Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vua Sultan va Yang Dipertuan của nước Brunei Darussalam

Số hiệu Khôngsố
Ngày ban hành 28/11/1991
Ngày có hiệu lực 13/12/1991
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Brunei Darussalam,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HIỆP ĐỊNH

VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VUA SULTAN VA VANG DIPERTUAN CỦA NƯỚC BRUNEI DARUSSALAM

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vua Sultan Va Vang Dipertuan của nước Brunei Darussalam (sau đây trong Hiệp định này được gọi là các Bên ký kết);

Là các Bên tham gia Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 07-12-1944 tại Chicago; Mong muốn ký kết Hiệp định, bổ sung cho Công ước nói trên, với mục đích thiết lập các chuyến bay thường lệ giữa và ngoài lãnh thổ tương ứng của mình;

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Trong Hiệp định này, trừ khi có quy định khác hơn, các thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như sau:

a. Thuật ngữ Công ước có nghĩa là Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 07-12-1944 tại Chicago, và bao gồm bất kỳ Phụ ước nào được thông qua theo Điều 90 của Công ước nói trên và bất kỳ thay đổi nào đối với Công ước hoặc Phụ ước theo Điều 90 và 94 của Công ước cho đến khi những thay đổi đó vẫn còn có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết.

b. Thuật ngữ Các nhà chức trách hàng không đối với Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện và bất kỳ người hoặc tổ chức nào được uỷ quyền thực hiện bất kỳ các chức năng hiện tại nào của Bộ trưởng hoặc các chức năng tương tự. Đối với Chính phủ vua Sultan Va Yang Dipertuan của nước Brunei Darussalam là Bộ trưởng Giao thông và bất kỳ người hoặc tổ chức nào được uỷ quyền thực hiện bất kỳ các chức năng hiện tại nào của Bộ trưởng hoặc các chức năng tương tự.

c. Thuật ngữ Công ty Hàng không được chỉ định có nghĩa là Công ty hàng không đã được chỉ định và uỷ quyền theo đúng Điều 3 của Hiệp định này.

d. Thuật ngữ Lãnh thổ đối với phía Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đất và vùng lãnh hải của Việt Nam. Đối với phía Chính phủ vua Sultan Va Yang Dipertuan của nước Brunei Darussalam là vùng đất và vùng lãnh hải của nước Brunei Darussalam.

e. Thuật ngữ Dịch vụ hàng không, dịch vụ hàng không quốc tế, công ty hàng không và hạ cánh không nhằm mục đích thương mại có nghĩa theo thứ tự được nêu trong Điều 96 của Công ước.

f. Thuật ngữ phụ lục có nghĩa là bản phụ lục các đường bay bổ sung cho Hiệp định này và bất kỳ thay đổi nào đối với Phụ lục mà đã được thống nhất theo đúng các điều khoản của Điều 15 Hiệp định này. Phụ lục là phần không thể tách rời của Hiệp định.

g. Thuật ngữ dịch vụ thoả thuận có nghĩa là bất kỳ dịch vụ thường kỳ nào khai thác trên các đường bay được quy định trong phụ lục của Hiệp định này.

Điều 2. Cấp thương quyền

1. Mỗi bên ký kết cấp cho Bên ký kết kia các quyền được quy định trong Hiệp định này với mục đích thiết lập các dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ trên các đường bay được quy định trong phần thích hợp của Phụ lục Hiệp định này. Các dịch vụ và đường bay trên sau đây theo thứ tự được gọi là "các dịch vụ thoả thuận" và "các đường bay quy định". Công ty hàng không được chỉ định bởi mỗi bên ký kết, khi khai thác dịch vụ thoả thuận trên đường bay quy định, sẽ được hưởng các quyền sau:

a. Bay quá cảnh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;

b. Hạ cánh trên lãnh thổ nói trên với mục đích không thương mại;

c. Lấy và trả, trên lãnh thổ nói trên tại các điểm được quy định trong Phụ lục của Hiệp định này, hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện được chở đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

2. Việc lấy và trả, trên lãnh thổ của các bên thứ ba, tại các điểm được quy định trong Phụ lục Hiệp định này, hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện được chở đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, được quy định trong Phụ lục của Hiệp định này, có thể được thống nhất trước bởi các công ty hàng không được chỉ định của hai Bên. Sự thoả thuận này phải được các nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết phê duyệt.

3. Không có quy định nào trong khoản 1 của Điều này được hiểu là cấp cho công ty hàng không được chỉ định của một Bên ký kết quyền được lấy khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và chở đến điểm khác cùng nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó với mục đích lấy tiền hoặc cho thuê.

Điều 3. Chỉ định và cấp phép cho các công ty hàng không

1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản tới Bên ký kết kia một công ty hàng không với mục đích khai thác các dịch vụ thoả thuận trên các đường bay quy định.

2. Khi nhận được thông báo chỉ định, Bên ký kết kia phải theo các quy định của khoản 3 và 4 Điều này, không chậm trễ cấp cho công ty hàng không được chỉ định các giấy phép khai thác thích hợp.

3. Các nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể yêu cầu công ty hàng không được chỉ định bởi Bên ký kết kia chứng minh với họ rằng công ty hoàn toàn đáp ứng các điều kiện quy định trong các luật lệ và quy định được áp dụng một cách thông thường đối với các dịch vụ hàng không quốc tế mà các nhà chức trách nói trên áp dụng phù hợp với các điều khoản của Công ước.

4. Mỗi Bên ký kết có quyền từ chối công nhận việc chỉ định công ty hàng không và từ chối cấp phép khai thác nêu trong khoản 1 và 2 của Điều này, hoặc đưa ra các điều kiện được coi là cần thiết cho việc thực thi các quyền quy định trong Điều 2 Hiệp định này, và bất kỳ lúc nào mà Bên ký kết đó không có bằng chứng là quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế công ty hàng không đó thuộc về Bên ký kết chỉ định công ty hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó.

5. Sau khi đã nhận được phép khai thác được nêu trong khoản 2 của Điều này, công ty hàng không được chỉ định có thể vào bất kỳ lúc nào khai thác các dịch vụ thoả thuận, với điều kiện rằng giá cước mà đã được thiết lập theo đúng với các điều khoản của điều 9 Hiệp định này đang có hiệu lực.

Điều 4. Trì hoãn hoặc huỷ bỏ phép khai thác

1. Mỗi Bên ký kết có quyền trì hoãn phép khai thác hoặc huỷ bỏ việc thực thi các quyền được quy định trong Điều 2 Hiệp định này bởi công ty hàng không được chỉ định bởi Bên ký kết kia, hoặc đưa ra các điều kiện được coi là cần thiết trong việc thực thi các quyền nói trên:

a. Trong trường hợp không thoả mãn rằng quyền sở hữu chính và việc điều hành thực tế công ty đó thuộc về theo đúng khoản 5 của Điều 3; hoặc

[...]