HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG GIỮACHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀCHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA
Chính phủ nước Cộng Hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hoà Indonesia dưới đây được gọi là
các bên ký kết.
Là các bên ký kết của Công ước về
Hàng không dân dụng quốc tế mở ra để ký kết tại Chicago ngày 07/12/1944; và
Mong muốn ký kết một Hiệp định
là phần bổ sung cho Công ước nói trên nhằm mục đích tiến hành các chuyến bay
thường lệ giữa và bên ngoài lãnh thổ của hai nước;
Đã cùng thoả thuận như sau:
Điều 1: Định
nghĩa
Trừ khi bản Hiệp định này có quy
định khác đi, dùng trong bản Hiệp định này:
1. "Công ước" có nghĩa
là công ước về Hàng không dân dụng quốc tế mở ra để ký kết tại Chicago ngày
07/12/1944, bao gồm cả các Phụ ước được thông qua theo Điều 90 của Công ước đó
và bất kỳ sửa đổi nào của Phụ ước hay Công ước theo các điều 90 và 94 tại đó
trong chừng mực các sửa đổi và Phụ ước có hiệu lực áp dụng với các bên ký kết.
2. "Nhà chức trách Hàng
không" đối với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải và Bưu Điện và bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được uỷ quyền
để thực hiện các chức năng mà ông Bộ Trưởng đó đang thi hành hoặc các chức năng
tương tự và đối với Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia là Bộ trưởng Giao thông vận
tải và bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được uỷ quyền để thực hiện các chức năng
mà ông Bộ trưởng đó đang thi hành hoặc các chức năng tương tự.
3. "Hãng hàng không được chỉ
định " là một hãng hàng không được chỉ định và được phép hoạt động theo Điều
3 của Hiệp định này.
4. "Lãnh thổ" đối với
Việt Nam là lãnh thổ đất (đất liền và hải đảo), các vùng biển và lãnh hải kế cận
và khoảng không phía trên các vùng biển và lãnh hải kế cận quyền của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và theo luật của nước Cộng hoà Indonesia và các
vùng lân cận mà nước Cộng hoà Indonesia có chủ quyền trên đó, chủ quyền và quyền
tài phán được xác định theo luật quốc tế.
5. "Chuyến bay"
"chuyến bay quốc tế", "hãng hàng không " và "hạ cánh
không nhằm mục đích thương mại " có nghĩa tương ứng trong các định nghĩa
đưa ra tại Điều 96 của Công ước.
6. "Hiệp định " có
nghĩa là bản hiệp định này, phụ lục của nó và tất cả các sửa đổi tại đó.
7. "Đường bay được định
ra" có nghĩa là đường bay được thiết lập hoặc sẽ được thiết lập trong phụ
lục của Hiệp định này.
8. "Chuyến bay thoả thuận"
có nghĩa là chuyến bay quốc tế có thể được khai thác trên các đường bay được định
ra phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
9. "Giá cước " có
nghĩa là các giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá và
các điều kiện theo đó các giá này được áp dụng, kể cả các giá và điều kiện cho
đại lý và các dịch vụ phụ khác, nhưng không kể việc thu tiền và các điều kiện đối
với việc vận chuyển bưu kiện.
Điều 2: Các
thương quyền
1. Mỗi bên ký kết dành cho bên
ký kết kia các quyền được định ra trong Hiệp định này nhằm mục đích thiết lập
các chuyến bay quốc tế trên các đường bay được định ra phù hợp với phụ lục của
Hiệp định.
2. Hãng hàng không của mỗi bên
ký kết được hưởng các quyền sau:
1. Bay qua mà không hạ cánh trên
lãnh thổ của bên ký kết kia.
2. Hạ cánh không nhằm mục đích
thương mại trên lãnh thổ của bên ký kết kia; và
3. Hạ cánh trên lãnh thổ của bên
ký kết kia tại các điểm được chỉ ra trong cấu trúc đường bay tại phần phụ lục của
Hiệp định nhằm mục đích lấy và trả hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên các
chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi lãnh thổ của bên ký kết đó phù hợp với các điều
khoản của phụ lục.
3. Không có quy định nào tại khoản
(2) của điều này được hiểu là cho hãng hàng không của một bên ký kết được hưởng
quyền lấy lên hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của bên ký kết kia
để chuyên chở lấy tiền công hoặc vì mục đích cho thuê đến một điểm khác trên
lãnh thổ của bên ký kết đó.
4. Mặc dù có các quy định tại
khoản (1) và (2) của điều này, việc khai thác các chuyến bay thoả thuận tại những
khu vực có chiến sự hay có quân đội chiếm đóng hoặc tại các khu vực bị ảnh hưởng
phải thực hiện theo điều 9 của Công ước và phải được sự chấp thuận của nhà chức
trách quân sự có thẩm quyền.
Điều 3: Chỉ
định và cấp phép
1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định
bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hãng hàng không nhằm mục đích khai thác
các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay được chỉ định ra. Việc chỉ định
nhiều hơn một hãng hàng không sẽ được thực hiện trên cơ sở nhu cầu vận chuyển
và phải được sự chấp thuận của nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết và
được chuyển qua đường ngoại giao.
2. Theo các quy định tại khoản
(4) và (5) của điều này, khi một Bên ký kết nhận được văn bản chỉ định của Bên
ký kết kia thì phải cấp ngay cho hãng hàng không được chỉ định phép khai thác
thích hợp.
3. Mỗi bên ký kết có quyền thông
báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia về việc thu hồi văn bản chỉ định bất kỳ một
hãng hàng không nào và chỉ định một hãng khác.
4. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu
hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia chứng minh rằng mình có thể
thoả mãn được các điều kiện của luật lệ và quy định mà Bên ký kết đó vẫn áp dụng
một cách hợp lý và thông thường đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế
phù hợp với các điều khoản của công ước.
5. Mỗi Bên ký kết có quyền từ chối
việc cấp phép khai thác như đã nêu ra tại khoản (2) của điều này, hoặc là ấn định
các điệu kiện khi thấy là cần thiết đối với hãng hàng không được chỉ định khi
thực hiện các quyền nêu ra tại điều 2 của Hiệp định này, trong bất kỳ trường hợp
nào khi mà bên ký kết đó không thoả mãn được rằng quyền sở hữu chủ yếu và quyền
quản lý hữu hiệu của hãng hàng không không thuộc bên ký kết chỉ định hãng hàng
không hoặc công dân của Bên ký kết đó.
6. Hãng hàng không một khi đã được
chỉ định và được cấp phép thì có thể bắt đầu khai thác vào bất kỳ thời điểm
nào, với điều kiện là giá cước được thành lập theo quy định tại Điều 10 của Hiệp
định này đã có hiệu lực áp dụng và đã đạt được thoả thuận phù hợp với quy định
tại điêù 5 của Hiệp định này.
Điều 4: Đình
chỉ hoặc huỷ bỏ phép khai thác
1. Mỗi Bên ký kết có quyền huỷ bỏ
phép khai thác hoặc đình chỉ việc thực hiện các quyền định ra tại điều 2 của Hiệp
định này của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia, hoặc đưa ra những
điều kiện khi thấy là cần thiết để thực hiện những quyền đó.
2. Trong bất kỳ trường hợp nào
khi chưa thoả mãn rằng quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiêụ của hãng
hàng không thuộc Bên ký kết chỉ định Hãng hàng không hoặc công dân của Bên ký kết
đó, hoặc
3. Trong trường hợp hãng hàng
không đó không chấp hành các luật lệ và quy định của Bên ký kết cấp phép khai
thác, hoặc
4. Trong trường hợp hãng hàng
không không khai thác các chuyến bay thoả thuận theo những điều kiện được quy định
trong Hiệp định này.
2. Trừ khi việc huỷ bỏ, đình chỉ
hoặc ấn định các điều kiện nói tởi trong khoản (1) của điều này phải lập tức
thi hành là cần thiết để ngăn ngừa vi phạm các luật lệ và quy định, hơn nữa quyền
này chỉ được thực hiện sau khi đã thương lượng sẽ bắt đầu trong vòng 60 ngày kể
từ khi Bên ký kết yêu cầu thương lượng đưa ra ý kiến của mình.
Điều 5: Khả
năng chuyên chở
1- Trong mọi khía cạnh, các hãng
hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết được hưởng những cơ hội công bằng
và bình đẳng trong việc vận chuyển quốc tế giữa và bên ngoài lãnh thổ của hai
Bên.
2- Về việc khai thác các chuyến
bay thoả thuận, các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết cần xem xét đến lợi ích
của hãng hàng không Bên ký kết kia tránh gây ảnh hưởng không thích đáng đến Bên
ký kết đó trong việc khai thác các chuyến bay trên toàn bộ hay một phần của
cùng một đường bay.
3- Khả năng chuyên chở được cho
phép, tần suất các chuyến bay được thực hiện và bản chất của chuyến bay khi bay
quá cảnh hoặc kết thúc trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết phải được thoả thuận giữa
hai nhà chức trách hàng không phù hợp với các nguyên tắc nêu ra tại điều này.
4- Khi hãng hàng không được chỉ
định của một Bên ký kết tăng thêm tần suất chuyến bay hoặc khả năng chuyên chở
thì phải được thỏa thuận giữa hai Nhà chức trách hàng không trên cơ sở các nhu
cầu dự báo về vận chuyển nào khác do hai bên cùng thoả thuận và cách giải quyết
này vẫn áp dụng tần suất chuyến bay và khả năng chuyên chở đã có hiệu lực.
5- Khả năng chuyên chở, tần suất
và bản chất của chuyến bay quá cảnh hoặc kết thúc trên lãnh thổ của một Bên ký
kết đã thoả thuận phù hợp với các quy định tại điều này được công nhận bằng việc
trao đổi văn bản giữa hai nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết.
Điều 6: Công
nhận văn bằng và giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện
bay, các giấy chứng nhận thẩm quyền và các văn bằng được một Bên ký kết cấp hay
được làm cho có hiệu lực và đang có hiệu lực nhằm mục đích khai thác các chuyến
bay thoả thuận trên các đường bay được định ra tại phụ lục của Hiệp định này sẽ
được Bên ký kết khác công nhận là có hiệu lực, với điều kiện là các giấy chứng
nhận và văn bằng đó phải được cấp hoặc làm cho có hiệu lực phù hợp với hoặc cao
hơn các tiêu chuẩn tối thiểu có thể được quy định theo Công ước về HKDD quốc tế.
2. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết có
quyền từ chối việc công nhận hiệu lực của các giấy chứng nhận thẩm quyền và các
văn bằng cấp cho các công dân nước họ nhằm mục đích bay qua lãnh thổ của chính
Bên đó.
Điều 7: Bảo
đảm an ninh hàng không
1. Phù hợp với các quyền và
nghĩa vụ của họ theo luật quốc tế, các Bên ký kết khẳng định việc cùng gánh vác
nghĩa vụ bảo đảm an ninh hàng không dân dụng không bị các hành vi can thiệp
trái phép là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này. Không bị giới hạn
bởi các quyền và nghĩa vụ chung theo luật quốc tế, các Bên ký kết trong từng
hành động cụ thể phải tuân thủ các điều khoản của "Công ước về các hành vi
tội phạm và phạm một số hành vi khác xảy ra trên máy bay" ký kết tại Tokyo
ngày14/9/1963, của "Công ước về ngăn chặn hành vi bất hợp pháp máy
bay" ký kết tại BaHaye ngày16/12/1970 và của "Công ước về ngăn chặn
các hành vi bất hợp pháp chống lại an toạn của HKDD" ký kết tại Môn-
trê-an ngày23/9/1971
2. Mỗi bên ký kết sẽ cung cấp
theo yêu cầu của Bên ký kết kia mọi sự giúp đỡ cần thiết để ngăn ngừa các hành
vi cưỡng đoạt bất hợp pháp máy bay dân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống
lại an toàn của máy bay đó, hành khách và tổ bay trên đó, các cảng hàng không
và các trang thiết bị dẫn đường và bất kỳ một sự đe doạ nào khác đối với an
ninh HKDD.
3. Hai Bên ký kết, trong mối
quan hệ cùng với nhau, cần tuân thủ các quy định về an ninh hàng không của tổ
chức HKDD quốc tế đặt ra và được coi như là các phụ ước kèm theo của Công ước về
HKDD quốc tế mà được áp dụng cho cả hai bên ký kết; Hai bên ký kết phải yêu cầu
những nhà khai thác máy bay đăng ký trên lãnh thổ của mình hoặc những nhà khai
thác máy bay có địa điểm kinh doanh chủ yếu hoặc nơi cư trú chính trên lãnh thổ
của mình và các nhà kinh khai thác cảng hàng không trên lãnh thổ của mình phải
tuân thủ những quy định về an ninh hàng không nói trên.
4. Mỗi Bên ký kết đồng ý rằng phải
yêu cầu các nhà khai thác máy bay tuân thủ các quy định về an ninh hàng không
do Bên ký kết kia đặt ra phù hợp với các quy định tại khoản trên đối với việc
bay đến, bay đi hay ở lại trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
5. Mỗi Bên ký kết phải bảo đảm rằng
các biện pháp thích hợp đã được áp dụng một cách hữu hiệu trên lãnh thổ của Bên
đó để bảo vệ máy bay và để kiểm tra hành khách, tổ bay, các đồ vật mang trên
máy bay, hành lý, hàng hoá và các vật phẩm cung ứng trước và trong khi dỡ xuống.
Từng bên ký kết phải có sự xem xét đồng tình đối với bất kỳ một yêu cầu nào của
Bên ký kết kia về những biện pháp an ninh đặc biệt và hợp lý nhằm đối phó với mối
uy hiếp đặc biệt.
6. Khi xẩy ra việc cưỡng đoạt bất
hợp pháp máy bay dân dụng hoặc sự uy hiếp dẫn đến sự cố này hoặc các hành vi bất
hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ bay trên đó, các
cảng hàng không và các trang thiết bị dẫn đường, thì hai Bên ký kết cần hỗ trợ
lẫn nhau bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về việc thông tin liên lạc và các biện
pháp thích ứng khác để chấm dứt một cách nhanh chóng và an toàn các sự cố như
thế này hoặc mối đe doạ dẫn đến các sự cố đó.
7. Mỗi Bên ký kết sẽ thông báo
cho nhau bất kỳ sự khác biệt nào giữa các luật lệ và quy định của quốc gia mình
và các quy định về an ninh hàng không nêu trên. Một Bên ký kết có quyền yêu cầu
thương thuyết với Bên ký kết kia để thảo luận về sự khác biệt bên trên vào bất
kỳ lúc nào.
Điều 8: Việc
miễn thuế hải quan và các thứ thuế khác
1. Máy bay của hãng hàng không
được chỉ định của mỗi Bên ký kết thực hiện chuyến bay quốc tế, cũng như các thiết
bị chuyên dùng, nhiên liệu, dầu mỡ và vật phẩm cung ứng (gồm có đồ ăn, đồ uống
và thuốc lá) được mang trên máy bay này khi bay vào lãnh thổ của Bên ký kết kia
được miễn trừ tất cả mọi loại thuế hải quan, lệ phí kiểm tra và các thứ thuế
khác, với điều kiện là các thiết bị và vật phẩm như thế này phải để lại trên
máy bay cho đến khi chúng được tái xuất khỏi lãnh thổ của bên ký kết đó.
2. Ngoài các lệ phí phải trả cho
các dịch vụ được cung cấp, các thiết bị và vật phẩm sau cũng được miễn trừ các
thứ thuế và lệ phí nh nêu trên:
a. Vật phẩm cung ứng được đưa
lên trên máy bay tại lãnh thổ của Bên ký kết kia nhằm mục đích sử dụng cho chuyến
bay trên đường bay đã định của một Bên ký kết kia quy định.
b. Phụ tùng thay thế của hãng
hàng không được chỉ định của một Bên ký kết được chuyển vào lãnh thổ của Bên ký
kết kia nhằm mục đích bảo dưỡng hay sửa chữa máy bay được sử dụng trên đường
bay được định ra.
c. Nhiên liệu và dầu mỡ của hãng
hàng không được chỉ định của một Bên ký kết mang đến để cung cấp cho máy bay được
sử dụng trên đường bay được định ra, thậm chí kể cả khi chúng được sử dụng trên
một phần hành trình thực hiện qua lãnh thổ của Bên ký kết kia mà tại đó chúng
được đưa lên máy bay.
3. Những thiết bị thông thường,
cũng như các vật liệu và vật phẩm cung ứng được mang trên máy bay của hãng hàng
không được chỉ định của một Bên ký kết sau khi được nhà chức trách hải quan của
Bên ký kết đồng ý có thể được dỡ xuống lãnh thổ của bên ký kết đó. Trong những
trường hợp này, chúng phải được tái xuất hoặc được xử lý theo luật lệ Hải quan.
4. Vì không có một thứ thuế nào
hay lệ phí nào khác đánh vào các thiết bị và vật phẩm được đề cập đến tại các
khoản từ 1 đên 3 của điều này mà các thiết bị và vật phẩm dó sẽ không chịu bất
kỳ một sự cấm đoán hay hạn chế nào đối với việc nhập, xuất hay quá cảng có thể
được áp dụng trừ khi sự cấm đoán của cả hãng hàng không quốc gia đối vơí một số
vật phẩm nhất định được nêu ra tại các khoản từ 1 đến 3 của điều này.
5.Việc miễn thuế được áp dụng
theo điều này có thể phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt thông thường được áp dụng
trên lãnh thổ của Bên ký kết cung cấp quyền miễn trừ thuế.
6.Việc đối xử nêu ra tại điều
này là phần bổ sung và không làm phương hại đến nghĩa vụ của mỗi bên ký kết phù
hợp với điều 24 của Công ước.
Điều 9: Quá
cảnh trực tiếp
1. Chiểu theo luật lệ và các quy
định của mỗi Bên ký kết, hành khách, hành lý và hàng hoá khi quá cảnh lãnh thổ
của một Bên ký kết khác về mặt nguyên tắc không phải chịu sự kiểm tra.
2. Về mặt nguyên tắc, hành
khách, hành lý và hàng hoá khi quá cảnh trực tiép lãnh thổ của mỗi Bên ký kết
mà không rời khỏi khu vực quy định tại sân bay dành cho mục đích này sẽ không
phải chịu một sự kiểm tra nào ngoài việc kiểm tra thông thường.
Điều 10:
Thiết lập giá cước
1. Các giá cước do hãng hàng
không được chỉ định của 1 Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức độ hợp lý, cố
chú ý đúng mức tới các yếu tố liên quan gồm cả chi phí khai thác lợi nhuận hợp
lý và giá cước của các hãng hàng không khác.
2. Các giá cước nói tới tại hoản
(1) của Điều này sẽ phải được hãng hàng không được chỉ định của 2 Bên ký kết
thoả thuận sau khi tham khảo các hãng hàng không khác cũng khai thác 1 phần hoặc
toàn bộ đường bay này, và khi cần thiết các bên phải đạt được thoả thuận này
thông qua việc sử dụng các nguyên tắc của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế(IATA)
đối với việc thiết lập giá cước.
3. Các giá cước được thoả thuận
theo cách trên sẽ phải đệ trình để Nhà chức trách hàng không của 2 Bên ký kết
chuẩn y ít nhất là 60 ngày trước khi áp dụng. Trong các trường hợp đặc biệt, thời
gian có thể giảm bớt nếu có sự thoả thuận của hai Nhà chức trách hàng không nói
trên.
4. Việc chuẩn y này phải được
đưa ra công khai. Nếu các nhà chức trách hàng không bày tỏ việc họ không chuẩn
y các giá cước trong vòng 30 ngày kể từ khi chúng được đệ trình, thì các giá cước
này được coi là đã chuẩn y. Trong trường hợp thời gian đệ trình được giảm đi
như khoản (3) điều này quy định thì các nhà chức trách hàng không có thể thoả
thuận là thời gian thông báo việc không chuẩn y không quá 30 ngày.
5. Nếu một giá cước không thể
thoả thuận theo khoản (4) của điều này, 1 Nhà chức trách hàng không thông báo
cho Nhà chức trách hàng không Bên kia việc họ không chuẩn y các giá cước theo
quy định của khoản (2). Sau khi tham khảo các Nhà chức trách hàng không của các
quốc gia khác mà có những đóng góp ý kiến được coi là hữu ích, Nhà chức trách
hàng không của các Bên ký kết sẽ nỗ lực xác định giá cước bằng thoả thuận
chung.
6. Nếu các Nhà chức trách hàng
không không thể thoả thuận những giá cước đã được đệ trình cho họ theo khoản
(3) của điều này, hay trong việc xác định bất cứ giá cước nào của khoản (5) của
điều này, tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định của điều 17 của Hiệp định
này.
7. Giá cước được thiết lập theo
quy định của điều này sẽ có giá trị cho tới khi giá cước mới được xây dựng. Tuy
nhiên, theo quy định của khoản này, một giá cước sẽ không được kéo dài ngày giá
cước này hết hiệu lực.
Điều 11:
Các quy định về tài chính
1. Chỉ theo các luật lệ và quy định
của mình đối với việc chuyển đổi ngoại tệ, mỗi bên ký kết cho hãng hàng không
được chỉ định của Bên ký kết kia được tự do chuyển số tiền dư ra từ các khoản
thu và chi trên lãnh thổ của quốc gia mình do việc vận chuyển hành khách, hành
lý và bưu kiện của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia bằng đồng
tiền chuyển đổi tự do với tỷ giá chuyển đổi hiện hành. Việc chuyển tiền sẽ được
thực hiện chậm nhất là sau 60 ngày kể từ khi họ yêu cầu.
2. Khi văn kiện tồn tại những
thoả thuận thanh toán đặc biệt của hai bên ký kết, thì việc thanh toán sẽ được
tiến hành theo quy định của thoả thuận đó.
Điều 12:
Các hoạt động kỹ thuật và Thương mại
Theo các luật lệ và quy định của
1 Bên ký kết sẽ có cơ hội bình đẳng:
1. Mở văn phòng đại diện trên
lãnh thổ của Bên ký kết kia và được phép nhập cảnh, cư trú và tuyển dụng trên
lãnh thổ của Bên ký kết kia nhằm mục đích này, hoặc đưa đến và duy trì trên
lãnh thổ của Bên ký kết kia các cán bộ quản lý và các nhân viên khác cần thiết
cho việc tiến hành các chuyến bay:
2. Mỗi bên ký kết sẽ giúp đỡ và
cung cấp phương tiện cho văn phòng đại diện của hãng hàng không được chỉ định của
nước ký kết kia và bảo đảm sự an toàn cho văn phòng này và nhân viên của nó,
cũng như sự an toàn cho máy bay, vật phẩm cung cấp và các tài sản khác được sử
dụng trên lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất.
3. Các vấn đề liên quan đến việc
đại diện bán vé trên các chuyến bay thoả thuận sẽ được hãng hàng không của 2
Bên ký kết thoả thuận và phải được Nhà chức trách hàng không của 2 Bên chuẩn
Điều 13:
Áp dụng Luật Quốc tế và các quy định khác
1. Các luật lệ và quy định của mỗi
Bên ký kết điều chỉnh việc bay vào, bay ra lãnh thổ của mình đối với các máy
bay thực hiện các chuyến bay quốc tế hoặc có liên quan đến việc khai thác máy
bay trên phạm vi lãnh thổ mình sẽ được áp dụng cho máy bay của hãng hàng không
được nhất chỉ định của Bên ký kết kia.
2. Các luật lệ và quy định điều
chỉnh việc nhập cảnh, lưu trú và xuất cảnh đối với các hành khách, tổ bay hành
lý, quy định liên quan tới các yêu cầu về việc xuất nhập cảnh của quốc gia này,
các quy định về di trú, hải quan và dịch tễ sẽ được áp dụng trên lãnh thổ đó đối
với các hoạt động của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.
Điều 14:
Hiệp thương
1. Trên tinh thần hợp tác chặt
chẽ, các Nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết phải thường xuyên trao đổi
ý kiến với nhau nhằm bảo đảm việc thực thi và tuân thủ đầy đủ các điều khoản của
Hiệp định này và Phụ lục kèm theo.
2. Trong vòng 60 ngày kể từ khi
nhận được yêu cầu của các Bên phải tiến hành trao đổi ý kiến, nếu không có thoả
thuận nào khác của Bên ký kết.
Điều 15:
Sửa đổi Hiệp định
1. Nếu 1 bên ký kết thấy cần thiết
phải sửa đổi bất cứ một quy định nào trong Hiệp định này, Bên ký kết đó có thể
yêu cầu Bên ký kết kia trao đổi ý kiến. Việc này có thể tiến hành giữa 2 Nhà chức
trách hàng không thông qua thảo luận hoặc trao đổi văn bản cho nhau trong vòng
60 ngày kể từ khi có yêu cầu được đặt ra. Các vấn đề sửa đổi sau khi 2 Bên đã
thoả thuận sẽ có hiệu lực khi đã được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm ngoại
giao.
2. Các sửa đổi đối với Phụ lục của
Hiệp định này có thể được tiến hành thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa 2
Nhà chức trách hàng không có thẩm quyền của các bên ký kết và được xác nhận bằng
việc trao đổi công hàm ngoại giao.
3. Bất kỳ một sửa được thực hiện
theo quy định tại điều này sẽ trở thành một bộ phận không thể tách rời của Hiệp
định này.
Điều 16:
Điều chỉnh Hiệp định cho phù hợp với công ước đa phương
Trong trường hợp các Bên ký kết
tham gia và bị ràng buộc vào bất kỳ một điều ước chung, điều ước đa phương nào
về vận tải hàng không Hiệp định này sẽ được bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với
các quy định của Công ước đó.
Điều 17:
Giải quyết tranh chấp
1. Bất kỳ tranh chấp nào liên
quan đến việc giải quyết hoặc áp dụng Hiệp định này hoặc Phụ lục của nó sẽ được
giải quyết bằng thương lượng trực tiếp giữa Nhà chức trách hàng không của các
bên ký kết. Nếu các Nhà chức trách hàng không đó không đạt được thoả thuận,
tranh chấp sẽ đượcgiải quyết thông qua con đường ngoại giao.
2. Trong trường hợp có một bất đồng
nào đó liên quan đến việc giải quyết được theo khoản (1) của điều này thì sẽ được
đưa ra giải quyết bằng toà án trọng tài theo yêu cầu của 1 trong các bên ký kết.
3. Toà án trọng tài sẽ được lập
như sau: mỗi Bên ký kết sẽ cử 1 thành viên, và 2 thành viên này sẽ nhất trí chọn
1 người của nước thứ 3 để các Chính phủ của 2 Bên ký kết sẽ cử làm chủ tịch của
toà án trọng tài.
Các thành viên này sẽ được chỉ định
trong vòng 2 tháng và Chủ tịch được cử trong vòng 3 tháng, kể từ ngày một trong
hai Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia về ý định đa bất đồng đó ra tòa án
trọng tài.
4. Trong trường hợp không tuân
theo thời hạn được quy định trong khoản (3) bên trên và nếu không có một sự dàn
xếp tương đương nào khác, 1 trong 2 Bên ký kết có thể đề nghị Chủ tịch Hội đồng
Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO) tiến hành chỉ định quan chức cần thiết. Nếu chủ tịch
Hội đồng sẽ thay thế ông để tiến hành chỉ định quan chức cần thiết.
5. Toà án trọng tài sẽ đi đến
quyết định bằng đa số phiếu. Những quyết định như vậy sẽ ràng buộc cả hai Bên
ký kết. Mỗi bên ký kết phải chịu phí tổn cho thành viên của mình, cũng như việc
thành viên đó tham gia trong tiến trình hiện có chi phí cho chủ tịch và bất cứ
phí tổn nào khác sẽ được chia đều cho các bên ký kết. Về tất cả các khía cạnh
khác, toà án trọng tài sẽ quyết định thủ tục.
Điều 18:
Tổng số liệu thống kê
Các nhà chức trách hàngkhông của
mỗi Bên ký kết sẽ được cung cấp cho Nhà chức trách hàng không cuả Bên ký kết
kia, theo yêu cầu của họ, những tin tức và số liệu thông kê liên quan đến việc
chuyên chở trên các tuyến bay thoả thuận mà hãng hàng không được chỉ định của
Bên ký thứ nhất thực hiện đến và đi khỏi lãnh thổ của Bên ký kết kia do hãng
hàng không đó thông thường chuẩn bị và báo cáo với Nhà chức trách hàng không của
một Bên ký kết yêu cầu 1 số liệu thống kê bổ sung nào cần được 2 Bên ký kết thảo
luận và thoả thuận.
Điều 19:
Chấm dứt Hiệp định
Vào bất cứ lúc nào, mỗi bên ký kết
có thể gửi công hàm cho Bên ký kết kia qua con đường ngoại giao thông báo về
quyết định của mình về việc kết thúc Hiệp định này; đồng thời gửi một công hàm
tương tự cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Trong trờng hợp đó, Hiệp định sẽ
kết thúc sau 12 tháng kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được công hàm, trừ khi có
thoả thuận rút lại công hàm đòi kết thúc Hiệp định, trước khi thời hạn này chấm
dứt. Trong trường hợp Bên ký kết kia không thừa nhận được sau 14 ngày kể từ khi
Tổ chức HKDD quốc tế nhận được công hàm này.
Điều 20:
Đăng ký Hiệp định
Bên ký kết hoàn thành các thủ tục
pháp lý để Hiệp định này có hiệu lực thực sự sau sẽ phải đăng ký Hiệp định này
với tổ chức HKDD quốc tế (ICAO).
Điều 21: Hiệu
lực
Hiệp định này sẽ tạm thời áp dụng
kể từ ngày ký và sẽ thực sự có hiệulực kể từ ngày hai bên ký kết thông báo cho
nhau bằng công hàm ngoại giao rằng đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo Hiến
pháp của mỗi nước để Hiệp định có hiệu lực.
Những đại diện dưới đây được
chính phủ mình chính thức uỷ quyền đã ký vào bản Hiệp định này để làm chứng và
thực hiện.
Làm tại Jakarta ngày 25 tháng 10
năm 1991 thành 2 bản bằng tiếng Việt Nam, Indonesia và tiếng Anh, tất cả các bản
đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về giải thích Hiệp định,
sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh.
Phụ lục
:
I. Phần 1:
Đường bay do hãng hàng không được
chỉ định của nước ChxhcnViệt Nam thực hiện:
- Điểm khởi hành: Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội.
- Điểm chung gian: Singapore và
Kuala Lumpur/ Manila
- Điểm đến : Jakarta và Surabaya
- Điểm bên ngoài: sẽ được chị định
sau.
II. Phần 2:
Đường bay do hãng hàng không
Indonesia thực hiện:
- Điểm khởi hành: các điểm ở
Indonesia (2 điểm)
- Điểm chung gian: Singapore và
Kuala Lumpur/ Bangkok
- Điểm đến : Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội
- Điểm bên ngoài: sẽ được chỉ định
sau.
Ghi chú:
a. Số điểm mà hãng hàng không được
chỉ định của 1bên đợc quyền khai thác phải cân bằng với số điểm của hãng hàng
không được chỉ định bên kia được quyền khai thác.
b. Các điểm bên ngoài cụ thể sẽ
phải được sự chấp thuận của Nhà chức trách hàng không của các bên ký kết.
III. Hãng hàng không được
chỉ định của mỗi bên ký kết có thể bỏ không hạ cánh xuống bất cứ điểm nào trên
đường bay quy định trong tất cả các chuyến bay, với điều kiện là những chuyến
bay thoả thuận phải xuất phát và kết thúc trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
IV. Quyền của hãng hàng
không được chỉ định của mỗi bên ký kết để vận chuyển hành khách, hàng hoá và bu
kiện giữa những nơi trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết và những nơi trên lãnh thổ
của Bên thứ ba sẽ phải được sự thoả thuận giữa các nhà chức trách hàng không của
các bên thứ bên ký kết.