Công văn 6520/BNN-KH năm 2019 về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 6520/BNN-KH
Ngày ban hành 05/09/2019
Ngày có hiệu lực 05/09/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Xuân Cường
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6520/BNN-KH
V/v xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2019

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ.

Ngày 02/01/2019, Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 05/BNN-KH gửi các các Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị thuộc Bộ xây dựng nhu cầu kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025. Sau khi tổng hợp báo cáo của các địa phương, đơn vị thì số lượng danh mục dự án và tổng kinh phí rất lớn. Bên cạnh đó, báo cáo của nhiều địa phương, đơn vị còn thiếu thông tin theo quy định, một số đề xuất về dự án khởi công mới không sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, không thuộc nhiệm vụ đầu tư của Bộ.

Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ văn bản số 5743/BKHĐT-TH ngày 14/8/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung chủ yếu sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 về phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, ngành; trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2016 - 2018, ước thực hiện năm 2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020:

1. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được giao.

2. Việc quản lý, điều hành và chấp hành quy định pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020.

3. Các kết quả đầu tư công đã đạt được như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của lĩnh vực, địa phương.

4. Các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện; các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

5. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong thời gian còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

6. Văn phòng điều phối CTMTQG XD Nông thôn mới, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch được giao là chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình được giao.

II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025

- Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025.

- Vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền.

- Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

- Ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế.

- Định hướng ưu tiên đầu tư trong từng ngành, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như sau:

a) Nguồn vốn trong nước (bao gồm nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ):

+ Lĩnh vực thủy sản: Ưu tiên đầu tư xây dựng các cảng cá động lực thuộc các Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, đặc biệt là ở tuyến đảo; hệ thống thông tin quản lý nghề cá giai đoạn 2; tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm ngư, hạ tầng đầu mối nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các Trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng; trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản cấp trung ương và cấp vùng;

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con; quản lý dịch bệnh, an toàn thực phẩm; công nghệ sau thu hoạch;

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư các dự án giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế; dự án bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ tái cơ cấu lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất thâm canh quy mô tập trung); đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ quản lý, bảo vệ rừng.

+ Lĩnh vực thủy lợi: Ưu tiên hoàn thiện các dự án giai đoạn trước còn thiếu vốn hoặc chưa đầu tư đồng bộ hệ thống để phát huy hiệu quả đầu tư; hệ thống các công trình thủy lợi đa mục tiêu; công trình hạ tầng quan trọng, đồng bộ thực hiện nghị quyết số 13/NQ-TW; công trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở thường xuyên xảy ra; an toàn đập; tu bổ các tuyến đê điều xung yếu từ cấp III trở lên; ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ tái cơ cấu; phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới cây công nghiệp, các cây trồng thuộc nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh áp dụng phương thức canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao; hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu.

+ Lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo: Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0; đầu tư công nghệ cao, công nghệ sinh học.

b) Nguồn vốn vay ODA.

Căn cứ định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021- 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018, lĩnh vực, dự án ưu tiên như sau:

[...]