BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5323/BGDĐT-GDMN
V/v
Hướng dẫn báo cáo tình hình GDMN năm học 2014 – 2015
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 9
năm 2014
|
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh,
thành phố
Thực hiện Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời
gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên;
Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục
Mầm non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên và Giáo dục Chuyên nghiệp
năm học 2014-2015;
Căn cứ công văn số 4318/BGDĐT- GDMN ngày 14/8/2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm
học 2014-2015,
Vụ Giáo dục Mầm non hướng dẫn sở giáo dục và đạo tạo các
tỉnh, thành phố báo cáo định kỳ như sau:
1. Xây dựng báo cáo và thống kê số liệu theo Đề cương báo
cáo và Biểu mẫu kèm theo công văn này (Thời điểm báo cáo: đầu năm học tính đến
tháng 10/2014; cuối năm học tính đến tháng 5/2015).
2. Thời điểm nộp báo cáo
- Báo cáo đầu năm học: trước
ngày 30/10/2014.
- Báo cáo tổng kết năm học: trước ngày
30/6/2015.
3. Hình thức gửi báo cáo
Các sở giáo dục và đào tạo gửi báo cáo và biểu thống kê 2 kỳ
trong năm học về Vụ Giáo dục Mầm non qua 2 hệ thống thông tin:
- Theo đường công văn (có
đầy đủ chữ ký, dấu của sở, số công văn theo đúng quy định thể thức văn bản) gửi
về: Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo - số 49 - Đại Cồ Việt - quận
Hai Bà Trưng - Hà Nội;
- Theo đường thư điện tử: gửi về các
hộp thư sau:
Vugdmn@moet.edu.vn;
htdinh@moet.edu.vn;
hnhien@moet.edu.vn;
hcdung@moet.edu.vn.
4. Một số lưu ý
- Số liệu thống kê tính cả số liệu của các trường mầm
non thuộc Ban Phụ nữ Quân đội trên địa bàn và phải lấy số liệu thống nhất với
số liệu của Sở báo cáo về Vụ Kế hoạch-Tài chính.
- Nếu địa phương nào gửi báo cáo về Vụ Giáo dục Mầm non sau
ngày qui định của mỗi kỳ báo cáo trên thì Vụ sẽ không chịu trách nhiệm tổng hợp
số liệu và báo cáo của địa phương đó.
- Báo cáo viết ngắn gọn, đủ thông tin, đánh giá kết quả nổi
bật đã đạt được của đơn vị (không nhắc lại những kết quả đã đạt của năm học
trước); chỉ nêu số liệu có tính chất phân tích và so sánh.
- Trình bày báo cáo đúng thể thức văn bản, sử dụng phần mềm UniKey
font chữ Times New Roman.
- Phần thống kê số liệu thực hiện theo chương trình Excel.
Đề nghị làm đúng hướng dẫn ở Biểu mẫu, để tập hợp số liệu được chính xác, những số liệu bằng không thì điền số
0).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi mẫu thống
kê cho 63 tỉnh/thành phố qua Website của Bộ GD&ĐT và Email: phonggdmn.so@moet.edu.vn,
đề nghị các sở giáo dục và đào tạo tải Hướng dẫn và Biểu mẫu thống kê qua
địa chỉ này.
Mọi chi tiết, đề nghị liên hệ qua số
máy: 043.868.4762 Hoàng Thị Dinh (DĐ 0978.254.567), Hoàng Công Dụng (DĐ
0932.379.079), Hoàng Ngọc Hiển (DĐ 0976.333.789).
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr. Nguyễn Thị Nghĩa (để b/c);
- Lưu VT, Vụ GDMN.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC MẦM NON
Nguyễn Bá Minh
|
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIÁO
DỤC MẦM NON ĐẦU NĂM VÀ CUỐI NĂM HỌC 2014 – 2015
(Kèm theo công văn số: 5323/BGDĐT-GDMN ngày 29/9/2014 của Bộ GD&ĐT)
Phần I. kết quả đạt được
I.
Công tác tham mưu và xây dựng văn bản chỉ đạo của địa phương để thực hiện sự
chỉ đạo của Trung ương về phát triển giáo dục mầm non (ghi rõ các văn bản của
địa phương).
II. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
- Thực hiện việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-
Những hoạt động nổi bật và kết quả đã đạt được của các cuộc vận động do Bộ phát
động, nhấn mạnh những tấm gương tiêu biểu của CBQL, giáo viên vượt khó khăn, có
sáng kiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ; những vụ, việc vi phạm
quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo đã được giải quyết xử lý.
- Tiếp tục thực hiện các phong trào
thi đua của đơn vị, những sáng kiến trong chỉ đạo và thực hiện của địa phương,
xây dựng các tiêu chí ứng xử thân thiện phù hợp với thực tiễn, văn hóa của địa
phương và triển khai thực hiện.
III.
Quy mô phát triển GDMN và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- Quy mô phát triển: Số lượng
trường, lớp, số trẻ đến trường (tăng, giảm). Nguyên nhân tăng, giảm so với cùng
kỳ năm học trước.
- Số lớp mẫu giáo 5 tuổi và số trẻ 5
tuổi đến trường (tăng, giảm so với cùng kỳ năm học trước, nguyên nhân).
- Công tác
triển khai thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của địa phương
IV. Chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ
1. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc
bảo vệ sức khỏe
- Việc đảm bảo an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, công tác y tế trường học;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng (tăng, giảm..)
- Các biện pháp đã triển khai để làm
tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ (tổ chức ăn bán
trú, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tăng/giảm so
với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân...)
2. Công tác giáo dục
- Tình hình triển khai chương trình
GDMN, triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (PTTENT), tổ
chức học 2 buổi/ngày (tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân)…..
Điểm mạnh và những hạn chế của cơ sở
trong thực hiện chương trình GDMN và thực hiện Bộ chuẩn PTTENT (nội dung,
phương pháp, đầu tư cơ sở vật chất và môi trường học tập, mở lớp tập huấn, hội
thảo, tham quan học tập, tài liệu hỗ trợ chuyên môn...);
- Công tác cho trẻ làm quen với
ngoại ngữ: tình hình thực hiện, kiến nghị, đề xuất.
- Triển khai chuyên đề “Nâng cao
chất lượng giáo dục phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non”.
+ Công tác quản lý, chỉ đạo thực
hiện chuyên đề tại địa phương hiện nay.
+ Công tác xây dựng điểm mô hình
thực hiện chuyên đề.
+ Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, việc xây dựng môi trường GDPTVĐ cho trẻ
trong trường mầm non.
+ Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên về việc thực hiện chuyên đề.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội
thi về chuyên đề.
+ Công tác tuyên truyền (nội dung,
hình thức, kết quả).
+ Sơ kết đánh giá sau 2 năm thực
hiện chuyên đề (báo cáo tổng kết cuối năm học): kết quả đạt được, những khó
khăn, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và kiến nghị đề xuất.
3. Kết quả triển khai một số nội
dung: giáo dục an toàn giao thông (GDATGT), giáo dục bảo vệ môi trường
(GDBVMT); giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (TKNLHQ) và ứng dụng
công nghệ thông tin (UDCNTT); giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
chống thiên tai trong trường mầm non; giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo vào Chương trình GD mẫu giáo.
V. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL và giáo viên
- Đánh giá công tác tham mưu xây dựng
và thực hiện chính sách cho GVMN. Tỷ lệ giáo viên trong biên chế nhà nước, hợp
đồng lao động; lương giáo viên hợp đồng lao động; tỷ lệ giáo viên/nhóm lớp nhà
trẻ, mẫu giáo, mẫu giáo 5 tuổi.
- Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên (công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GVMN theo 10 mô-đun ưu
tiên và các nội dung bồi dưỡng khác của địa phương).
VI. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh
phí cho GDMN
- Công tác tham mưu quy hoạch đất để
xây dựng trường, lớp của địa phương.
- Các công trình xây dựng (tính đến
thời điểm báo cáo).
- Công tác quản lý mua sắm, bảo quản
và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia, số trường được công nhận mới (tính từ báo cáo tổng kết năm học trước đến thời điểm báo cáo).
VII. Thực hiện công bằng trong giáo dục
mầm non
- Thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, thực hiện
hướng dẫn của Bộ về việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và chuyển giao hồ
sơ trẻ khuyết tật khi chuyển lớp, chuyển trường. Các giải pháp của địa phương
về chế độ cho giáo viên, cơ chế phối hợp với các ban, ngành khi thực hiện nhiệm
vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trong các loại hình trường,
lớp. Công tác chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em DTTS, công tác triển khai hướng
dẫn, thực hiện tài liệu chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS; các biện pháp tăng
cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS; những khó khăn, hạn chế.
- Các chính sách hỗ trợ cho trẻ để thực hiện công bằng trong
giáo dục.
VIII. Công tác
tuyên truyền; xã hội hóa giáo dục; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc
cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non
- Những nội dung chính đã thực hiện,
kết quả đạt được về nhận thức, hành động, sự phối hợp với các ban ngành và
tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng...
- Các biện pháp sáng tạo của địa
phương.
IX. Công tác quản
lý
- Quản lý, chỉ đạo thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, đặc biệt về quản lý giáo dục mầm
non ngoài công lập.
- Thực hiện 3 công khai đối với cơ
sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo Thông tư số
09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và
cải cách thủ tục hành chính trong GDMN.
- Công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài
công lập.
- Các dự án địa phương đã và đang
thực hiện, kết quả quản lý và phát huy hiệu quả các dự án.
Phần II. Đánh giá chung
I. Tóm tắt kết
quả nổi bật so với cùng kỳ trước
II. Những khó
khăn, hạn chế
1. Nêu cụ thể những vấn đề còn gặp
khó khăn, vướng mắc của đơn vị.
2. Nêu rõ nguyên nhân của khó khăn,
hạn chế ở từng nội dung.
3. Những giải pháp sẽ thực hiện trong
thời gian tiếp theo.
III. Kiến nghị,
đề xuất với Bộ GD&ĐT
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|