Công văn 7753/TCHQ-QLRR năm 2014 hướng dẫn quản lý, sử dụng Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan trên Hệ thống e-Manifest do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7753/TCHQ-QLRR
Ngày ban hành 24/06/2014
Ngày có hiệu lực 24/06/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Hoàng Việt Cường
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Công nghệ thông tin

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7753/TCHQ-QLRR
V/v hướng dẫn quản lý, sử dụng Phân hệ quản lý rủi ro trước thông quan trên Hệ thống e-Manifest

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014

 

Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Triển khai hoạt động thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (sau đây gọi tắt là Thông tư số 175/2013/TT-BTC); Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3273/QĐ- BTC) và Quyết định số 279/QĐ-BTC ngày 14/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành áp dụng Bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan), các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện như sau:

1. Thu thập, cập nhật, quản lý thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Việc thu thập, cập nhật, quản lý thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hồ sơ tàu biển) theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 3273/QĐ-BTC được thực hiện như sau:

1.1. Các chỉ tiêu thông tin hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được chi tiết tại Phụ lục 1 (kèm theo văn bản này).

1.2. Phân loại hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được tạo lập, quản lý trên hệ thống:

1.2.1. Đối với tàu biển đã có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cảng biển Việt Nam:

a) Hệ thống thông tin nghiệp vụ tự động tích hợp, tạo lập hồ sơ tàu biển ngay sau khi có dữ liệu tàu biển gửi vào hệ thống thông quan tàu biển theo khuôn dạng dữ liệu của hồ sơ tàu biển tại điểm 1.1 văn bản này;

b) Hệ thống thông tin nghiệp vụ tự động tích hợp bổ sung các thông tin liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tàu biển từ hệ thống thông quan tàu biển.

c) Trường hợp công chức hải quan sau khi thu thập, phân tích thông tin về tàu biển đã đầy đủ chính xác, tiến hành cập nhật vào hệ thống để bổ sung thông tin về tàu biển đã có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam.

1.2.2. Công chức hải quan các cấp tạo lập, cập nhật và bổ sung thông tin hồ sơ tàu biển căn cứ vào các nguồn thông tin tại điểm 1.3.2. dưới đây.

1.3. Thu thập, cập nhật thông tin tàu biển của đơn vị, công chức hải quan:

1.3.1. Thông tin tàu biển cần tiến hành thu thập bao gồm:

a) Thông tin vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do các cơ quan chức năng tại Việt Nam phát hiện, xử lý;

b) Thông tin về nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan xảy ra trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Việt Nam được cung cấp từ các nguồn thông tin tại điểm 1.3.2 dưới đây;

c) Thông tin vi phạm pháp luật hoặc nguy cơ vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu biển ở nước ngoài;

d) Các tàu biển chuyển đổi bất hợp pháp, tàu lai lịch không rõ ràng (“tàu ma”), tàu biển có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc các vi phạm pháp luật khác ở nước ngoài do cơ quan hải quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp.

e) Thông tin khác về hành trình con tàu từ cảng xuất phát ghé qua các cảng trước khi cập cảng cuối cùng; thông tin về đội ngũ thuyền viên, hành khách trên tàu; thông tin về hàng hóa chuyên chở trên tàu do đơn vị, công chức khai thác từ các nguồn thông tin trong và ngoài nước.

1.3.2. Nguồn thông tin thu thập về tàu biển bao gồm:

a) Từ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; các hãng tàu, đại lý hãng tàu, doanh nghiệp kinh doanh có cảng biển, ...

b) Các cơ quan chức năng: Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, cơ quan Công an, Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng khác có liên quan quản lý tàu biển;

c) Cơ quan hải quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan ở nước ngoài như Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Văn phòng liên lạc tình báo khu vực Tây và Trung phi (Rilos); Mạng lưới kiểm soát Hải quan (CEN), Văn phòng liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol).

d) Phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm: thông tin trên các báo, đài, truyền hình, internet, cổng thông tin điện tử của các tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

1.3.3. Trách nhiệm thu thập, tạo lập, cập nhật thông tin hồ sơ tàu biển:

a) Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm phân công cán bộ, công chức tổ chức thu thập thông tin tại các tiết c, d điểm 1.3.1 để tạo lập hoặc cập nhật hồ sơ tàu biển;

b) Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan chịu trách nhiệm phân công cán bộ, công chức tổ chức thu thập thông tin tại tiết a, b, c điểm 1.3.1 để cập nhật hồ sơ tàu biển;

c) Đơn vị, công chức hải quan có chức năng nhiệm vụ liên quan tại Hải quan các cấp trong quá trình thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến tàu biển xuất nhập cảnh có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào hệ thống theo nội dung văn bản này; khi phát hiện các thông tin tại điểm 1.3.1 có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho đơn vị quản lý rủi ro cùng cấp để tạo lập, cập nhật hồ sơ tàu biển trên hệ thống.

1.4. Quản lý hồ sơ tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

[...]