Công văn 854/NHNN-TD hướng dẫn Thông tư 20/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 854/NHNN-TD
Ngày ban hành 25/01/2011
Ngày có hiệu lực 25/01/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Đồng Tiến
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 854/NHNN-TD
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2010/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2011

 

Kính gửi:

- Các tổ chức tín dụng;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố.

 

Để triển khai thực hiện Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ đễ hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (Thông tư 20), Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung sau:

1. Về thời gian xác định và áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo khoản 1, Điều 1 Thông tư 20:

Các tổ chức tín dụng đủ điều kiện được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20 sẽ được duy trì mức tỷ lệ này trong khoảng thời gian 06 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định và điều chỉnh lại danh sách tổ chức tín dụng đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Thông tư 20 một năm hai lần vào tháng 02 và tháng 08.

2. Về phương pháp xác định tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20:

2.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng từ tháng 02 đến tháng 07 năm thực hiện được tính toán như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Thời điểm

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng

I- Dư nợ cho vay cuối kỳ

 

 

 

Ngày 31/12 năm trước năm tài chính liền kề

A1

B1

 

Ngày 31/3 năm trước liền kề

A2

B2

 

Ngày 30/6 năm trước liền kề

A3

B3

 

Ngày 30/9 năm trước liền kề

A4

B4

 

Ngày 31/12 năm trước liền kề

A5

B5

 

II- Dư nợ bình quân

A

B

C

Trong đó:

A = [(A1 + A5)/2 + A2 + A3 + A4]/4

B = [(B1 + B5)/2 + B2 + B3 + B4]/4

Tỷ trọng C = A/B x 100%

2.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng từ tháng 08 năm thực hiện đến hết tháng 01 năm sau được tính toán như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Thời điểm

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng

I- Dư nợ cho vay cuối kỳ

 

 

 

Ngày 31/3 năm thực hiện

D1

E1

 

Ngày 30/6 năm thực hiện

D2

E2

 

II- Dư nợ bình quân

D

E

F

Trong đó:

D = (D1 + D2)/2

E = (E1 + E2)/2

Tỷ trọng F = D/E x 100%

3. Về phương thức thực hiện:

3.1. Đối với các tổ chức tín dụng

- Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 và trước ngày 15 tháng 07 hàng năm, các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt mức quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20 có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Vụ Tín dụng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính để đề nghị được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Thông tư 20, trong đó thống kê rõ số liệu về tổng dư nợ, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tại từng thời điểm theo quy định tại điểm 2.1 đối với báo cáo trong tháng 01 và theo quy định tại điểm 2.2 đối với báo cáo trong tháng 7.

- Các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các số liệu báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.

- Việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Thông tư 20 đối với các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) thực hiện theo Thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính của tổ chức tín dụng:

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố có trụ sở chính của tổ chức tín dụng theo dõi, phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai thực hiện Thông tư 20. Trường hợp phát hiện các số liệu báo cáo của tổ chức tín dụng không chính xác thì kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để phối hợp xử lý.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh, đề nghị tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết.

[...]