Công văn 4760/LĐTBXH-VPQGGN năm 2019 về hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 4760/LĐTBXH-VPQGGN
Ngày ban hành 08/11/2019
Ngày có hiệu lực 08/11/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Văn Thanh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4760/LĐTBXH-VPQGGN
V/v hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn CTMTQG Giảm nghèo bền vững năm 2020

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện thông báo vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 6879/BKHĐT-TCTT ngày 20/9/2019), Bộ Tài chính (Công văn số 7779/BTC-NSNN ngày 08/7/2019), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 4120/LĐTBXH-VPQGGN ngày 23/9/2019 và Công văn số 4350/LĐTBXH-VPQGGN ngày 11/10/2019 về việc xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hp giao kế hoạch vốn năm 2020 cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn của các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 từ nguồn ngân sách trung ương, cụ thể như sau:

I. Nguyên tắc phân bổ kinh phí

1. Kinh phí bố trí để thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 nhằm tác động thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo được Quốc hội, Chính phủ thông qua.

2. Bố trí kinh phí tập trung, không dàn trải, ưu tiên cho những địa bàn tỷ lệ nghèo cao nhất, các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, riêng tỉnh Quảng Nam bố trí kinh phí Dự án 2 (Chương trình 135). Trung ương hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết s30a/2008/NQ-CP và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định được phê duyệt của cấp có thẩm quyền vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng.

3. Việc bố trí kinh phí phải phát huy được tính chủ động của địa phương, huy động được các nguồn lực tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

II. Tiêu chí, định mức phân bổ

1. Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

2. Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

III. Phạm vi và đối tượng phân bổ

1. Dự án 1: Chương trình 30a

1.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư cho 56 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay còn 56 huyện nghèo); 08 huyện thoát nghèo; 29 huyện nghèo bổ sung giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Quyết định số 275/QĐ-TTg), cụ th:

- Cấp mới kinh phí năm 2020 cho 56 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và 29 huyện nghèo bổ sung giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2017, với định mức:

+ Tổng vốn đầu tư cho một huyện nghèo theo Nghị quyết 30a = A x X

+ Tổng vốn đầu tư cho một huyện hưởng cơ chế 70% các huyện theo Nghị quyết 30a = 70% x A x X

Trong đó:

A: Định mức bình quân cho một huyện là 37.935,5 triệu đồng.

X: Tổng các hệ số theo 04 nhóm tiêu chí (hệ số theo dân số + hệ số theo dân tộc thiểu số + hệ số theo tỷ lệ hộ nghèo + hệ số theo quy mô hộ nghèo + hệ số theo diện tích đất tự nhiên + hệ số theo số đơn vị hành chính + hệ số theo số xã biên giới).

- Cấp bù 16% kinh phí còn thiếu năm 2019 cho 56 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và 29 huyện nghèo bổ sung giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2017 theo định mức bình quân cho một huyện nghèo được quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 cho giai đoạn 2018-2020 theo định mức bình quân cho một huyện là 37.935,5 triệu đồng.

- Đối với 8 huyện thoát nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/2018 được giao vốn theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho hai năm 2019 và năm 2020 được tính theo tiêu chí như các huyện nghèo.

b) Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp duy tu bảo dưỡng bằng 6,3% vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo tổng vốn duy tu được phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg, vốn duy tu bảo dưỡng giai đoạn 2018-2020 bằng 4,8% vốn đầu tư phát triển (do đã giao vượt định mức vốn duy tu bảo dưỡng năm 2016 và năm 2017). Riêng 08 huyện thoát nghèo không được bố trí vốn duy tu bảo dưỡng.

1.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Hỗ trợ kinh phí cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1421/QĐ-TTg ngày 25/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2018- 2020 theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 và Quyết định 1421/QĐ-TTg ngày 25/10/2018), cụ thể:

- Cấp mới vốn đầu tư phát triển năm 2020 cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 theo danh sách được quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 và Quyết định số 1421/QĐ-TTg ngày 25/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, với định mức 1.213 triệu đồng/xã/năm.

- Cấp bù vốn đầu tư phát triển cho 03 xã còn thiếu1 theo kế hoạch năm 2019, với định mức 1.213 triệu đồng/xã/năm.

Định mức phân bổ cho các xã là 01 tỷ đồng/xã/năm (trong quá trình thực hiện, tùy thuộc vào khả năng cân đi ngân sách trung ương, tăng định mức phân bổ vn đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven bin và hải đảo cho phù hợp) theo quy định tại Quyết định s48/2016/QĐ-TTg. Tuy nhiên, đến thời điểm điều chỉnh trung hạn theo Nghị quyết s 71/2018/QH14 về điều chỉnh kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số Quyết định s 1896/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các Bộ, ngành và địa phương, danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven bin và hải đảo giai đoạn 2016-2020 có 19/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (17 xã đạt chuẩn nông thôn mới2, 02 xã công nhận lên phường3) nên nguồn vn năm 2019 và năm 2020 của 19 xã này sẽ được tập trung đầu tư cho các xã còn lại. Do đó định mức phân b cho các xã này cũng tăng lên, cụ thể năm 2019 và năm 2020 là 1.213 triệu đồng/xã/năm.

[...]