Công văn 824/UBND hướng dẫn đăng ký và xét sáng kiến, giải pháp năm 2016 do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 824/UBND
Ngày ban hành 11/04/2016
Ngày có hiệu lực 11/04/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Quận Bình Tân
Người ký Đỗ Đình Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 824/UBND
Về việc hướng dẫn đăng ký và xét sáng kiến, giải pháp năm 2016.

Bình Tân, ngày 11 tháng 4 năm 2016.

 

Kính gửi:

- Văn phòng Quận ủy, các Ban Đảng Quận ủy;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quận; các Hội quần chúng thuộc quận;
- Phòng, Ban Quản lý Nhà nước, Đơn vị sự nghiệp;
- Ủy ban nhân dân 10 phường.

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về ban hành Điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-BTĐKT ngày 26 tháng 01 năm 2015 của Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố về việc xét sáng kiến, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;

Để có căn cứ xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và các hình thức khen thưởng khác năm 2016, Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung sau:

I. Tổ chức đăng ký sáng kiến, giải pháp:

1. Tổ chức triển khai, phát động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký sáng kiến, giải pháp công tác, giải pháp hữu ích, đề tài nghiên cứu, áp dụng công nghệ hoặc cải tiến kỹ thuật (sau đây gọi chung là sáng kiến, giải pháp) được áp dụng trong thực tế đem lại hiệu quả cao trong công tác, đem lại lợi ích cho cơ quan, đơn vị hoặc cho cộng đồng, xã hội để trình Hội đồng Khoa học, sáng kiến quận xem xét công nhận sau khi hoàn thành sáng kiến, giải pháp. Các cơ quan, đơn vị có thể phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp tiến hành phát động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua đổi mới sáng tạo, đề xuất các giải pháp đổi mới, sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực.

2. Đăng ký danh hiệu thi đua: Ngoài việc đăng ký danh hiệu thi đua cho tập thể theo quy định, cá nhân khi đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở đề nghị phải đăng ký sáng kiến, giải pháp để cuối năm có cơ sở xét danh hiệu thi đua.

3. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện sáng kiến, giải pháp nhằm đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực. Tổ chức theo dõi việc thực hiện sáng kiến, giải pháp, có thể hỗ trợ để sáng kiến, giải pháp được áp dụng vào thực tiễn.

4. Tiến hành tổ chức đánh giá kết quả, ghi nhận việc áp dụng sáng kiến, giải pháp của cá nhân đã đăng ký có tính mới, tính khả thi, đem lại hiệu quả thiết thực khi hoàn thành để đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến quận xem xét công nhận.

II. Tổ chức tuyên truyền, triển khai các quy định về sáng kiến giải pháp dưới đây cho cán bộ, công chức, viên chức nắm vững để định hướng sáng kiến, giải pháp:

1. Các khái niệm:

Sáng kiến: là sự sáng tạo, sản phẩm trí tuệ được tạo ra và áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao về năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Giải pháp công tác, giải pháp hữu ích: là cách thức giải quyết các vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo ra phương pháp, cơ chế, phương tiện làm việc mới có giá trị thực tiễn, hiệu quả cao hơn, góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đề tài nghiên cứu: là công trình nghiên cứu đảm bảo có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến, tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi hoặc đề tài triển khai ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

Áp dụng công nghệ: là việc nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cải tiến là một giải pháp kỹ thuật, giải pháp tổ chức sản xuất mới hoặc giải pháp thay thế quy trình giải quyết công việc cũ chưa tốt, chưa hợp lý, có khả năng áp dụng và mang lại lợi ích, hiệu quả thiết thực cho cơ quan, đơn vị.

2. Các điều kiện để công nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, giải pháp hữu ích, đề tài nghiên cứu:

2.1. Có tính mới:

- Lần đầu tiên được áp dụng;

- Không trùng với các sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu đã được công nhận trước đó;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay;

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

2.2. Tính khả thi:

- Phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao;

- Phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, của ngành, của Thành phố tại thời điểm đưa ra sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu để triển khai;

[...]