Kính
gửi:
|
- Bệnh viện công lập và ngoài công
lập;
- Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19;
- Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện;
- Cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn thành phố Thủ Đức và
quận, huyện.
|
Ngày 15/8/2021, Sở Y tế ban hành công
văn số 5627/SYT-NVY về việc cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà
cho người F0” (phiên bản 1.2).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng
Bộ Y tế tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 TP.HCM vào ngày 17/8/2021, Sở Y tế cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức
khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.3).
Sở Y tế đề nghị Giám đốc các bệnh viện,
trung tâm y tế tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người mắc
COVID-19.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y - Điện thoại:
028.3930.9981).
Đính kèm “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe lại nhà cho người F0” (phiên bản
1.3)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BP TT ĐB PCD COVID-19 tại TP.HCM;
- Bí thư Thành ủy;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố;
- UBND Thành phố;
- Ban Thường vụ Thành ủy TP. Thủ Đức và quận, huyện;
- BCĐ PCD thành phố Thủ Đức, quận, huyện;
- Ban Giám đốc Sở;
- Lưu: VT, NVY.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tăng Chí Thượng
|
HƯỚNG
DẪN GÓI CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CHO NGƯỜI F0
(Phiên bản cập nhật 1.3)
(Ban hành kèm
theo công văn số 5718/SYT-NVY
ngày 17 tháng 8 năm
2021 của Sở Y tế)
1. Đối tượng áp dụng: người mắc COVID-19 (F0) mới được phát hiện tại cộng
đồng đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định.
2. Điều kiện cách
ly người F0 tại nhà:
- Người F0 hội đủ các điều kiện sau: không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không
có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút), dưới 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai,
không béo phì.
- Người F0 có khả năng tự chăm sóc:
Có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần
áo, vệ sinh...); Có máy đo SpO2 cá nhân để theo
dõi SpO2 thường xuyên liên tục; Có khả năng
liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp
cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần
phải có người hỗ trợ chăm sóc.
- Điều kiện cơ sở vật chất: Có phòng
riêng dành cho người F0, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ
sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số
điện thoại của Tổ phản ứng nhanh quận, huyện để liên hệ khi cần
thiết. Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết; có thùng rác cá nhân có
nắp và túi rác đi kèm. Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay
và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu
trang y tế, nhiệt kế.
3. Các hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho người F0 cách ly tại nhà
Hoạt động 1: Xác định và lập danh
sách người F0 cách ly tại nhà trên địa bàn
- Truy xuất và quản lý danh sách người
F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quận, huyện, phường,
xã bằng chức năng “người cách ly” trên phần mềm “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”.
- Quản lý cả những
người tự khai báo là F0 (qua ứng dụng “khai báo y tế điện tử”, gọi điện thoại
trực tiếp đến cơ sở y tế,...) do tự làm xét nghiệm và những
người có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa được khám tầm soát qua báo cáo của Tổ
COVID-19 cộng đồng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn người F0 tự
chăm sóc sức khỏe tại nhà
- Mang khẩu trang thường xuyên, trừ
khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một
ngày hoặc khi cần, sát khuẩn tay bằng cồn trước khi loại bỏ
khẩu trang.
- Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như
mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo...
- Đo thân nhiệt, SpO2
(nếu có) tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Khai báo y tế mỗi
ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng
“Khai báo y tế điện tử” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe (nhịp thở, thân nhiệt, SpO2).
- Ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở
ít nhất 15 phút mỗi ngày.
- Có số điện thoại của nhân viên y tế
để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (tổng đài “1022”, số
điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã,
thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức).
- Tất cả thành
viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần
mềm “khai báo y tế điện tử” mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.
Hoạt động 3: Khám bệnh và theo dõi
sức khỏe
- Đội y tế lưu động (thuộc Trạm Y tế)
hoặc Tổ phản ứng nhanh đến thăm khám tại nhà, ưu tiên các
trường hợp F0 có triệu chứng qua khai báo y tế hoặc các trường hợp nghi
ngờ F0 thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn (người già neo đơn,
người có bệnh lý tâm thần,...) để kịp thời
đưa đến các cơ sở thu dung điều trị.
- Căn cứ kết quả khai báo y tế điện tử
mỗi ngày, Trạm Y tế lập phiếu theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 cách ly tại
nhà, chọn các trường hợp F0 có triệu chứng để gọi điện thoại/nhắn
tin thăm hỏi và sàng lọc các triệu chứng nguy cơ, kịp
thời thông tin cho tổ phản ứng nhanh của phường,
xã, quận, huyện đến vận chuyển người bệnh tới các bệnh viện quận, huyện để
điều trị.
Hoạt động 4: Hướng dẫn sử dụng toa
thuốc điều trị tại nhà
- Các thuốc điều trị tại nhà bao gồm:
thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các
thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm corticoid và kháng
đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.
- Chỉ định sử dụng
thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người
bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc
nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) VÀ chưa liên hệ được nhân viên y tế để được
hướng dẫn, hỗ trợ.
a. Thuốc kháng viêm corticoid, có
thể sử dụng một trong các loại thuốc sau
- Dexamethasone
+ Liều lượng: người lớn: 6 mg/lần/ngày,
uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể
sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:
- Prednisolone
+ Liều lượng: người lớn: 40 mg/lần/ngày,
uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
- Hoặc: Methylprednisolone
+ Liều lượng: người lớn: 16 mg/lần, uống
2 lần/ngày cách 12 giờ, uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).
Lưu ý:
+ Người có bệnh dạ dày cần uống kèm
thuốc dạ dày.
+ Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng
tối đa là 07 ngày.
b. Thuốc kháng đông dạng uống, có thể
sử dụng một trong các loại thuốc sau (*):
- Rivaroxaban
+ Liều lượng: 10mg,
uống 1 lần/ngày.
- Hoặc: Apixaban
+ Liều lượng: 2,5mg, uống 02 lần/ngày.
- Hoặc: Dabigatran
+ Liều lượng: 220mg, uống 1 lần/ngày.
Lưu ý:
+ Thời gian sử dụng tối đa 07 ngày.
+ Chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi
và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80
+ Chống chỉ định: phụ nữ có thai và
cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết
tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.
+ Khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu
xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu
hóa...).
Hoạt động 5: Xét nghiệm cho người
F0 cách ly tại nhà
- Lấy mẫu xét
nghiệm tại nhà (test nhanh hoặc PCR) cho người F0 vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.
- Hướng dẫn cho người chăm sóc hoặc
người ở cùng nhà với người F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 đến cơ sở y
tế để làm xét nghiệm tầm soát.
Hoạt động 6: Tư vấn sức khỏe và hỗ
trợ cấp cứu cho người F0 cách ly tại nhà
- Khi có một trong các triệu chứng
như sốt trên 38°C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị,
đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân
viên y tế qua tổng đài “1022” (bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số “4” để được tư vấn từ “Thầy thuốc
đồng hành”).
- Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó
thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95%
(nếu có dụng cụ do SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay
tổng đài “115” hoặc số điện thoại của Tổ phản
ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận
chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.
- Thành lập các “Trạm đo SpO2
và thở oxy” tại các khu phố và tổ dân phố để hỗ trợ cho người F0 thở oxy trong khi chờ Tổ phản ứng
nhanh tới hỗ trợ.
(*) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
COVID-19 do chủng vi
rút mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế (theo quyết định số 3416/QD-BYT ngày 14/7/2021)
có khuyến cáo sử dụng thuốc khánh đông heparin tiêm
dưới da cho những trường hợp có độ nặng từ trung bình trở lên. Thuốc kháng vi rút (Molnupiravir) và các thuốc kháng
đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban,
Dabigatran) hiện đang được nghiên cứu thử
nghiệm đánh giá hiệu quả
điều trị COVID-19. Trong hoàn cảnh dịch bệnh đang bùng
phát với nhiều trường hợp chuyển nặng tại nhà như
hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng các thuốc này theo hướng dẫn
như trên nhằm hạn chế tỷ lệ chuyển nặng tại nhà. Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tăng cường nghiên cứu
ứng dụng các thuốc này trong điều trị COVID-19 nhằm đóng góp vào kho dữ liệu khoa học của Ngành, làm căn cứ để
kiến nghị Hội đồng chuyên môn
Bộ Y tế bổ sung vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
COVID-19 trong thời gian tới.
HƯỚNG DẪN TOA THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ
(DÀNH CHO NGƯỜI LỚN)
1. Molnupiravir 400mg
Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều
01 viên, uống 05 ngày liên tục.
2. Paracetamol 500mg
Uống 01 viên khi sốt trên 38°C, có thể
lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
3. Các loại vitamin (đa sinh tố,
vitamin C)
Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều
01 viên.
Nếu Ông/Bà có cảm giác khó thở
hoặc đo SpO2 dưới 95% nhưng chưa
liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ,
Ông/Bà có thể uống thêm các thuốc sau:
4. Dexamethasone 0,5mg
Uống ngày 01 lần: sáng 12 viên sau
khi ăn (tương đương 06 mg/ngày).
HOẶC
Methylprednisolone 16mg
Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều
01 viên sau khi ăn.
HOẶC
Prednisolone 5mg
Uống ngày 01 lần: sáng 08 viên sau
khi ăn (tương đương 40 mg/ngày).
5. Rivaroxaban 10mg
Uống ngày 01 lần: sáng 01 viên.
HOẶC
Apixaban 2,5 mg
Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều
01 viên.
HOẶC
Dabigatran 110 mg
Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều
01 viên.
Lưu ý:
- Toa thuốc này chỉ sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.
- Thuốc số 1 là thuốc có kiểm
soát, được cung cấp theo chương trình của Bộ Y tế.
- Riêng thuốc số 4 và thuốc số 5 KHÔNG sử dụng trong các
trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ
đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh sau: viêm loét dạ dày tá
tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường
tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu.
- Đối với
người bệnh đang điều trị bệnh lý nền cần tham khảo ý
kiến bác sĩ trước khi sử dụng toa thuốc này.