Đề án 24/ĐA-UBND năm 2016 kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 24/ĐA-UBND
Ngày ban hành 18/11/2016
Ngày có hiệu lực 18/11/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2016

 

ĐỀ ÁN

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH BÌNH

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

1. Căn cứ pháp lý

Luật Tổ chức tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020”;

Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020;

Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Thông tư liên tịch số 45/2010/TT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dn quản lý kinh phí sự nghip môi trường,

2. Căn cứ thực tiễn

Sau 4 năm thực hiện Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh, công tác bảo vệ môi trường đã có những bước chuyn biến tích cực: Năng lực, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được củng cố và tăng cường; nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã được hạn chế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh nhng kết quả đạt được công tác bảo vệ môi trường hiện đang đứng trước nhiều thách thức như: Tc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, yêu cầu về xây dựng các dự án phát triển kinh tế tăng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nguy cơ xảy ra suy thoái môi trường, sự cố môi trường ngày càng gia tăng, chất thải công nghiệp thu gom và xử lý chưa đảm bảo an toàn về môi trường đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và nhng thiệt hại khác. Đây là nguy cơ tiềm n đe dọa sự phát triển bền vững. Quán triệt các giải pháp chỉ đạo của Đảng, các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường, coi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển.

Do vậy, việc xây dựng “Đán về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ” là cần thiết nhằm kiểm soát, hạn chế tác động xấu đến môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, Đề án đưa ra những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các dự án triển khai thực hiện như là công cụ thiết yếu góp phần bảo vệ môi trường của tỉnh.

II. Thực trạng môi trường tỉnh Ninh Bình

1. Thực trạng môi trường

a) Môi trường nước mặt

- Cht lượng môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Ninh Bình bị ô nhiễm cục bộ tại một số điểm như: khu vực cầu Khuất, xã Gia Thanh; khu vực cầu Gián Khẩu; khu vực cầu Non Nước, thành phố Ninh Bình và một số địa điểm khác. Nước sông có biểu hiện suy giảm lượng ôxy hòa tan (DO); hầu hết các chỉ tiêu quan trắc tại các điểm đo đều vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép theo QCVN 08:20205/BTNMT, cột A1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Hệ thống các sông, hồ, kênh mương, nhất là khu vực dân cư thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, các thị trấn đang bị ô nhiễm bởi hàm lượng hợp chất hữu cơ, do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải từ làng nghề và nước thải khác thải ra.

- Cht lượng nước ven bin có du hiệu bị ô nhiễm, nhưng mức độ ô nhiễm biến động theo mùa. Sự ô nhiễm nước biển ven bờ (khu vực Bình Minh - Kim Sơn) chủ yếu do nước sông Đáy, sông Càn gây nên.

- Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhìn chung chưa bị ô nhiễm về kim loại nặng.

b) Môi trường nước ngầm

Chất lượng môi trường nước ngầm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản đảm bảo được cho mục đích dùng cho sinh hoạt, tuy nhiên chất lượng nước ngầm cục bộ bị ô nhiễm bởi chỉ tiêu coliform và có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hàm lượng arsen tập trung chủ yếu ở khu vực huyện Kim Sơn.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ