Công văn 7692/TCHQ-TXNK năm 2020 về tập huấn Luật Quản lý thuế năm 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7692/TCHQ-TXNK
Ngày ban hành 07/12/2020
Ngày có hiệu lực 07/12/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Lưu Mạnh Tưởng
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7692/TCHQ-TXNK
V/v tập huấn Luật QLT năm 2019, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Để hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 5/12/2020. Để triển khai thực hiện thống nhất Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

1. Thực hiện thống nhất theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 từ ngày 1/7/2020 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ từ ngày 5/12/2020.

2. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức trong đơn vị, cho các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan về nội dung của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Tổng cục Hải quan gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tài liệu giới thiệu về Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để các đơn vị tham khảo xây dựng tài liệu tập huấn cho đơn vị.

3. Trường hợp có vướng mắc phát sinh thì báo cáo về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn thực hiện.

Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK-CST (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lưu Mạnh Tưởng

 

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 38/2019/QH14 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP
(Ban hành kèm theo công văn số 7692/TCHQ-VP ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Tổng cục Hải quan)

STT

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT QLT NĂM 2019 SO VỚI LUẬT QLT NĂM 2006 VÀ CÁC VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

NỘI DUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP HƯỚNG DẪN NỘI DUNG LUẬT QLT NĂM 2019 GIAO CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT

1

Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với các khoản thu khác thuộc NSNN không do cơ quan QLT quản lý thu ngoài khoản thu thuế và các khoản thu thuộc NSNN do cơ quan QLT quản lý thu. Nội dung bổ sung thể hiện ở việc sửa đổi Điều 1, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 3.

(Điều 1 Luật quản lý thuế số năm 2006 chỉ quy định phạm vi điều chỉnh của Luật quản lý thuế là quy định việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan QLT quản lý thu).

Lý do: Để quy định thống nhất các khoản thu của Ngân sách Nhà nước đều phải tuân thủ theo nguyên tắc về quản lý thu quy định tại Luật QLT.

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật QLT áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN, trừ nội dung quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, áp dụng hóa đơn, chứng từ, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

2

Về cơ quan quản lý thuế (Khoản 2 Điều 2)

 

 

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định Cơ quan hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan là cơ quan quản Iý thuế (Khoản 2)

(Khoản 2 Điều 2 Luật QLT năm 2006 quy định cơ quan hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan là cơ quan quản lý thuế, không có Cục Kiểm tra sau thông quan).

Lý do: Cục KTSTQ là cơ quan trực thuộc TCHQ, tuy nhiên, Cục KTSTQ có vị trí, chức năng, nhiệm vụ về theo dõi, quản lý thuế như một Cục hải quan địa phương độc lập (có trụ sở riêng, có con dấu, có tài khoản riêng, quyết định kiểm tra sau thông quan, quyết định xử lý về thuế: ấn định thuế, xử phạt hành chính về quản lý thuế…).

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

3

Về áp dụng biện pháp ưu tiên (khoản 5 Điều 5)

Quy định về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan (Điều 38)

 

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan và giao Chính phủ quy định chi tiết (Khoản 5 Điều 5).

“5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ”.

(Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT năm 2012 quy định cụ thể tiêu chí để người nộp thuế được áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như: không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong hai năm liên tục, thực hiện thanh toán qua ngân hàng...).

Lý do: Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Hải quan năm 2014 (từ Điều 42 đến Điều 45) trong đó quy định cụ thể về điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan... do đó Luật quản lý thuế dẫn chiếu thực hiện theo Luật Hải quan đồng thời sẽ quy định cụ thể chế độ ưu tiên về thủ tục thuế tại Nghị định hướng dẫn vì Luật Hải quan chưa quy định về ưu tiên khi thực hiện thủ tục thuế.

Nghị định số 126/2020 bổ sung 01 Điều quy định về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan (Điều 38), quy định cụ thể về chế độ ưu tiên về thủ tục thuế, thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.

“1. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp: Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được thực hiện nộp thuế cho tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

b) Doanh nghiệp ưu tiên của nước có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng các biện pháp ưu tiên về thủ tục hải quan, thủ tục thuế theo thỏa thuận đã ký. Danh sách các doanh nghiệp ưu tiên của nước đối tác được hưởng chế độ ưu tiên được quy định cụ thể tại thỏa thuận.

3. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên

a) Tổng cục Hải quan thực hiện biện pháp: Thẩm định thực tế tại trụ sở doanh nghiệp định kỳ hoặc đột xuất; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan không quá một lần trong ba năm liên tục kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận hoặc gia hạn chế độ ưu tiên, có biện pháp giám sát và đánh giá việc duy trì điều kiện doanh nghiệp ưu tiên sau khi được công nhận để gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên theo quy định; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.

b) Doanh nghiệp ưu tiên phải theo dõi, kiểm soát, quản lý được toàn bộ quá trình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hệ thống công nghệ thông tin nối mạng với cơ quan hải quan, đảm bảo cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, số liệu trên hệ thống, số liệu trong quá khứ, số liệu theo giai đoạn (tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cơ quan hải quan có cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra và doanh nghiệp chịu trách nhiệm chứng minh tính đầy đủ, chính xác của số liệu doanh nghiệp đã khai báo với cơ quan hải quan”.

Lý do: Hướng dẫn khoản 5 Điều 5 Luật QLT 2019 giao Chính phủ quy định về áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa NK, XK.

4

Về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế (Điều 6)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung 01 Điều mới (Điều 6) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế gồm 8 hành vi:

“1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế”.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có Điều luật riêng quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong QLT)

Lý do: Để đảm bảo thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về quản lý thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

5

Về hợp tác quốc tế về thuế (Điều 12):

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung nội dung thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (khoản 4 Điều 12), cụ thể:

a) Đề nghị cơ quan QLT nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi người nộp thuế không còn ở Việt Nam;

b) Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan QLT nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn QLT của Việt Nam.

(Điều 17 Luật QLT năm 2006 không quy định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên)

Lý do: Để đảm bảo công tác thực thi các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thuế, căn cứ điều ước quốc tế, cơ quan QLT sẽ thực hiện việc khai báo, trao đổi thông tin, hợp tác nghiệp vụ, hỗ trợ thu thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

6

Về nhiệm vụ quyền hạn cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước (Điều 21, Điều 22)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung 02 Điều mới (Điều 21, Điều 22) quy định về nhiệm vụ quyền hạn cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước, theo đó:

- Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt động đối với cơ quan QLT theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thanh tra nhà nước thực hiện thanh tra hoạt động của cơ quan QLT theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp KTNN, Thanh tra nhà nước trực tiếp kiểm toán, thanh tra người nộp thuế có nội dung kiến nghị/kết luận về nghĩa vụ nộp NSNN thì người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kiến nghị/kết luận của KTNN/thanh tra. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị/kết luận của KTNN/thanh tra thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị/kết luận của KTNN/thanh tra;

- Trường hợp KTNN/Thanh tra nhà nước thực hiện kiểm toán/thanh tra tại cơ quan QLT có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán/kết luận thanh tra liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì cơ quan QLT có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của Kiểm toán/thanh tra.

Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan QLT, KTNN/thanh tra nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp.

Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, KTNN/thanh tra nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan QLT thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước)

Lý do: Để quy định rõ trách nhiệm của cơ quan KTNN, cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác quản lý thuế. Và trách nhiệm của cơ quan QLT, người nộp thuế trong việc thực hiện các kiến nghị/kết luận của KTNN/thanh tra.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

7

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại (Điều 27)

Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Điều 30)

 

Luật QLT năm 2019, bổ sung 01 Điều mới (Điều 27) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại: tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc NSNN, cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế, trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế.

“1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;

b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;

c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;

d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản.

3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.

4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời hạn thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại).

Lý do: Để tăng cường trách nhiệm của Ngân hàng thương mại trong công tác quản lý thuế.

Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc thực hiện thu nộp thuế, cung cấp thông tin về tài khoản của người nộp thuế, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế, trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế.

Ngoài ra có bổ sung quy định: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan (khoản 6 Điều 30).

Lý do: Hướng dẫn khoản 6 Điều 27 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại.

8

Nguyên tắc khai thuế, tính thuế (Điều 42)

Các trường hợp cơ quan hải quan tính thuế, thông báo thuế (khoản 10 Điều 13)

 

Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định về trường hợp việc tính thuế do cơ quan QLT thực hiện (khoản 2 Điều 42), bổ sung quy định về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (khoản 4 Điều 42), cụ thể:

“4. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có quy định về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử).

Lý do: Để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung quy định các trường hợp cơ quan hải quan tính thuế, thông báo thuế (khoản 10 Điều 13), cụ thể:

“10. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ quan hải quan tính thuế, thông báo thuế trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định tại Điều 52 của Luật Quản lý thuế, Điều 17 Nghị định này.

b) Người nộp thuế chấm dứt hoạt động, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì cơ quan hải quan tính thuế, thông báo thuế để xác định số tiền thuế phải nộp đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cơ quan hải quan xác định số tiền thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị tịch thu để làm căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.

d) Hàng hóa nhập khẩu chưa nộp các loại thuế ở khâu nhập khẩu, bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế kê biên bán đấu giá, trường hợp hàng hóa phải nộp các loại thuế ở khâu nhập khẩu, cơ quan hải quan tính thuế, thông báo thuế cho cơ quan thu tiền bán đấu giá để nộp tiền thuế.

đ) Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, số tiền xử phạt tính theo số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế trốn.

e) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, chưa nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ quan hải quan tính thuế, thông báo cho tổ chức tín dụng số tiền thuế phải nộp.

g) Phí hải quan; lệ phí hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh”.

Lý do: Để hướng dẫn khoản 2 Điều 42 Luật QLT năm 2019, giao Chính phủ quy định trường hợp việc tính thuế do cơ quan QLT thực hiện.

9

Về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 3 Điều 45).

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XK, NK (điểm b khoản 6 Điều 11)

 

- Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định: địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật hải quan (Luật Hải quan quy định về địa điểm nộp hồ sơ hải quan tại khoản 3 Điều 24).

- Khoản 4 Điều 45 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.

(Luật QLT năm 2006 không quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế mà giao Chính phủ quy định (khoản 6 Điều 32). Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định cụ thể: Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan).

Lý do: Khoản 5 Điều 43 Luật quản lý thuế năm 2019 quy định hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế. Luật Hải quan đã quy định về địa điểm nộp hồ sơ hải quan tại khoản 3 Điều 24 nên Luật Quản lý thuế không quy định lại nội dung của Luật Hải quan.

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XK, NK tại điểm b khoản 6 Điều 11, cụ thể:

“b) Hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XK, NK nộp tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kê khai tờ khai hải quan mới thuộc các trường hợp phải nộp thuế ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan mới thì hồ sơ khai thuế nộp tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu”.

Lý do: Để hướng dẫn khoản 4 Điều 45 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.

10

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 52)

 

 

Về trường hợp ấn định thuế (khoản 1 Điều 52):

Luật QLT năm 2019 bổ sung 05 trường hợp ấn định thuế, trong đó:

- 03 trường hợp (điểm c, đ, h khoản 1 Điều 52) bổ sung trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP,

- 02 trường hợp bổ sung mới (điểm d, e khoản 1 Điều 52) mà Luật quản lý thuế năm 2006 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP không quy định.

Nội dung cụ thể như sau:

“1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;

c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;

d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;

g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;

h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật”.

Lý do: Bổ sung các trường hợp bị cơ quan hải quan ấn định thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN.

Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung thêm 04 trường hợp bị ấn định thuế so với quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, cụ thể:

“4. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

k) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế nhưng người khai thuế tự ý thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa không kê khai, nộp thuế trên tờ khai hải quan mới theo quy định của pháp luật; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu hết thời hạn được miễn thuế 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất của dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhưng người khai thuế không kê khai nộp thuế; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không đúng quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, pháp luật về thương mại.

Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu chênh lệch âm (ít hơn) hoặc dương (nhiều hơn) so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan, cơ quan hải quan đã xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch âm hoặc dương thì căn cứ hành vi vi phạm để xử lý và thực hiện ấn định thuế đối với toàn bộ phần chênh lệch bao gồm cả phần chênh lệch âm và phần chênh lệch dương.

Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chênh lệch âm hoặc dương so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan không xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch, không xác định được hành vi vi phạm thì cơ quan hải quan chỉ thực hiện ấn định thuế đối với số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch âm.

Đối với số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương nhưng số nguyên liệu, vật tư này vẫn được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu thì cơ quan hải quan không thực hiện ấn định thuế. Doanh nghiệp phải theo dõi quản lý đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu lần đầu cho đến khi xuất khẩu hết sản phẩm.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công của doanh nghiệp trong nước có số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương tại thời điểm đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, bên nhận gia công đã quyết toán hợp đồng gia công với bên đặt gia công thì doanh nghiệp phải tái xuất hoặc kê khai, nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương, trừ trường hợp doanh nghiệp chuyển nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương để thực hiện hợp đồng gia công khác. Trường hợp doanh nghiệp không kê khai, nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế.

l) Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế, cơ quan hải quan ấn định thuế để xác định số tiền thuế phải nộp và thông báo cho cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá để nộp thuế, trừ hàng hóa nhập khẩu bị tịch thu để bán đấu giá thuộc sở hữu Nhà nước.

m) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan.

n) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm toán tại trụ sở người khai thuế, tại cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21, điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý thuế phát hiện người khai thuế không kê khai hoặc kê khai, tính thuế hoặc xác định số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế hoặc xác định không thuộc đối tượng chịu thuế không đúng quy định của pháp luật”.

Lý do: Để hướng dẫn khoản 3 Điều 52 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định chi tiết về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

11

Về thời hạn nộp thuế (Điều 55)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định thời hạn nộp thuế đối với các trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa của hàng hóa XK, NK (khoản 4 Điều 55), cụ thể:

- Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

(Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT năm 2012, Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 không quy định về thời hạn nộp thuế đối với các trường hợp trên mà được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính).

Lý do: Kế thừa quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Để phù hợp với quy định về thời hạn nộp thuế tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và bao quát hết các trường hợp gồm: khai bổ sung sau khi thông quan, giải phóng hàng và trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, hoặc hàng hóa phải phân tích, giám định...

Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung quy định:

1. Thời hạn nộp tiền thuế ấn định là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế đối với 04 trường hợp sau đây:

- Hàng hóa XK, NK bị ấn định thuế nhưng người khai thuế không kê khai trên tờ khai hải quan hoặc có kê khai trên tờ khai hải quan nhưng tờ khai hải quan bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu đã qua gia công, sản xuất không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu ban đầu;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật,

- Hàng hóa nhập khẩu bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc các trường hợp phải nộp thuế.

2. Trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế, hàng hóa khác thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng vẫn còn nguyên trạng khi nhập khẩu, cơ quan hải quan không xác định được chính xác số lượng hàng hóa theo từng tờ khai nhập khẩu thì tờ khai để áp dụng thời hạn nộp tiền thuế ấn định là tờ khai nhập khẩu cuối cùng có mặt hàng bị ấn định thuế trong thời kỳ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Trường hợp mặt hàng bị ấn định thuế của tờ khai nhập khẩu cuối cùng có số lượng hàng hóa nhỏ hơn số lượng hàng hóa bị ấn định thuế thì số lượng hàng hóa bị ấn định thuế chênh lệch được tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai liền kề trước đó theo cùng loại hình nhập khẩu có cùng mặt hàng bị ấn định thuế.

(khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu).

Lý do: Để xử lý vướng mắc phát sinh trong thực tế có nhiều trường hợp người khai thuế không kê khai trên tờ khai hải quan hoặc có kê khai trên tờ khai hải quan nhưng tờ khai hải quan bị hủy hoặc không xác định được hàng hóa bị ấn định thuế thuộc tờ khai hải quan nào.

12

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế (Điều 59)

 

12.1

Thời gian tính tiền chậm nộp:

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định thời gian tính tiền chậm nộp (điểm b khoản 2 Điều 59), cụ thể:

“b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về thời gian tính tiền chậm nộp)

Lý do: Nội dung này đã được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC, tuy nhiên để nâng cao tính pháp lý, TCHQ đã đưa nội dung này quy định trực tiếp tại Luật.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

12.2

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 Luật QLT số 38 (khoản 6 Điều 59).

“6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.”

(Luật QLT năm 2006 không quy định về trường hợp chưa tính tiền chậm nộp)

Lý do: Để phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc Hội và Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 hướng dẫn về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

12.3

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm (Khoản 7 Điều 59):

“7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.”

(Luật QLT năm 2006 không quy định về việc điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp)

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh các trường hợp người nộp thuế được giảm số tiền thuế phải nộp thì được điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

12.4

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định người nộp thuế được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng (Khoản 8 Điều 59).

“8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.”

(Luật QLT năm 2006 không quy định về việc miễn tiền chậm nộp)

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và các trường hợp bất khả kháng khác thì được miễn tiền chậm nộp.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

13

Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa (Điều 60)

 

13.1

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định không tính tiền chậm nộp trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan QLT thực hiện bù trừ (khoản 1 Điều 60).

“Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.”

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về việc không tính chậm nộp trong trường hợp bù trừ tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế còn nợ)

Lý do: Để đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

13.2

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan QLT thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong 3 trường hợp (Khoản 3 Điều 60):

“3. Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;

b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;

c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.

(Luật QLT năm 2006 không quy định về việc không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa)

Lý do: Để xử lý các khoản nộp thừa có giá trị nhỏ, người nộp thuế không thực hiện bù trừ.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

13.3

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định cơ quan QLT thực hiện bù trừ đối với trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh (khoản 4 Điều 60).

“4. Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.”

(Luật QLT năm 2006 không quy định việc bù trừ tiền tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ trong trường hợp này)

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh và có cơ chế xử lý nợ đối với những trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh vừa có khoản tiền nộp thừa, vừa có khoản nợ thuế thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

14

Về trách nhiệm trả tiền lãi của cơ quan quản lý thuế (Điều 61)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định về trách nhiệm trả lãi của cơ quan QLT (Khoản 2 Điều 61)

“2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về trách nhiệm trả lãi của cơ quan QLT)

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh và đảm bảo công bằng (người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp nếu quá thời hạn nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, tương tự cơ quan quản lý thuế phải trả tiền lãi nếu người nộp thuế nộp thừa theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án).

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

15

Về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh (Điều 66)

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh (Điều 21)

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về QLT (khoản 1 Điều 66), cụ thể:

“1. Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh”.

(Điều 53 Luật QLT năm 2006 không quy định về tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế).

Lý do: Nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nợ, TCHQ bổ sung quy định về tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Điều 21 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong việc phối hợp thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế giữa cơ quan QLT và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cụ thể:

“1. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

a) Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

b) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

d) Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

2. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh

a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn để quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

c) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh

a) Sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và lập văn bản theo Mẫu số 01/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.

b) Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

c) Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo Mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định.

Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh theo Mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi người nộp thuế biết.

d) Văn bản tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi qua đường bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử nếu đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp văn bản gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính mà bị trả lại và văn bản đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế thì được coi là văn bản đã được gửi.”

Lý do: Hướng dẫn quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật QLT giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh.

16

Về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động (Điều 67)

 

 

- Luật QLT năm 2019 bổ sung đối tượng chịu trách nhiệm nộp tiền thuế nợ theo từng loại hình doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ ĐKKD; bổ sung quy định người nộp thuế có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.

“3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.”

(Điều 54 Luật quản lý thuế năm 2006 không quy định đối tượng chịu trách nhiệm nộp tiền thuế nợ theo từng loại hình doanh nghiệp và trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động).

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh cũng như làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, TCHQ đã bổ sung làm rõ các đối tượng có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ và việc kế thừa khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc. Qua đó tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác đôn đốc, thu hồi nợ thuế của cơ quan QLT.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17

Về hoàn thuế (Điều 70 đến Điều 77)

 

17.1

Trường hợp hoàn thuế:

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về các trường hợp hoàn thuế theo đó cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế (khoản 1 Điều 70). Việc hoàn trả tiền thuế nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật quản lý thuế năm 2019.

(Luật quản lý thuế năm 2006 quy định: Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng: hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt; các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào NSNN lớn hơn số tiền thuế phải nộp).

Lý do: Để phù hợp với quy định về hoàn thuế tại các Luật về thuế. Cơ quan Hải quan thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17.2

Về phân loại hồ sơ hoàn thuế:

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế (Khoản 2 Điều 73), theo đó:

(i) Bỏ quy định hồ sơ hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

(ii) Bổ sung quy định hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

"2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:

a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;

b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;

c) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;

d) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;

đ) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;

e) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

g) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ”.

(Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT 2012 quy định trường hợp hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, không quy định về kiểm tra trước hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế).

Lý do: Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc hoàn thuế đồng thời đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng.

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung 5 trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau (Điều 22), cụ thể:

- Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu”.

(Nội dung này được bổ sung trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 129 Thông tư số 38/2019/QH14 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

Lý do: Để hướng dẫn điểm g khoản 2 Điều 73 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế.

17.3.

Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế:

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về địa điểm tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế: cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế (điểm b khoản 1 Điều 72).

(Khoản 2 Điều 58 Luật QLT năm 2006 quy định: Hồ sơ hoàn thuế được nộp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế).

Lý do: Để cụ thể hóa địa điểm tiếp nhận đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế và trường hợp hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17.4

Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế

Luật QLT năm 2019 bổ sung 01 Điều quy định về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế (Điều 74), quy định:

- Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan QLT.

- Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế)

Lý do: Quy định rõ địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra trước hoàn thuế sau để đảm bảo minh bạch trong thực hiện.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17.5

Mức trả tiền lãi:

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định cụ thể mức trả tiền lãi (0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả) trong trường hợp chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (khoản 3 Điều 75).

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về trách nhiệm trả lãi của cơ quan quản lý thuế khi chậm ban hành quyết định hoàn thuế)

Lý do: Để quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế khi chậm ban hành quyết định hoàn thuế và đảm bảo công bằng với người nộp thuế (người nộp thuế chậm trả tiền thuế thì bị tính chậm nộp).

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17.6

Thẩm quyền hoàn thuế:

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định về thẩm quyền hoàn thuế là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn ban hành quyết định đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế (khoản 3 Điều 76).

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về thẩm quyền hoàn thuế)

Lý do: Quy định rõ thẩm quyền hoàn thuế để đảm bảo rõ ràng minh bạch trong thực hiện.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

17.7

Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế:

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, theo đó cơ quan QLT thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro và chậm nhất trong năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế (Điều 77).

(Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT năm 2012 quy định việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện trong thời hạn một năm và 10 năm)

Lý do: Nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

18

Về không thu thuế (Điều 78):

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung 01 Điều quy định về không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng quy định: không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 78).

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có quy định về không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

Lý do: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã quy định về trường hợp không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do đó để phù hợp với quy định về chính sách thuế, Luật QLT năm 2019 đã bổ sung quy định về không thu thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

19

Về Khoanh tiền thuế nợ (Điều 83, 84)

Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ (Điều 23)

 

Luật QLT năm 2019 đã bổ sung quy định về khoanh tiền thuế nợ (Điều 83, Điều 84). Theo đó, đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể, người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, người nộp thuế bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... được khoanh nợ thuế.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không có quy định về khoanh tiền thuế nợ).

Lý do: Nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác xử lý nợ của cơ quan quản lý thuế, Luật QLT số 38/2019/QH14 đã bổ sung quy định về khoanh nợ đối với một số trường hợp: người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể, người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, người nộp thuế bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... Theo đó trong thời gian khoanh nợ, người nộp thuế không bị tính tiền chậm nộp.

Điều 23 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ, thời gian, trình tự thủ tục khoanh nợ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 83 Luật QLT năm 2019. Nội dung cụ thể như sau:

“1. Hồ sơ khoanh nợ

a) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).

b) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Quyết định giải thể của người nộp thuế và thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, thời gian đăng tải thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (gọi tắt là Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh).

c) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).

d) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ liên lạc và thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).

đ) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế gửi đến cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).

2. Thời gian khoanh nợ

a) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đến khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc được xóa nợ theo quy định.

b) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh đăng tải thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc hoàn thành thủ tục giải thể hoặc được xóa nợ theo quy định.

c) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế nhưng đang trong thời gian làm các thủ tục thanh toán, xử lý nợ theo quy định của Luật Phá sản đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền đã thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp thuế được khoanh nợ đối với số tiền thuế còn nợ đến thời điểm Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

d) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.

đ) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc từ ngày có hiệu lực của quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.

3. Trình tự thủ tục khoanh nợ

a) Đối với các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế, khi có đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định khoanh nợ theo Mẫu số 01/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với số tiền thuế nợ tại thời điểm bắt đầu của thời gian khoanh nợ quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ mà Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý thuế tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

c) Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ, khi đủ điều kiện xóa nợ theo quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện xóa nợ theo quy định.

d) Trường hợp người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được khoanh nợ mà cơ quan quản lý thuế phát hiện người nộp thuế đó thành lập cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện tính tiền chậm nộp kể từ ngày người nộp thuế được khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.”

Lý do: Để hướng dẫn khoản 1 Điều 84 Luật QLT năm 2019 giao Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ đối với trường hợp được khoanh nợ.

20

Về trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 85)

 

20.1.

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế có khoản nợ đã quá 10 năm. Theo đó, các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thì được xem xét xóa nợ (Khoản 3 Điều 85).

“3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.”

(Điều 65 Luật QLT năm 2006 được sửa đổi bổ sung tại Luật QLT năm 2012 quy định các khoản nợ quá 10 năm phải áp dụng đủ 7 biện pháp cưỡng chế mới thuộc trường hợp xóa nợ)

Lý do: Để tăng cường tính hiệu quả của công tác xử lý nợ thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

20.2

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định về xóa nợ đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh (Khoản 4 Điều 85).

“4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.”

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về xóa nợ đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh).

Lý do: Để phù hợp với thực tế phát sinh cần thiết phải xem xét xử lý xóa nợ thuế đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh không có khả năng phục hồi được sản xuất kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Điều 24 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết về Điều kiện xóa nợ, Thẩm quyền xóa nợ, Trình tự, thủ tục, hồ sơ xóa nợ đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng.

“1. Trường hợp được xóa nợ

Người nộp thuế bị thiệt hại về vật chất do bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Điều kiện xóa nợ

Người nộp thuế đã được miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế mà vẫn còn thiệt hại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa không vượt quá giá trị thiệt hại còn lại của người nộp thuế.

3. Thẩm quyền xóa nợ

Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 87 Luật Quản lý thuế.

4. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xóa nợ

Khi xảy ra các trường hợp thiên tai; thảm họa; dịch bệnh có phạm vi rộng theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ quy định trình tự thủ tục hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế.”

Lý do: Hướng dẫn khoản 5 Điều 85 Luật quản lý thuế năm 2019 giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung về xóa nợ đối với trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng tại Khoản 4 Điều 85.

20.3

Luật QLT năm 2019 sửa đổi quy định về thẩm quyền xóa nợ đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có khoản nợ quá hạn 10 năm và đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD...(Điều 87):

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xóa nợ đối với khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng (trước đây không quy định thẩm quyền xóa nợ của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trường hợp này);

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng (trước đây quyết định xóa nợ dưới 5 tỷ);

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng (trước đây quyết định xóa nợ từ 5 tỷ đến 10 tỷ);

- Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ từ 15.000.000.000 đồng trở lên (trước đây quyết định xóa nợ từ 10 tỷ trở lên).

Lý do: Để tăng cường tính hiệu quả của công tác xử lý nợ thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

20.4

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định về hoàn trả khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới (Khoản 3 Điều 85)

“3...

Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa”.

(Luật QLT năm 2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung không quy định về hoàn trả khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới).

Lý do: Để tăng cường tính hiệu quả của công tác xử lý nợ nhưng vẫn đảm bảo không thất thu ngân sách.

Điều 25 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết về việc phối hợp giữa cơ quan QLT và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương trong việc thực hiện xóa nợ, hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho người nộp thuế đã được xóa nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế, cụ thể:

“1. Phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và chính quyền địa phương

a) Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện được thực hiện như sau:

a.1) Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập và gửi danh sách người nộp thuế đã được xóa nợ cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, bao gồm các thông tin: Tên người nộp thuế, mã số thuế; tên, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số tiền thuế đã được xóa, thời điểm xóa nợ.

2. Phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

a) Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh được thực hiện như sau:

a.1) Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin về người nộp thuế đã được xóa nợ, bao gồm: Tên người nộp thuế, mã số thuế; tên, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số tiền thuế đã được xóa, thời điểm xóa nợ.

a.2) Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về đề nghị đăng ký kinh doanh của người nộp thuế đã được xóa nợ do cơ quan quản lý thuế đã cung cấp tại điểm a.1 khoản 2 Điều này.

a.3) Trường hợp người nộp thuế được xóa nợ, đã nộp lại đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa vào ngân sách nhà nước thì cơ quan quản lý thuế cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thông tin về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ. Thông tin bao gồm: Tên người nộp thuế, mã số thuế; tên, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số tiền thuế đã được xóa, thời điểm xóa nợ; số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước.

b) Cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ khi chưa hoàn trả vào ngân sách nhà nước số tiền thuế đã được xóa nợ. Trường hợp cơ quan quản lý thuế phát hiện người nộp thuế đã được xóa nợ nhưng chưa hoàn trả vào ngân sách nhà nước số tiền thuế đã được xóa mà cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

c) Hình thức trao đổi thông tin

c.1) Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng quy trình trao đổi thông tin để kiểm soát việc hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người nộp thuế đã được xóa nợ.

c.2) Việc trao đổi thông tin doanh nghiệp được thực hiện thông qua mạng điện tử kết nối giữa hệ thống thông tin thuế và hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

c.3) Trong trường hợp cần thiết theo nhu cầu quản lý và sử dụng thông tin hoặc do yếu tố kỹ thuật, các bên có thể trao đổi thông tin qua thư điện tử (email), truyền tập tin (file) dữ liệu điện tử hoặc các hình thức khác.

c.4) Việc trao đổi thông tin được thực hiện tự động theo thời gian thực.

c.5) Thông tin trao đổi giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý như thông tin trao đổi bằng bản giấy.”

Lý do: Hướng dẫn khoản 5 Điều 85 luật quản lý thuế năm 2019 giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung về việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật QLT năm 2019 trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

21

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (Điều 124 đến Điều 135)

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (Điều 31 đến Điều 37)

21.1

Luật QLT năm 2019 sửa đổi nguyên tắc cưỡng chế (khoản 3 Điều 125), theo đó:

a) Các biện pháp cưỡng chế: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thực hiện theo nguyên tắc căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;

b) Các biện pháp cưỡng chế: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện theo nguyên tắc trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau.

c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 125.

(Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT năm 2012 quy định cơ quan quản lý thuế phải áp dụng tuần tự các biện pháp cưỡng chế, trừ trường hợp có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản)

Lý do: Luật QLT năm 2019 quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo hướng linh hoạt hơn để nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

1. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP bổ sung 07 Điều quy định chi tiết về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (từ Điều 31 đến Điều 37):

- Điều 31. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

- Điều 32. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

- Điều 33. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Điều 34. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

- Điều 35. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

- Điều 36. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

- Điều 37. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

2. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định bãi bỏ các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan từ Điều 25 đến Điều 69 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ; khoản 20, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP.

(Trước đây các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ: khoản 20, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP).

Lý do: Tại các Điều 129, 130, 132, 133, 134, 135 Luật quản lý thuế năm 2019 đã giao Chính phủ quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

21.2

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định về trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế, trường hợp không thực hiện biện pháp cưỡng chế (Khoản 5, khoản 6 Điều 124).

“5. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế...

6. Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh”

(Luật QLT năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật QLT không có quy định về trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế, trường hợp không thực hiện biện pháp cưỡng chế).

Lý do: Để phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Nghị định không quy định chi tiết nội dung này

22

Về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế (Điều 136 đến Điều 146)

Nội dung về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế không được hướng dẫn tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 mà hướng dẫn tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ

22.1

Luật QLT năm 2019 bổ sung một số nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế tại Điều 136, cụ thể:

- Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

- Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

Lý do: Nguyên tắc xử phạt vi phạm tại Luật QLT 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật QLT là các quy định chung tương tự nội dung Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Điều 136 Luật QLT năm 2019 đã bổ sung các nội dung trên để làm rõ nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

 

22.2

Luật QLT năm 2019 quy định rõ các hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế tại Điều 138.

Lý do: Luật QLT 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật QLT đã quy định mức phạt tiền nhưng quy định tại 2 Điều (Điều 107 - Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn và Điều 108 - Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế). Luật QLT số 38/2019/QH14 quy định mức phạt tiền, làm rõ biện pháp khắc phục hậu quả và bổ sung hình thức xử phạt tại Điều 138 để thuận lợi trong triển khai, thực hiện.

 

22.3

Luật QLT năm 2019 sửa đổi, bổ sung hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu tại khoản 2 Điều 143, cụ thể: quy định thêm trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan thì bị phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế.

Lý do: cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014

 

22.4

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định “tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản hàng hóa bị thiệt hại” đối với trường hợp được miễn tiền phạt do gặp trường hợp bất khả kháng tại Điều 140.

Lý do: bổ sung để đảm bảo quy định chặt chẽ.

 

22.5

Chương xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bỏ một số nội dung đang được quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, cụ thể:

(i) Chuyển nội dung quy định về xử lý việc chậm nộp tiền thuế từ Chương xử lý vi vi phạm hành chính về quản lý thuế tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 sang Chương VI (Nộp thuế) tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Lý do: để tránh nhầm lẫn tiền chậm nộp là tiền phạt.

(ii) Bỏ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tại Luật Quản lý thuế hiện hành.

Lý do: theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước, cán bộ công chức của cơ quan nhà nước không phải là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính. Các cán bộ, công chức vi phạm quy định pháp luật sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ công chức; hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật về hình sự.

 

23

Về quy định chuyển tiếp (Điều 152)

 

 

Luật QLT năm 2019 bổ sung quy định:

- Đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật QLT số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.

- Đối với các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 thì được xử lý theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152.

Lý do: Để xử lý các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 (ngày Luật QLT năm 2019 có hiệu lực thi hành).

Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn giống nội dung của Luật.

 

5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ