Công văn 4270/BVHTTDL-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 4270/BVHTTDL-VP
Ngày ban hành 02/10/2024
Ngày có hiệu lực 02/10/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4270/BVHTTDL-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh gửi tới sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024 với nội dung kiến nghị như sau:

Đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):

1. Về giải thích từ ngữ (Điều 3)

- Tại khoản 22 và khoản 23, đề nghị quy định giải thích rõ hoạt động “sửa chữa thường xuyên”, “tôn tạo” được thực hiện đối với di tích và danh lam thắng cảnh, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và thống nhất với khoản 24 Điều này quy định hoạt động tu bổ (trong đó có tôn tạo) áp dụng đối với cả di tích và danh lam thắng cảnh.

- Tại khoản 25, quy định: “Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa mà không phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc hoặc là hoạt động chống đỡ, gia cố, gia cường tạm thời để ngăn chặn di tích, di tích thuộc danh mục kiểm kê di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại”. Thực tế, nếu tu sửa di tích mà “không phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc hoặc là hoạt động chống đỡ, gia cố, gia cường tạm thời” thì không đúng với tính chất tu sửa cấp thiết. Do đó, đề nghị sửa thành: “Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa mang tính cấp bách nhằm ngăn ngừa di tích thuộc danh mục kiểm kê di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại”.

- Đề nghị bổ sung giải thích các khái niệm: “Đối tượng kiểm kê di tích”, “địa điểm khảo cổ”, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.

2. Về sở hữu di sản văn hóa (Điều 4)

Cần quy định rõ hình thức sở hữu riêng, sở hữu chung về di sản văn hóa và quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa. Đồng thời quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu đối với di sản văn hóa phát sinh giữa cá nhân, tổ chức nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của cộng đồng, người dân đối với di sản văn hóa.

3. Về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể (Điều 9)

Công ước 2003 của UNESCO phân loại di sản văn hóa phi vật thể thành 5 loại hình/lĩnh vực, bao gồm: Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống.

Tuy nhiên, tại Điều 9 dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình/lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng. Đề nghị cân nhắc quy định phân loại này vì lễ hội truyền thống phải gắn chặt với tín ngưỡng, không thể bóc tách lễ hội truyền thống ra khỏi tín ngưỡng, độc lập với tín ngưỡng.

4. Về chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể (Điều 13)

Tại điểm d, khoản 1 quy định: “Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết”. Đề nghị quy định rõ mức được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng là bao nhiêu; đồng thời quy định chỉ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế, chi phí mai táng khi chết đối với những người không hưởng lương hưu (hoặc đã được hưởng chính sách khác).

Hiện nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 98/2022/NQ- NĐND ngày 16/12/2022 về một số chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, trong đó quy định hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng đối với Nghệ nhân Ưu tú, 1.500.000 đồng/người/tháng đối với Nghệ nhân Nhân dân; ngoài ra tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế, chi phí mai táng khi chết đối với đối tượng này. Vì vậy, đề nghị Luật cần quy định để ngoài chính sách chung thì tỉnh có thể ban hành chính sách riêng, tạo điều kiện cho các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú hoạt động, cống hiến.

5. Về cấp độ, tiêu chí xếp hạng và hình thức xếp hạng di tích (Điều 23)

Tại điểm b, khoản 3, đề nghị bổ sung nội dung quản lý đối với trường hợp di tích nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh trở lên hoặc 2 tỉnh cùng xếp hạng.

6. Về dự án đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích (Điều 27)

Cần quy định đẩy mạnh việc phân cấp, giảm bớt các thủ tục hành chính theo hướng chỉ nên quy định việc lấy ý kiến các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ 1, trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Còn khu vực bảo vệ 2 nên giao cho UBND tỉnh xem xét, quyết định và không phải xin ý kiến.

7. Về dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan văn hóa của di tích (Điều 28)

Đề nghị xem xét bổ sung quy định về khoảng cách tối thiểu của các công trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng tới di tích để làm cơ sở thẩm định, đánh giá tác động các công trình xây dựng, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

8. Về tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng (Điều 35)

Tại khoản 1 đề nghị thay cụm từ “phòng, chống các dấu hiệu từ nấm mốc, mối mọt, côn trùng, sinh vật gây hại” bằng cụm từ “các tác nhân gây hại đến di tích” thành:“Bảo quản định kỳ di tích là hoạt động kiểm tra, phát hiện, vệ sinh cơ học, các tác nhân gây hại đến di tích cấu kiện, thành phần kiến trúc, hiện vật, cảnh quan văn hóa của di tích nhằm bảo vệ di tích trước khi phải thực hiện tu sửa cấp thiết, sửa chữa thường xuyên di tích” vì ngoài nấm mốc, mối mọt, côn trùng, sinh vật gây hại đến di tích còn có các tác nhân khác.

9. Về giám định, điều kiện thực hiện giám định di vật, cổ vật và đăng ký di vật, cổ vật (Điều 39)

- Tại khoản 3 quy định: “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bảo tàng công lập được thực hiện giám định di vật, cổ vật khi đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định”. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 6 quy định: “Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này hoặc cơ sở kinh doanh giám định di vật, cổ vật quy định tại Điều 77 Luật này trước khi đăng ký”.

Như vậy, theo điểm b, khoản 6, ngoài hai chủ thể là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh còn quy định thêm “các cơ sở kinh doanh” cũng có thể thực hiện việc giám định nếu đáp ứng đủ điều kiện. Đề nghị sửa lại đảm bảo thống nhất.

- Đề nghị rà soát phạm vi hoạt động giám định di vật, cổ vật, đảm bảo thống nhất với Luật Giám định tư pháp năm 2012 về điều kiện tổ chức thực hiện giám định, chủ thể thực hiện giám định (cá nhân, tổ chức), chủ thể có thẩm quyền công nhận cá nhân giám định ...

10. Về tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng (Điều 68)

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ