Công văn 412/BKHĐT-TCTT năm 2020 về tổng kết, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 412/BKHĐT-TCTT
Ngày ban hành 20/01/2020
Ngày có hiệu lực 20/01/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Trần Quốc Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 412/BKHĐT-TCTT
v/v tổng kết, đánh giá thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2020

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tiếp theo văn bản số 5743/BKHĐT-TH ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện kế hoạch tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 như sau:

1. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và đề xuất chương trình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 theo phụ lục Đề cương Báo cáo kèm công văn này.[1]

2. Đánh giá các cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cơ chế quản lý, điều hành cho giai đoạn 2021-2025.

3. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên Hệ thống quản lý đầu tư công và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chủ chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ trì dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 15 tháng 4 năm 2020.[2]

Để kịp thời gian tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các nội dung nêu trên theo đúng thời hạn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Vương Đình Huệ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan Trung ương: TC, NN&PTNT, LĐTBXH, TTTT, UBDT;
- Các Vụ: LĐVX, KTNN, KTĐPLT, THKTQD;
- Trung tâm tin học Bộ;
- Lưu: VT, TCTT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

Phụ lục

 

ĐỀ CƯƠNG

ÁP DỤNG CHO CƠ QUAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Phụ lục kèm theo văn bản số 412/BKHĐT-TCTT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

- Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo các cấp.

- Đánh giá mô hình tổ chức hoạt động Ban Chỉ đạo tại địa phương; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện từng chương trình.

2. Khung khổ pháp luật quản lý, điều hành và văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kết quả ban hành văn bản quản lý, điều hành cấp địa phương theo quy định tại Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong áp dụng các chính sách quản lý, điều hành đã ban hành đối với nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện từng chương trình (bao gồm: (i) cơ chế quản lý, điều hành chung; các quy định về: quản lý đầu tư, quản lý sử dụng kinh phí từng chương trình; các quy định riêng về điều hành thực hiện từng chương trình do Trung ương ban hành; (ii) hiệu quả các chính sách đặc thù do địa phương xây dựng).

3. Công tác truyền thông, thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kết quả thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Đánh giá hiệu quả của các phong trào thi đua đối với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, trong đó cần nêu bật những giải pháp nâng cao chất lượng công tác truyền thông, thông tin về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã thực hiện tại địa phương. Đánh giá hiệu quả công tác truyền thông, thông tin đối với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn (làm rõ thuận lợi, khó khăn đối với chính sách đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo hiện tại).

[...]