Công văn 7658/BCT-PVTM năm 2023 về lựa chọn hãng luật tư vấn cho Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 7658/BCT-PVTM
Ngày ban hành 01/11/2023
Ngày có hiệu lực 01/11/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Đỗ Thắng Hải
Lĩnh vực Thương mại,Dịch vụ pháp lý

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7658/BCT-PVTM
V/v lựa chọn hãng luật tư vấn cho Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc đề nghị Hoa Kỳ công, nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2023

 

Kính gửi:

- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính.

Ngày 08 tháng 9 năm 2023, Bộ Công Thương đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát thay đổi hoàn cảnh (CCR) đ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (KTTT) trong các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) lên Cổng thông tin điện t ACCESS của DOC.

Ngày 25 tháng 10 năm 2023, DOC đã thông báo chính thức khởi xướng CCR đ xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam. Thông báo chính thức về việc khi xướng được đăng trên Công báo Liên bang vào ngày 30 tháng 10 năm 2023.

Liên quan đến việc thuê luật sư tư vấn của Chính ph về vấn đề này, Bộ Công Thương trao đổi vi quý Cơ quan một số nội dung như sau:

1. Thông tin chung

Theo quy định của Hoa Kỳ, việc công nhận một quốc gia có nền KTTT phải tuân thủ 06 tiêu chí: (i) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; (ii) vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; (iii) Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; (iv) vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; (v) Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá c, và (vi) Các yếu tố khác.

Việc coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho phép DOC, khi xác định giá trị thông thường để tính biên độ phá giá, sử dụng giá trị của một nước th ba (nước thay thế) để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam, khiến biên độ phá giá tăng cao. Ngoài ra, DOC cùng áp dụng thuế suất toàn quốc - thường được tính toán dựa trên dữ liệu sẵn có nên bị đẩy lên rất cao.

Theo quy định của Hoa Kỳ, trình tự thủ tục vụ việc CCR đ xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam sẽ diễn ra như sau:

(1) Các bên liên quan có 30 ngày kể từ ngày đăng Công báo Liên bang để nộp ý kiến bình luận (dự kiến đến ngày 29 tháng 11 năm 2023);

(2) Các bên liên quan có 14 ngày tiếp theo để nộp ý kiến phản biện (chỉ giới hạn những vn đ đã nêu trong bình luận trước đó) (dự kiến đến ngày 13 tháng 12 năm 2023);

(3) Các bên liên quan tham dự phiên điều trần (nếu có yêu cu) do DOC tổ chức;

(4) DOC ban hành kết luận cuối cùng trong vòng 270 ngày kể từ ngày khởi xướng (dự kiến đến ngày 26 tháng 7 năm 2024).

DOC cũng cho biết quy trình thủ tục CCR để xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam là thủ tục bán tư pháp (quasi-judicial proceeding), nên kết quả sẽ khó dự đoán, phụ thuộc vào ý kiến bình luận của nhiều bên.

2. Tính cần thiết của việc thuê luật sư tư vấn của Chính phủ

- Việc đối thoại và đưa ra các lập luận, bằng chng có lợi về KTTT là công việc phức tạp, đòi hỏi không chi am hiểu về pháp luật nhiều lĩnh vực mà còn kh năng thu thập các số liệu, đánh giá có lợi của các tổ chức quốc tế độc lập về nền kinh tế việt Nam cũng như rà soát, so sánh với các nền kinh tế khác (đặc biệt trong khu vực) mà đã được Hoa Kỳ công nhận nền KTTT. Ngoài ra, sau khi DOC khởi xướng việc xem xét lại vấn đề KTTT của Việt Nam, ta cần tiếp tục bổ sung thêm thông tin, bằng chứng cũng như phn biện lại các bình luận phn đối việc công nhận KTTT của Việt Nam. Điều này đòi hỏi thêm cả khả năng phản biện, tư duy pháp lý cũng như am hiu về quy trình thủ tục xem xét vấn đề KTTT của DOC.

- Hơn nữa, việc đấu tranh về vấn đề KTTT, để đạt hiệu quả, không chỉ tiến hành ở góc độ kỹ thuật mà còn góc độ ngoại giao, chính trị. Do đó, ta cũng cần sự hỗ trợ của các hãng luật sở tại của Hoa Kỳ có mối quan hệ với nhiều chính trị gia và có các kênh tiếp cận thông tin để đưa ra chiến lược hiệu quả hơn. Ngoài ra, các hãng luật này cần phối hợp với văn phòng luật đối tác tại Việt Nam đ thuận tiện trong việc trao đi với các cơ quan của Việt Nam và rà soát các quy định, chính sách của Việt Nam.

- Hầu hết các nước đã từng đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại vấn đề KTTT trong thời gian gần đây, ví dụ Trung Quốc, Nga, Belarus... đều thuê các hãng luật tư vấn để hỗ trợ vn đề này.

- Theo ý kiến của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, việc thuê luật sư tư vấn là cần thiết để ta “sử dụng tư vn để hoạch định chiến lược phù hợp”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao (tại Công văn số 5394/BNG-KTDP ngày 24 tháng 10 năm 2023 về việc góp ý hồ sơ dự thảo Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền KTTT trong các vụ việc PVTM”) cũng có ý kiến cho rằng “việc lựa chọn hãng luật phù hợp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam Trong vụ việc này đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp tư vn pháp lý kp thời cho ta mà còn hỗ trợ liên trình vận động các bên liên quan ủng hộ Việt Nam”. Bộ Ngoại giao cũng đề xuất la chn công ty luật uy tín, có ảnh hưởng nht định, quan h tốt đối với cơ quan Chính quyền, Quốc hi Hoa Kỳ và có mng lưới quan h với các hip hi và doanh nghiệp Hoa K.

3. Căn cứ pháp lý

- Điều 92 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM cho phép Bộ Công Thương xem xét sử dụng dịch vụ tư vn pháp lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Trong trường hợp này, việc thuê luật sư tư vn về vn đ KTTT vẫn trong khuôn kh một cuộc điều tra PVTM và có tác động tới tt cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Khoản 17, Điều 3, Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Chính ph về một số gói thầu, nội dung mua sm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, cho phép lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp đề bo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế và được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

- Ngày 31 tháng 8 năm 2023, Bộ Công Thương đã có Công văn số 689/BCT-PVTM báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề KTTT trong đó kiến nghị một số nội dung, bao gồm:

(i) Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục triển khai Phương án 2 (đề nghị Hoa Kỳ xem xét vấn đề KTTT trong khuôn khổ vụ việc CBPG cụ thể);

(ii) Cho phép Bộ Công Thương chủ động lựa chọn đơn vị tư vấn pháp lý phù hợp đ đại diện và h trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình Hoa Kỳ xem xét lại vấn đề KTTT của Việt Nam theo hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg (ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sm nhm duy trì hoại động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu); đồng thời giao Bộ Tài chính đm bảo ngân sách cho việc thuê dịch vụ tư vấn pháp lý (dự kiến kéo dài trong năm 2023 và 2024).

- Ngày 09 tháng 9 năm 2023, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3223/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang “Cơ bản đồng ý về ch trương đối với các kiến nghị của Bộ Công Thương tại văn bản trên. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành.

4. Các công việc đã triển khai và đề xuất

Ngày 05 tháng 10 năm 2023, Bộ Công Thương đã đăng tải Thông báo lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ pháp lý lên trang web, đưa ra các tiêu chí lựa chọn hãng luật cụ thể và gi thông báo này tới các hãng luật quan tâm ính kèm). Thời hạn để các hãng luật gi bản chào chính thức là ngày 16 tháng 10 năm 2023. Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ và bản chào chính thức của 04 hãng luật Hoa Kỳ (đính kèm), bao gồm:

(1) Hãng luật Steptoe (có hãng luật đối tác Việt Nam là IDVN)

[...]