Công văn 7509/UBND-YT năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học do Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 7509/UBND-YT |
Ngày ban hành | 12/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Thành phố Thủ Đức |
Người ký | Nguyễn Kỳ Phùng |
Lĩnh vực | Giáo dục,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7509/UBND-YT |
Thành phố Thủ Đức, ngày 12 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Phòng Y tế; |
Căn cứ Công văn số 3061/BQLATTP-QLNĐ ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học.
Nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học trên địa bàn thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đề nghị các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 34 phường triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Chủ trì các Đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành an toàn thực phẩm thành phố Thủ Đức tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu vực xung quanh trường học, bếp ăn tập thể trường học, căn tin trường học; cơ sở cung cấp suất ăn sẵn có ký hợp đồng với nhà trường. Xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm,
- Đề nghị các trường học tuyệt đối không ký hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đối với cơ sở cung cấp suất ăn sẵn không đủ điều kiện, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và gửi Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố theo quy định.
- Yêu cầu các căn tin, bếp ăn tập thể của các cơ sở giáo dục chỉ ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm đối với các đơn vị sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ; ưu tiên sử dụng nguyên liệu thực phẩm từ các cơ sở đã được chứng nhận HACCP, ISO 22000, các cơ sở đã tham gia chuỗi thực phẩm an toàn.
- Yêu cầu lãnh đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm chế độ tự kiểm tra tại các bếp ăn, căn tin trong khuôn viên đơn vị quản lý, thực hiện đúng quy trình kiểm tra 03 bước. Đối với các đơn vị nhận suất ăn sẵn đề nghị các đơn vị bố trí cán bộ kiểm tra chất lượng thực phẩm ngay khi tiếp nhận, không để trường hợp thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu vẫn cho học sinh sử dụng.
- Công khai thực đơn và nguồn gốc nguyên liệu hàng ngày tại bảng thông báo của đơn vị để phụ huynh giám sát.
- Tổ chức tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh và các em học sinh tuyệt đối không mua thức ăn, thức uống tại các điểm kinh doanh hàng rong, xe đẩy không đảm bảo vệ sinh như: không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn, có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống …
3. Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường học, trong đó nhấn mạnh nội dung “05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn” theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế. Trong đó chú ý nâng cao sự phối hợp giữa cơ quan chức năng với nhà trường, gia đình trong việc giáo dục, hướng dẫn học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng thực phẩm an toàn.
- Chủ trì trong công tác điều tra dịch tễ các sự cố nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Thủ Đức, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Phòng Y tế tổng hợp) đúng quy định.
- Cử nhân sự phối hợp giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, căn tin trường học.
- Phân phối tài liệu tuyên truyền an toàn thực phẩm và hỗ trợ Ủy ban nhân dân 34 phường trong công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm đến địa bàn dân cư.
- Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm hoặc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm đến bệnh viện để cấp cứu, điều trị để Phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp điều tra xử lý.
- Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị do mình quản lý. Chỉ đạo cán bộ y tế trường học chủ động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giám sát nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến tại các bếp ăn trường học, kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các Đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định.
- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa đối với những bếp ăn đã cũ, xuống cấp, sàn nhà đọng nước, tường, trần nhà ẩm mốc, thấm nước, rạng nứt …
- Đối với bếp ăn tập thể, căn tin do nhà trường ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài vào nấu ăn tại trường phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được hoạt động.
- Đối với bếp ăn tập thể, căn tin do nhà trường tự tổ chức cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định, chỉ ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm đối với các đơn vị sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ; ưu tiên sử dụng nguyên liệu thực phẩm từ các cơ sở đã được chứng nhận HACCP, ISO 22000, các cơ sở đã tham gia chuỗi thực phẩm an toàn.
- Thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn thực phẩm trong nhà trường nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của giáo viên, học sinh và người lao động tại trường.
- Các cơ sở giáo dục, nhà trường phối hợp với các Hội phụ huynh học sinh kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí, hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, hỗ trợ nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực trường học (nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, việc chấp hành các quy định về đăng ký, tự công bố sản phẩm, quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phát sản phẩm,...). Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thì nhà trường cần tạm dừng sử dụng sản phẩm và thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương để xác minh, xử lý.