Kýnh
gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để các địa phương triển khai thực
hiện Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Chuẩn) được ban hành
theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn sử dụng Chuẩn trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên
tiểu học theo Chuẩn như sau:
I. YÊU CẦU
1. Đảm bảo chính xác, khách
quan, công khai, công bằng, dân chủ. Phải dựa vào các kết quả đạt được thông
qua các minh chứng phù hợp với các lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn.
2. Xác định được mặt mạnh, mặt yếu
về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm việc trong điều kiện cụ thể của nhà trường
để giúp giáo viên phát triển khả năng giáo dục và dạy học.
3. Thực hiện theo đúng các quy định
tại Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT và văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý.
Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng lẫn nhau trong quá
trình đánh giá. Không tạo nên sự căng thẳng cũng như không gây áp lực cho cả
phía quản lý và giáo viên.
II. HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
1. Các bước
đánh giá, xếp loại
Các bước đánh giá, xếp loại giáo
viên tiểu học được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy định
về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số
14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007). Cụ thể như sau:
Bước 1. Giáo viên tự đánh
giá, xếp loại
Đối chiếu với Chuẩn và minh chứng
do bản thân tự xác định, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng
tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá (theo phụ lục 1 đính kèm công văn
này); giáo viên ghi nguồn minh chứng bằng cách đánh số các minh chứng đã có và
ghi vào dòng tương ứng với các tiêu chí đã được cho điểm. Căn cứ vào tổng số điểm
và điểm đạt được theo từng lĩnh vực, giáo viên tự xếp loại đạt được (theo 4 loại:
loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc). Cuối cùng giáo viên tự
đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.
Bước 2. Tổ chuyên môn đánh
giá, xếp loại
Xét kết quả tự đánh giá của giáo
viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập
thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác tiến hành việc kiểm tra các minh chứng,
xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổ chuyên
môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến
nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
năng lực nghề nghiệp.
Sau khi các thành viên của tổ
chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý kiến, tổ trưởng ghi kết quả đánh giá và xếp
loại của tổ vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn (theo phụ lục 2 đính
kèm công văn này). Nếu giáo viên chưa nhất trí với kết quả đánh giá, xếp loại của
tổ chuyên môn thì có thể tự ghi ý kiến bảo lưu vào Phiếu đánh giá giáo viên của
tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại
giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn (theo
phụ lục 3 đính kèm công văn này) và gửi Hiệu trưởng.
Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá,
xếp loại
Xét kết quả tự đánh giá của mỗi
giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ
chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng và
Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn), đối chiếu với các tư liệu
về quản lý đội ngũ giáo viên của trường, Hiệu trưởng đưa ra quyết định đánh
giá, xếp loại về từng giáo viên. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự
đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần trao đổi
với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của mình. Khi
cần thiết, hiệu trưởng có thể tham khảo thông tin từ các nguồn khác (học sinh,
cha mẹ học sinh, các tổ chức, tập thể trong hoặc ngoài nhà trường) và yêu cầu
giáo viên cung cấp thêm minh chứng.
Đối với các trường hợp xếp loại
xuất sắc hoặc loại kém, hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng,
chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra
quyết định cuối cùng.
Hiệu trưởng ghi kết quả xếp loại
giáo viên vào phần cuối của Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của
Hiệu trưởng (có ký tên, đóng dấu), tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên (theo phụ
lục 4 đính kèm công văn này), công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến
tập thể giáo viên và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản. Đối với
giáo viên xếp loại kém, trong cột ghi chú ghi rõ những lĩnh vực xếp loại kém hoặc
vi phạm điểm nào trong khoản 4 Điều 9 Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày
4/5/2007).
2. Cách cho điểm
các tiêu chí
- Điểm 9: Giáo viên có nỗ lực và
tinh thần trách nhiệm cao, luôn tự hoàn thiện bản thân, hoàn thành các nhiệm vụ
với chất lượng và hiệu quả cao, tâm huyết với công việc, tập thể và học sinh. Đối
với điểm 10, ngoài những yêu cầu như ở điểm 9, giáo viên cần chứng tỏ được sự
vượt trội về chất lượng và hiệu quả trong đơn vị mà giáo viên sinh hoạt (tổ, khối).
- Điểm 7- 8: Giáo viên đã có cố
gắng khắc phục khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có thể hiện sự đầu tư
công sức, trí tuệ hoặc có đúc rút kinh nghiệm. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ đạt
được ở mức độ khá.
- Điểm 5- 6: Giáo viên thực hiện
được đầy đủ quy định của các tiêu chí nhưng chưa cố gắng đầu tư công sức và trí
tuệ, kết quả đạt được ở mức trung bình.
- Điểm 3-4: Giáo viên có thực hiện
nội dung tiêu chí, nhưng chưa đầy đủ, hiệu quả còn thấp.
- Điểm 1-2: Giáo viên chưa thực
hiện tiêu chí hoặc thực hiện còn nhiều sai sót, không đạt hiệu quả.
Lưu ý:
- Đối với mỗi yêu cầu của Chuẩn,
nếu giáo viên có đến hai tiêu chí ở mức điểm 1-2 thì xếp yêu cầu đó loại kém.
- Đối với mỗi lĩnh vực của Chuẩn,
nếu giáo viên có đến ba yêu cầu ở mức kém thì xếp lĩnh vực đó loại kém.
- Nếu giáo viên vi phạm một
trong những trường hợp đã quy định tại khoản 4, Điều 9 của Quy định
về Chuẩn NNGVTH thì xếp loại kém.
3. Minh chứng
và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học
a) Để xác định giáo viên đã đạt
được các tiêu chí của Chuẩn ở mức độ nào (tốt, khá, trung bình, yếu) cần phải dựa
vào các minh chứng. Minh chứng được hiểu là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan
sát được, phản ảnh nhận thức hay hoạt động giáo dục cụ thể mà giáo viên đã thực
hiện để đạt mức điểm cụ thể của tiêu chí trong các yêu cầu của Chuẩn.
b) Minh chứng giúp lượng hóa mức
độ đạt được của mỗi tiêu chí nhưng khi xem xét cụ thể có thể kết hợp đánh giá định
lượng với đánh giá định tính. Mặt khác, cần căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ
thể của giáo viên, thực tế của lớp, trường và địa phương để có thể xác định các
minh chứng phù hợp.
c) Thu thập minh chứng
- Thông qua các chủ thể đánh giá
giáo viên tiểu học gồm: giáo viên tự đánh giá, hiệu trưởng nhà trường, đồng
nghiệp trong tổ chuyên môn.
- Các nguồn minh chứng gồm: kết
quả tự đánh giá, hồ sơ giảng dạy (giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch công
tác, ghi chép công việc và bồi dưỡng, các tư liệu về giảng dạy, sổ theo dõi kết
quả học tập của học sinh, sổ liên lạc với gia đình học sinh), kết quả đánh giá
tiết dạy, sự đánh giá của hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và kết
quả phỏng vấn…
4. Khiếu nại và
giải quyết khiếu nại
Trong quá trình đánh giá, xếp loại,
giáo viên có quyền khiếu nại về việc xếp loại của tổ chuyên môn, của hiệu trưởng.
Khi có khiếu nại, hiệu trưởng cần
tham khảo thêm ý kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn
thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức khác trong hoặc ngoài nhà trường
và đưa ra những minh chứng để việc đánh giá, xếp loại được chính xác. Văn bản
giải quyết khiếu nại được gửi đến cho người khiếu nại.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Hằng năm vào cuối năm học, hiệu
trưởng tổ chức cho giáo viên tiểu học trong nhà trường tự đánh giá (thực hiện
theo bước 1 của công văn này). Phiếu giáo viên tự đánh giá được lưu giữ trong hồ
sơ của giáo viên tiểu học và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác
trong năm học sau.
2. Hằng năm, trước kỳ xét nâng
lương, nâng ngạch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu
trưởng tổ chức, đánh giá xếp loại các giáo viên sắp được xét nâng lương, nâng
ngạch theo đúng quy trình đánh giá, xếp loại được quy định tại Điều
10 Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định
số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007). Do yêu cầu của công tác quản lý, các
giáo viên trước khi xét quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, cử đi đào tạo bồi dưỡng...
phải được Hiệu trưởng tổ chức đánh giá. Kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư
liệu cho việc:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi
dưỡng giáo viên;
- Làm cơ sở để Hiệu trưởng phân công
giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của giáo viên, đánh giá viên chức cuối
năm và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những giáo viên chưa đạt
Chuẩn;
- Các cơ quan quản lý giáo dục
xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, xem xét trong việc nâng lương, nâng ngạch,
đề bạt, khen thưởng…
Kết quả tự đánh giá, xếp loại của
giáo viên; kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn, của Hiệu trưởng
được ghi trong Phiếu giáo viên tự đánh giá, Phiếu đánh giá giáo viên của tổ
chuyên môn và của Hiệu trưởng, được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên tiểu học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp
kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Các Sở Giáo dục và
Đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học (theo phụ lục 5
đính kèm công văn này) báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.
Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu có điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo
dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để được hướng
dẫn thêm./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ Giáo dục Tiểu học;
- Vụ TCCB;
- Website Bộ;
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
PHỤ LỤC 1
PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Phòng GD-ĐT.................................
Trường : . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm
học : . . . . . . . . . .
Họ và tên giáo viên : . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Môn học được phân công giảng dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Đánh giá, xếp loại
(Các từ viết tắt trong bảng : a,
b, c, d là các tiêu chí tương ứng với các yêu cầu của từng lĩnh vực)
Các
Lĩnh vực, yêu cầu
|
Điểm
đạt được của tiêu chí
|
Tên
minh chứng
(nếu
có)
|
a
|
b
|
c
|
d
|
Tổng
điểm
|
I. Lĩnh vực Phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống
|
1. Nhận thức tư tưởng chính trị
với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
|
|
|
|
|
|
|
2. Chấp hành chính sách, pháp
luật của Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
3. Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
|
|
|
|
|
|
|
4. Đạo đức, nhân cách và lối sống
lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng
nghiệp, học sinh và cộng đồng.
|
|
|
|
|
|
|
5. Trung thực trong công tác;
đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
|
|
|
|
|
|
|
II. Lĩnh vực Kiến thức
|
1. Kiến thức cơ bản
|
|
|
|
|
|
|
2. Kiến thức về tâm lí học sư
phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
|
|
|
|
|
|
|
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
|
|
|
|
|
|
|
4. Kiến thức phổ thông về
chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ
thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
|
|
|
|
|
|
|
5. Kiến thức địa phương về nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công
tác
|
|
|
|
|
|
|
III. Lĩnh vực Kĩ năng sư phạm
|
1. Lập được kế hoạch dạy học;
biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
|
|
|
|
|
|
|
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt
động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
|
|
|
|
|
|
|
3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
|
|
|
|
|
|
|
4. Thực hiện thông tin hai chiều
trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá
và mang tính giáo dục.
|
|
|
|
|
|
|
5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng
có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
|
|
|
|
|
|
|
Lĩnh
vực
|
Điểm
|
Xếp
loại
|
Ghi
chú
|
I. Phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống
|
|
|
|
II. Kiến thức
|
|
|
|
III. Kĩ năng sư phạm
|
|
|
|
Xếp loại chung
|
|
|
|
2. Những điểm mạnh:
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
3. Những điểm yếu:
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
4. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu:
. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
|
Ngày.
. . . . tháng. . . .năm
(Chữ
ký của giáo viên)
|
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
Trường : . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. Năm học : . . . .
. . . . . .
Tổ chuyên môn: . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .
Họ và tên giáo viên được đánh
giá : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Môn học được phân công giảng dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
1. Đánh giá, xếp loại
(Các từ viết tắt trong bảng : a,
b, c, d là các tiêu chí tương ứng với các yêu cầu của từng lĩnh vực)
Các
Lĩnh vực, yêu cầu
|
Điểm
đạt được của tiêu chí
|
Ghi
chú
|
a
|
b
|
c
|
d
|
Tổng
điểm
|
I. Lĩnh vực Phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống
|
1. Nhận thức tư tưởng chính trị
với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
|
|
|
|
|
|
|
2. Chấp hành chính sách, pháp
luật của Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
3. Chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động
|
|
|
|
|
|
|
4. Đạo đức, nhân cách và lối sống
lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng
nghiệp, học sinh và cộng đồng.
|
|
|
|
|
|
|
5. Trung thực trong công tác;
đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
|
|
|
|
|
|
|
II. Lĩnh vực Kiến thức
|
1. Kiến thức cơ bản
|
|
|
|
|
|
|
2. Kiến thức về tâm lí học sư
phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
|
|
|
|
|
|
|
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
|
|
|
|
|
|
|
4. Kiến thức phổ thông về
chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ
thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
|
|
|
|
|
|
|
5. Kiến thức địa phương về nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công
tác
|
|
|
|
|
|
|
III. Lĩnh vực Kĩ năng sư phạm
|
1. Lập được kế hoạch dạy học;
biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
|
|
|
|
|
|
|
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt
động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
|
|
|
|
|
|
|
3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
|
|
|
|
|
|
|
4. Thực hiện thông tin hai chiều
trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá
và mang tính giáo dục.
|
|
|
|
|
|
|
5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng
có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
|
|
|
|
|
|
|
Lĩnh
vực
|
Điểm
|
Xếp
loại
|
Ghi
chú
|
I. Phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống
|
|
|
|
II. Kiến thức
|
|
|
|
III. Kĩ năng sư phạm
|
|
|
|
Xếp loại chung
|
|
|
|
2. Những điểm mạnh :
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
3. Những điểm yếu :
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
4. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu :
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
5. Ý kiến bảo lưu của giáo viên
(do giáo viên tự ghi )
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
|
………………..,
ngày…….tháng……..năm 20…
TỔ
TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
6. Xếp loại chung và ý kiến của
Hiệu trưởng
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
………………..,
ngày…….tháng……..năm 20…
HIỆU
TRƯỞNG
(Ký
và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 3
PHIẾU TỔNG HỢP XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
Trường : . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. Năm học: . . . . . . . . . . .
Tổ chuyên môn : . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . .
STT
|
Họ
và tên giáo viên
|
GV
tự đánh giá
|
Đánh
giá của Tổ
|
Ghi
chú
|
Tổng
số điểm
|
Xếp
loại
|
Tổng
số điểm
|
Xếp
loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
. . . . . tháng . . . . . năm . . . .
Tổ
trưởng chuyên môn
(Ký
và ghi họ tên)
|
PHỤ LỤC 4
PHIẾU XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
Trường : . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học...........................
STT
|
Họ
và tên giáo viên
|
GV
tự đánh giá
|
Xếp
loại của tổ chuyên môn
|
Xếp
loại chính thức của Hiệu trưởng
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Tổng số giáo viên:
* Tổng cộng mỗi loại :
- Xuất sắc:
- Khá:
- Trung bình:
- Kém :
|
Ngày
. . . . . tháng . . . . .năm . . . .
Hiệu
trưởng
(Ký
tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 5
UBND
CẤP TỈNH ...
SỞ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Năm
học : . . . . . . . .
I. XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU
TRƯỞNG
1. Tổng số giáo viên được xếp loại
2. Tổng hợp kết quả xếp loại
giáo viên
Phòng
GD&ĐT
|
Kết
quả xếp loại giáo viên
|
Loại
xuất sắc
|
Loại
khá
|
Loại
trung bình
|
Loại
kém
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt
Chuẩn - loại kém
Phòng
GD&ĐT
|
Lĩnh
vực xếp loại kém
|
Ghi
chú
|
Lĩnh
vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
|
Lĩnh
vực II: Kiến thức
|
Lĩnh
vực III: Kĩ năng sư phạm
|
Vi
phạm khác
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. TỰ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tổng số giáo viên tự xếp loại
2. Tổng hợp kết quả tự xếp loại
của giáo viên
Phòng
GD&ĐT
|
Loại
xuất sắc
|
Loại
khá
|
Loại
trung bình
|
Loại
kém
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt
Chuẩn - loại kém
Phòng
GD&ĐT
|
Lĩnh
vực xếp loại kém
|
Ghi
chú
|
Lĩnh
vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
|
Lĩnh
vực II: Kiến thức
|
Lĩnh
vực III: Kĩ năng sư phạm
|
Vi
phạm khác
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
Số
lượng
|
Tỷ
lệ
(%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
. . . . . tháng . . . . .năm . . . .
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký
tên và đóng dấu)
|