Đề án 02/ĐA-UBND năm 2016 thực hiện chế định thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020

Số hiệu 02/ĐA-UBND
Ngày ban hành 01/11/2016
Ngày có hiệu lực 01/11/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/ĐA-UBND

Cà Mau, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận

a) Khái quát về Thừa phát lại

Để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xã hội hóa một số nội dung của công tác tư pháp, Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định “Nghiên cứu việc xã hội hóa một shoạt động bổ trợ tư pháp”. Đây là chủ trương lớn và quan trọng, phù hợp với kinh nghiệm lịch sử pháp luật của Việt Nam, phù hợp với xu hướng xã hội hóa một số hoạt động công tác bổ trợ tư pháp của các nước tiên tiến trên thế giới và quan trọng hơn là đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của xã hội nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Từ đó, chủ trương xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đó là “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”. Cụ thể: “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình... từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”.

b) Chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện Thừa phát lại

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong giai đoạn mới.

- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

- Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về thi hành Luật Thi hành án dân sự.

- Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân ti cao hướng dn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội.

- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

- Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại.

- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện Thừa phát lại.

- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

2. Cơ sở thực tiễn

Cà Mau là 01 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh nằm về phía cực Nam Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 5.294,87km2, dân số trên 1,216.388 người, các đơn vị hành chính gồm có 08 huyện và thành phố Cà Mau. Địa hình Cà Mau là đồng bằng thuần nhất, sông rạch chằng chịt. Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, phần lớn sống tập trung ở thành phố Cà Mau và thị trấn của các huyện. Đời sống người dân chủ yếu bằng nghề khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nông, lâm nghiệp. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân hàng năm 7 - 7,5%; giai đoạn 2021 - 2025 tăng 7%; giai đoạn 2026 - 2030 tăng 6,9%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD; năm 2025 đạt khoảng 4.400 - 4.500 USD, năm 2030 khoảng 6.800 - 6.900 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt 13,7% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đến năm 2020 nông nghiệp 19,6%, công nghiệp 43,5%; dịch vụ 36,9%. Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 37%, năm 2025 lên 42% và năm 2030 đạt 50%. Mở rộng, nâng cấp các đô thị hiện có, xây dựng một số trung tâm xã, các cụm kinh tế có tiềm năng hình thành một số đô thị mới ở những nơi có điều kiện đáp ứng vai trò lan tỏa, phát triển, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng phát triển 3 đô thị động lực của tỉnh, gồm: Thành phố Cà Mau, đô thị Năm Căn và Sông Đốc. Phấn đấu xây dựng thành phố Cà Mau sớm đạt tiêu chí đô thị loại I; hoàn thiện đô thị Sông Đốc và Năm Căn theo tiêu chuẩn đô thị loại IV; nâng cấp thị trấn Cái Nước, Đầm Dơi, Rạch Gốc, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tăng cường công tác quản lý đô thị, đảm bảo quy hoạch kết nối phát triển giữa thành phố Cà Mau với các đô thị khác trong tỉnh, như: Cái Nước, Thới Bình.

Cùng với sự phát triển năng động về kinh tế, thì các quan hệ xã hội diễn ra cũng có xu hướng ngày càng đa dạng, phức tạp, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động thường xuyên xảy ra và có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp, đa dạng hơn về nội dung. Từ tình hình trên, trong giai đoạn hiện nay, việc thành lập tổ chức Thừa phát lại là rất cần thiết, sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, công dân đối với việc thi hành án dân sự đbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; tạo cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án với thời gian nhanh hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm quyền và lợi ích các bên có liên quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

a) Về hoạt động tống đạt các loại văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện và thành phố đã thụ lý giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động ngày một tăng, với số lượng lớn, khoảng 7.090 vụ/năm (năm 2013 là 6.919 vụ, năm 2014 là 6.938 vụ, năm 2015 là 7.412 vụ). Sáu tháng đầu năm 2016 là 6.470 vụ.

Theo quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động tố tụng cho thấy, thủ tục giải quyết một vụ án, Tòa án phải thực hiện tng đạt trung bình khoảng 10 loại giấy tờ, văn bản, như: Thông báo thụ lý vụ kiện, giấy mời lấy lời khai, thông báo hòa giải, quyết định khẩn cấp tạm thời, thông báo đo đạc, thẩm định, giấy triệu tập đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định, bản án của Tòa. Tính trung bình một năm Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh tống đạt khoảng hơn 145.000 văn bản, giấy tờ.

Trong lĩnh vực Thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thụ lý giải quyết: Năm 2014 là 16.293 vụ việc và 2015 là 16.766 vụ việc. Chấp hành viên phải tống đạt ít nhất 04 loại giấy tờ, như: Giấy mời, tống đạt quyết định thi hành án (lập biên bản khi tống đạt), thông báo kê biên tài sản, định giá tài sản. Trường hợp thi hành cưỡng chế phải có 15 loại giấy tờ và cả các vụ việc xác minh điều kiện thi hành án. Tính trung bình một năm cơ quan Thi hành án trên địa bàn tỉnh tống đạt khoảng 165.300 văn bản, giấy tờ các loại.

Việc tống đạt giấy tờ, văn bản có liên quan đến việc xét xử và thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật, nhưng hiện nay ng gặp phải không ít những khó khăn, bất cập. Do vậy, việc giao Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ, văn bản sẽ góp phần bảo đảm tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của thủ tục tố tụng, trong công tác xét xử của Tòa án và công tác thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự.

b) Về công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Cùng với sự phát triển, các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, từ đó làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, có những tranh chấp phải đưa ra Tòa án xét xử, quyết định. Chính vì vậy, công tác xét xử và công tác thi hành án trong thời gian qua luôn ở trong thế bị động và quá tải.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ