quy hoạch và tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng tại địa bàn).

3. Các đơn vị tư vn: khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ lập đồ án quy hoạch, lập nhiệm vụ - đồ án quy hoạch, đưa mốc giới ra thực địa.

III. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ-đồ án quy hoạch đô thị và Quy hoạch xây dựng của UBND cấp huyện:

- Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ-đồ án quy hoạch đô thị của UBND cấp huyện thực hiện theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Bình Định về lập, thẩm định, phê duyệt và cấp Giấy phép quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ-đồ án quy hoạch xây dựng của UBND cấp huyện thực hiện theo Khoản 3 Điều 34 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thng nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tức Sở Xây dựng”.

IV. Trường hợp miễn lập đồ án quy hoạch chi tiết:

Đối với đồ án quy hoạch chi tiết đô thị: Quy định tại Khoản 4, Điều 14, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP: Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đi với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm bảo sự đấu ni hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh”. Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án phải lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế-Hạ tầng trên cơ sở đồ án quy hoạch phân khu đã được duyệt. Lưu ý đối với trường hợp này nếu các nội dung thiết kế cơ sở không đảm bảo theo quy định trên thì dự án vẫn phải lập quy hoạch chi tiết trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

V. Về cấp Giấy phép quy hoạch

Theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, một số trường hợp phải cấp Giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư để lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ quy định không yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép quy hoạch, thay vào đó, các nội dung của Giấy phép quy hoạch phải thể hiện trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Do đó, Sở Xây dựng đề nghị cơ quan thẩm định cấp huyện không yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy phép quy hoạch.

Chương II

[...]