Công văn 695/UBND-TNMT năm 2023 về đôn đốc thực hiện Kế hoạch 196/KH-UBND triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 695/UBND-TNMT
Ngày ban hành 16/03/2023
Ngày có hiệu lực 16/03/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Trọng Đông
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 695/UBND-TNMT
V/v đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi: Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã

UBND Thành phố Hà Nội nhận được văn bản số 1191/STNMT-CCBVMT ngày 01/3/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả rà soát, thống nhất nội dung tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND Thành phố

Về việc trên, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo như sau:

1. Các Sở được giao chủ trì thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (theo phân công tại phụ lục gửi kèm) chủ động chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện liên quan, đảm bảo thời gian hoàn thành theo Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND Thành phố Hà Nội và Phụ lục này.

2. Giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tập huấn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị của địa phương; đăng tải thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã và hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách mới về bảo vệ môi trường đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ mỏi trường trên địa bàn.

3. Giao Sơ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 17/8/2021 của UBND Thành phố và tại Phụ lục văn bản này; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông;
- CVP. PCVP(C.N Trang), TNMT
- Lưu: VT, TNMT(Hà)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Đông

 

PHỤ LỤC

TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo văn bản số: 695/UBND-TNMT ngày 16 tháng 3 năm 2023 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung quy định chi tiết của Luật Bảo vệ môi trường

Cơ quan chủ trì

UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo

Thời gian ban hành

1

Điểm a khoản 3 Điều 14: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai thực hiện, trình UBND Thành phố phê duyệt.

2023

2

Điểm c khoản 5 Điều 51: Ban hành quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

Sở Kế hoạch và Đầu tư (đã được UBND Thành phố chấp thuận tại văn bản số 881/UBND- ĐT ngày 28/3/2022)

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình xem xét danh mục dự án thu hút đầu tư: Khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

2023

3

Điểm b khoản 6 Điều 52: Ban hành quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp;

Sở Công thương

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có ý kiến góp ý đối với Dự thảo “Chương trình hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp”.

- Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện bổ sung quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

2024-2025

3

Điểm c khoản 6 Điều 52: Ban hành lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp.

Sở Công thương

- Giao Sở Công thương có văn bản báo cáo UBND Thành phố về hiện trạng dân cư sinh sống trong cụm công nghiệp, và sự cần thiết/ không cần thiết ban hành lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp.

2024-2025

4

Khoản 6 Điều 53: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lộ trình thực hiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư: Có chất dễ cháy, dễ nổ; Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ; Có chất độc hại đối với người và sinh vật; Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người; Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện và tham mưu UBND Thành phố ban hành lộ trình thực hiện sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người.

sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường nêu trên

5

Điểm c khoản 2 Điều 58: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quá trình triển khai thực hiện, tham mưu, đề xuất ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện trong công tác chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn.

2023

6

Khoản 6 Điều 62: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.

Sở Tài nguyên và Môi trường (đã được UBND Thành phố chấp thuận tại văn bản số 881/UBND- ĐT ngày 28/3/2022)

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện hoàn thiện dự thảo theo quy định tại khoản 6 Điều 62 của Luật Bảo vệ môi trường, trình UBND Thành phố phê duyệt.

2023

7

- Khoản 6 Điều 64: Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều 64.

- Khoản 8 Điều 64: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường (theo văn bản số 4418/VP- TNMT ngày 16/5/2022 của UBND Thành phố Hà Nội)

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các quy định về ứng dụng, sử dụng cũng như ưu đãi sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng sau khi Bộ Xây dựng ban hành; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các vị trí xử lý, tái chế CTR xây dựng trong quá trình điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn làm cơ sở hoàn thiện đề xuất quy định quản lý chất thải rắn xây dựng.

2023-2024

8

Khoản 6 Điều 65: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; có giải pháp phân luồng giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa.

- Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện, thực hiện nội dung “có giải pháp phân luồng giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1”.

2023-2024

9

Khoản 7 Điều 72: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường: Đưa nội dung xây dựng quy định quản lý chất thải trên địa bàn theo tại khoản 7 Điều 72 của Luật Bảo vệ môi trường ra khỏi Kế hoạch.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy định quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải y tế theo quy định.

 

10

Khoản 2 Điều 75: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện Đề án phân loại rác thải tại nguồn trình UBND Thành phố ban hành làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ theo tiến độ của Đề án sau khi Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành các hướng dẫn về quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 79 của Luật Bảo vệ môi trường.

2023-2024

11

- Khoản 6 Điều 75: Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Khoản 4 Điều 77: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường (theo văn bản số 13423/VP- ĐT ngày 08/12/2021 của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội)

2023-2024

Khoản 6 Điều 79: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

Sở Tài nguyên và Môi trường (theo văn bản số 2168/UBND- KTTH ngày 08/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội)

2023-2024

12

Điểm c khoản 5 Điều 81: Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Giao thông vận tải

Giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát các phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thường xuyên

13

Khoản 3 Điều 83: Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyển động phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường

- Giao Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển chất thải nguy hại của các đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại.

- Giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thường xuyên

14

Điểm b, c và d khoản 5 Điều 86:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

b) Ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

c) Ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đà hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

d) Ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình, tại các khu dân cư không tập trung.

Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã

- Đối với nội dung thực hiện điểm b khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường: Giao Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì đôn đốc các Sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

- Đối với nội dung thực hiện điểm c, d khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường: Giao Sở Xây dựng chủ trì, tham mưu trình UBND Thành phố Hà Nội văn bản ủy quyền giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng lộ trình và ban hành quy định tại điểm c, d khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường.

2023

 

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ